Nội dung

I. Bệnh tiểu đường là gì?

II. Phân loại bệnh tiểu đường

III. Nguyên nhân tiểu đường rất thường gặp

IV. Triệu chứng bệnh tiểu đường dễ phát hiện

V. Cách chữa bệnh tiểu đường

VI. Cách phòng bệnh tiểu đường

VII. Sản phẩm Mason kiểm soát đường huyết tốt

I. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay bệnh đái tháo đường) là một bệnh lý do rối loạn chuyển hóa glucose, khiến đường huyết tăng cao và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. 

Đối với người khỏe mạnh, glucose sẽ được cơ thể hấp thụ và chuyển hóa và đưa đến máu. Sau đó, máu trong cơ thể của chúng ta sẽ hấp thụ glucose và đưa đến các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào muốn sử dụng được nguồn nguyên liệu này cần có sự hỗ trợ của hormone insulin được sản xuất bởi tuyến tụy. Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thụ vào tế bào và giảm nồng độ glucose có trong máu.

Khi có bất kỳ yếu tố nào tác động khiến tế bào không nhận được glucose trong máu khiến lượng đường trong máu tăng và dẫn đến tình trạng bệnh tiểu đường.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ y tế 2019, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người trưởng thành là 5,4% tăng gấp đôi so với số liệu năm 2010. Trong những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường ở Việt Nam cũng đang tăng nhanh. Do đó, nắm được nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là một trong những phương pháp chúng ta có thể phòng bệnh được hiệu quả.

II. Phân loại bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một căn bệnh nội tiết ẩn chứa rất nhiều những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, tiểu đường được chia làm 2 loại chính là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2.

1. Tiểu đường loại 1

Nguyên nhân tiểu đường loại 1

Hiểu đơn giản, tiểu đường loại 1 là một một loại bệnh tiểu đường do hệ miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, đóng vai trò trong việc sản xuất insulin. Khi các tế bào beta trong tuyến tụy bị tổn thương, cơ thể sẽ không còn sản xuất đủ insulin để kiểm soát đường huyết. Vì vậy, người bệnh loại 1 cần phải tiêm insulin để bù đắp lượng insulin bị thiếu hụt.

Phần lớn tiểu đường loại 1 xảy ra ở trẻ em, chiếm khoảng 5-10% tỷ lệ người mắc tiểu đường. Tiểu đường loại 1 nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Tiểu đường loại 2

Nguyên nhân tiểu đường loại 2

Tiểu đường loại 2 xảy ra khi tuyến tụy sản xuất insulin nhưng cơ thể không sử dụng hoặc không đủ insulin để sử dụng. Vì vậy, dẫn đến tình trạng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Thể bệnh này xảy ra ở người trưởng thành và người lớn tuổi, thường được phát hiện khi tình trạng bệnh đã trở nặng. Vì vậy, gây rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.

Ngoài tiểu đường loại 1 và loại 2 còn một dạng tiểu đường thường xảy ra ở phụ nữ mang thai được biết đến là tiểu đường thai kỳ. Sự thay đổi nội tiết ở phụ nữ mang thai sẽ tác động đến vai trò của insulin với bà bầu và gây nên tiểu đường thai kỳ.

III. Nguyên nhân tiểu đường rất thường gặp

Nguyên nhân tiểu đường

Nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường là do tuyến tụy không tạo ra đủ lượng hormone insulin. Hoặc hormone insulin không được sử dụng tốt để chuyển đổi đường trong máu thành năng lượng cho cơ thể sử dụng. Và tình trạng trên diễn ra khi bị ảnh hưởng một trong số những yếu tố dưới đây.

  • Di truyền: tiểu đường  theo di truyền là khi bệnh di truyền được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau thông qua các gen, ảnh hưởng đến sự kiểm soát đường huyết hoặc quá trình sản xuất insulin trong cơ thể. Vì vậy, nếu gia đình bạn có nhiều thành viên bị mặc tiểu đường thì nguy cơ bạn dễ mắc căn bệnh này rất cao.
  • Lối sống: một lối sống không lành mạnh từ việc chế độ ăn uống không tốt, lười vận động, stress thường xuyên sẽ khiến gia tăng lượng đường trong máu không kiểm soát và gây nên tiểu đường.
  • Béo phì: khi cơ thể chúng ta tích trữ quá nhiều mỡ xung quanh bụng và các cơ quan khác sẽ cản trở việc dùng insulin, kháng insulin. Do đó dễ khiến bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc khiến bệnh tiểu đường trở lên trầm trọng hơn.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý theo chức năng như bệnh tuyến giáp hoặc bệnh cườm giảm đường huyết là nguyên nhân của tiểu đường.
  • Tuổi tác và giới tính: Người trưởng thành, đặc biệt là người trên 45 tuổi, và phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn nam giới.
  • Tác động của thuốc: Một số thuốc như corticosteroids, có thể gây ra tăng đường huyết hoặc làm giảm sự tiết insulin, từ đó gây ra tiểu đường.
  • Bệnh tắc nghẽn động mạch: Nếu các động mạch hẹp, đường huyết không được điều chỉnh và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

IV. Triệu chứng bệnh tiểu đường dễ phát hiện

Nguyên nhân tiểu đường

  • Thèm ăn và khát nước tăng: Khi mức đường huyết tăng, cơ thể sẽ cố gắng thải nước ra ngoài để giảm nồng độ đường trong máu. Điều này có thể dẫn đến cảm giác khát nước và thèm ăn nhiều hơn.
  • Đi tiểu nhiều: Cơ thể cố gắng loại bỏ lượng đường thừa qua nước tiểu, do đó, người bị tiểu đường thường xuyên đi tiểu nhiều hơn một cách bất thường, đặc biệt là ban đêm.
  • Mệt mỏi: Do cơ thể không hấp thụ được lượng đường cần thiết để tạo năng lượng. Do đó, người tiểu đường luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và thiếu năng lượng.
  • Cân nặng thất thường: Nếu trong một thời gian ngắn mà cơ thể của bạn có sự thay đổi thấy thường về cân nặng (tăng cân, giảm cân) thì đó cũng có thể là biểu hiện tiêu biểu của bệnh tiểu đường.
  • Rối loạn thị giác: Một số người bị tiểu đường có thể trải qua các vấn đề về thị giác, bao gồm mờ mắt hoặc thay đổi thị lực.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Người bị tiểu đường có nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng đường tiết niệu, bao gồm bệnh viêm bàng quang và viêm thận.
  • Chậm lành vết thương: bệnh nhân tiểu đường có khả năng lưu thông máu kém, hạn chế khả năng sản xuất collagen, ... Vì vậy, vùng da bị tổn thương cũng lành lâu hơn so với người khỏe mạnh.

V. Cách chữa bệnh tiểu đường

Khi bị tiểu đường đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải sống chung với căn bệnh đó suốt đời. Quá trình điều trị tiểu đường cũng được đánh giá là một quá trình dài và yêu cầu sự kiên trì cũng như quyết tâm của người bệnh. 

1. Sử dụng thuốc

  • Thuốc đường huyết hoặc insulin: Người mắc tiểu đường loại 1 và loại 2 có thể sử dụng thuốc đường huyết hoặc hormone insulin để kiểm soát mức đường huyết. 
  • Thuốc giảm cholesterol: giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và đột quỵ, những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.

Ngoài ra, bạn sẽ được sử dụng các loại thuốc đặc thù được bác sĩ kê liều để tối ưu hiệu quả trong quá trình sử dụng.

2. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

Chế độ ăn uống sinh hoạt và tập luyện của người bệnh tiểu đường cần tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc cơ bản để ổn định được lượng đường trong máu. 

VI. Cách phòng bệnh tiểu đường 

Cách phòng bệnh tiểu đường

Tỷ lệ bệnh nhân bị tiểu đường ngày càng tăng có sự tác động rất lớn của yếu tố môi trường cũng như chế độ sinh hoạt và lối sống. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường hoặc khiến tình trạng của bệnh trở lên tốt hơn.

  • Cân bằng chế độ ăn uống: Hạn chế lượng đường, tinh bột và chất béo trong chế độ. Bổ sung nhiều các loại rau, trái cây, ngũ cốc không nạp tinh bột, đạm lành mạnh.
  • Tạo thói quen tập thể dục thể thao thường xuyên: là cách giúp giảm tiềm năng mắc bệnh tiểu đường bằng cách giảm cân, đẩy lùi sự kháng insulin và tăng cường sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, vận động giúp cơ thể trở nên săn chắc, mạnh khỏe và tràn đầy năng lượng.
  • Kiểm tra định kỳ sức khỏe: Việc kiểm tra định kỳ sức khỏe, theo dõi đường huyết, áp lực, cholesterol, BMI giúp phát hiện và điều trị sớm các tình trạng bệnh tiểu đường.
  • Hạn chế rượu bia và hút thuốc: có thể góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bởi vì đồ uống có rượu chứa nhiều calo và đường. Khi tiêu thụ, chúng có thể làm tăng nồng độ đường trong máu và gây phản ứng đáp ứng insulin kém hoặc chậm, là nguyên nhân của bệnh tiểu đường. Chất cồn trong rượu và bia có thể gây ra biến động lớn với đường huyết, khiến cơ thể mất khả năng chuyển hóa đường hoặc giảm độ nhạy của các hormone như insulin. 
  • Tránh căng thẳng: khi bạn căng thẳng sẽ khiến cơ thể càng tiết nhiều insulin. Vì vậy giữ 1 tâm trạng thoải mái và ngủ đủ giấc sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường có trong máu.

VII. Sản phẩm Mason kiểm soát đường huyết tốt

Sản phẩm kiểm soát bệnh tiểu đường

Dựa trên nhu cầu về các sản phẩm hỗ trợ đường huyết của người bệnh tiểu đường, Mason đã cho ra đời sản phẩm Mason Natural Cinnamon 1000mg. Sản phẩm với thành phần chính được chiết xuất từ vỏ quế giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể tự nhiên. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, Mason Natural Cinnamon 1000mg sẽ khắc phục phần nào của hệ quả nguyên nhân tiểu đường gây nên. Sản phẩm với những công dụng điển hình như:

  • Tăng cường quá trình vận chuyển insulin vào tế bào.
  • Kích thích sản sinh insulin, kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
  • Ngăn ngừa những biến chứng do tiểu đường gây nên.
  • Hạn chế cảm giác thèm ăn ở cơ thể.

>>>Tham khảo chi tiết sản phẩm Mason Natural Cinnamon 1000mg tại đây.

Lời kết: Bài viết trên là chia sẻ của chúng tôi về những nguyên nhân tiểu đường phổ biến. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn sâu hơn về căn bệnh này. Từ đó có thể chăm sóc bản thân hay những người bị tiểu đường được tốt hơn. Chúc các bạn thành công.

>>>Theo dõi Mason để cập nhật nhiều thông tin sức khỏe hữu ích nhé.