Nội dung I. Bệnh tiểu đường cần ăn kiêng thế nào tốt? II. Những loại rau người tiểu đường không nên ăn |
I. Bệnh tiểu đường cần ăn kiêng thế nào tốt?
Chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân tiểu đường đều yêu cầu rất khắt khe. Tuy nhiên, người đái tháo đường không nên kiêng quá mức. Bởi một chế độ ăn quá nghiêm ngặt dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Người bệnh tiểu đường vẫn cần tuân theo một chế độ dinh dưỡng khoa học và lời khuyên của bác sĩ. Như vậy, người bệnh mới có đủ sức khỏe để duy trì năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Từ đó, kiểm soát đường huyết tốt, tránh nguy cơ gặp các biến chứng về tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu cao.
Mặt khác, bệnh nhân tiểu đường cần quan tâm đến chỉ số GI trong thực phẩm. Chỉ số GI thể hiện mức độ ảnh hưởng của thực phẩm đến lượng đường trong máu của bạn. Thường chỉ số GI được đánh giá từ thang điểm 1-100. Trong đó:
- GI dưới 55 được xem là có chỉ số đường huyết thấp: thể hiện các loại thực phẩm tiêu hóa chậm và làm lượng đường trong máu tăng từ từ.
- Chỉ số GI cao (từ 70-100) khi nạp thực phẩm này vào khiến lượng đường trong máu tăng nhanh sau ăn.
Dựa vào cơ sở trên, người bệnh có thể xây dựng cho mình bảng thực đơn an toàn. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường cần tuân theo nguyên tắc cơ bản:
- Hạn chế tinh bột.
- Hạn chế thực phẩm chứa đường.
- Tăng cường nguồn acid béo không bão hòa.
- Bổ sung nhiều chất xơ.
Thêm vào đó, việc chia nhỏ bữa ăn có tác dụng tránh tăng đường huyết sau ăn. Ngoài ra, việc chia nhỏ bữa ăn cũng giúp người bệnh đảm bảo cơ thể nhận đủ năng lượng và tăng đường huyết quá nhiều mỗi khi ăn xong. Ngoài ra, nếu người bệnh tiểu đường mắc các bệnh lý nền như gout thì nên tránh thực phẩm chứa nhiều purin, đồ ăn quá mặn hoặc các chất dầu mỡ.
II. Những loại rau người tiểu đường không nên ăn
1. Chuối
Chuối là loại quả có chỉ số GI trung bình nên đối với bệnh nhân tiểu đường không cần loại bỏ hoàn toàn loại quả này. Người bệnh vẫn có thể ăn loại quả này những với lượng ít. Ngoài ra, chuối xanh chứa hàm lượng đường thấp hơn chuối chín. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn chuối gần chín sẽ tốt với sức khỏe hơn.
2. Cam
Cam là loại quả chứa nhiều vitamin C, chất xơ. Ăn cam giúp tăng cường đề kháng và tốt cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, cam chứa rất nhiều đường. Do đó, người bệnh tiểu đường cần lưu ý bổ sung cam phù hợp với lượng tiêu thụ carb mỗi ngày.
3. Ngô
Ngô nằm trong danh sách loại rau củ có chỉ số GI cao và thuộc nhóm rau tinh bột. Ăn ngô có thể khiến lượng đường trong máu tăng và thuộc nhóm rau củ quả hạn chế sử dụng với bệnh nhân tiểu đường.
4. Khoai tây
Cũng như ngô, khoai tây có chỉ số GI cao và có hàm lượng tinh bột rất lớn. Dù khoai tây có được chế biến ở bất kỳ hình thức nào thì bệnh nhân tiểu đường không nên lạm dụng thực phẩm này vì có nguy cơ tăng đường huyết đột ngột.
5. Khoai lang
Cùng là họ khoai, khoai lang cũng là một loại củ hạn chế sử dụng với bệnh nhân tiểu đường. Hàm lượng glucose trong khoai lang rất cao cùng lượng tinh bột lớn không hề thích hợp với bệnh nhân tiểu đường.
6. Khoai từ, khoai mỡ
Khoai từ, khoai mỡ là những loại củ được mọc dưới đất chứa nhiều tinh bột. Khi ăn loại củ này sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy rất không tốt với bệnh nhân tiểu đường.
7. Củ dền
Củ dền là một loại rau củ quả chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, củ dền chứa hàm lượng đường tương đối cao. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần thận trọng khi sử dụng loại quả này.
III. Cách chọn các loại rau tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Để chọn rau tốt cho bệnh nhân tiểu đường, bạn cần chú ý và lựa chọn rau theo những tiêu chí dưới đây.
1. Rau có chỉ số GI thấp
Chỉ số GI trong chế độ ăn uống phản ánh cơ thể chúng ta hấp thụ đường từ thức ăn nhanh ra sao. Khi ăn các loại rau có chỉ số GI thấp sẽ ngăn ngừa sự gia tăng nhanh chóng của lượng đường trong máu. Trong khi đó, nếu ăn rau có chỉ số GI cao cơ thể sẽ hấp thu lượng đường trong máu nhanh hơn. Lựa chọn các loại rau có chỉ số GI thấp sẽ giúp người tiểu đường có một chế độ ăn lành mạnh.
Các loại rau có chỉ số GI an toàn với bệnh nhân tiểu đường: cải bắp, măng tây, bông cải xanh, súp lơ trắng, đậu xanh, rau diếp, cà tím, rau bina, rau cần tây, ...
2. Rau chứa hàm lượng nitrat cao
Nitrat là một loại chất hóa học được tìm thấy trong một số loại rau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, ăn thực phẩm tự nhiên giàu nitrat có tác dụng giảm đường huyết và cải thiện sức khỏe tim mạch cho người bệnh. Người tiểu đường nên lựa chọn các loại rau có chứa nitrat tự nhiên, không nên chọn rau được cho thêm nitrat trong quá trình chế biến.
Các loại rau giàu nitrat có thể kể đến như rau diếp cá, cần tây,...
3. Rau cung cấp protein thiết yếu
Protein là nhóm chất thiết yếu giúp cơ thể khỏe mạnh. Nạp protein thiết yếu giúp người tiểu đường cải thiện đường huyết, duy trì khối cơ, tạo cảm giác no lâu hơn.
Rau giàu protein như: rau bina, măng ây, mù tạt xanh, súp lơ trắng, bông cải xanh, ...
4. Rau giàu chất xơ
Bổ sung chất xơ có thể giúp cơ thể điều chỉnh được lượng đường. Chất xơ có tác dụng làm ổn định cholesterol trong máu và giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả.
Một số loại rau giàu chất xơ như: củ cải, cà rốt, bông cải xanh, cải bắp, đậu hà lan, bơ,...
5. Rau không chứa tinh bột
Tinh bột là một trong những chất cần hạn chế với người bị tiểu đường. Chọn rau không chứa tinh bột hoặc hàm lượng tinh bột thấp sẽ giúp người tiểu đường không còn lo ngại đến tình trạng ăn rau làm tăng lượng đường trong máu.
Các loại rau không chứa tinh bột: hoa atiso, măng tây, bông cải xanh, ...
IV. Gợi ý cách ăn uống tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Không như nhiều người tưởng tượng, chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường dù rất nghiêm ngặt nhưng cần đa dạng thực phẩm. Trong chế độ ăn hàng ngày của người tiểu đường cần đảm bảo đủ các nhóm chất tinh bột, chất xơ, đạm, béo, vitamin, khoáng chất…
Theo tình hình chung, các bệnh nhân tiểu đường sẽ được thăm khám bác sĩ. Từ đó, bác sĩ tư vấn cho một chế độ ăn cơ bản để thích hợp với thể trạng từng người.
Bữa ăn của người tiểu đường cần có sự kiểm soát chặt chẽ về lượng tinh bột, lượng đường. Nếu chưa đủ no, người bệnh có thể chuẩn bị thêm bữa phụ. Giờ giấc ăn uống của bệnh nhân tiểu đường cũng cần đảm bảo. Sau khi ăn từ 1-2 giờ, người bệnh tiến hành đo chỉ số đường huyết. Nếu chỉ số ở mức 90 ml/dl đến dưới 180mg/dl là tốt.
Trong quá trình chế biến món ăn cho bệnh nhân tiểu đường, chúng ta cần tránh các món như hầm, xay nguyễn. Các món ăn này khiến quá trình hấp thụ dinh dưỡng rất nhanh, dẫn đến tình trạng lượng đường trong máu tăng khó kiểm soát. Đồng thời, việc ăn nhạt, ít gia vị cũng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường.
Lời kết: Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho người đọc những loại rau người tiểu đường không nên ăn. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình được tốt hơn. Chúc các bạn thành công.
>>>Cùng theo dõi trang tin tức của Mason để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích nhé.