Nội dung I. Nguyên tắc nấu các món canh tốt cho người tiểu đường 1. Đảm bảo chỉ số đường huyết GI thấp 2. Món canh có hàm lượng calo vừa đủ 3. Cân đối thành phần dinh dưỡng |
I. Nguyên tắc nấu các món canh tốt cho người tiểu đường
Không quá khó hiểu khi chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường luôn cần kiểm soát ở mức nghiêm ngặt. Việc ăn uống tác động trực tiếp đến việc tăng giảm lượng đường trong máu. Vậy nên, để nấu được món canh ngon và tốt cho bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể tham khảo những nguyên tắc cơ bản dưới đây.
1. Đảm bảo chỉ số đường huyết GI thấp
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, người bị tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm có GI - chỉ số đường huyết thấp. Cách này giúp quá trình hấp thụ đường vào máu diễn ra chậm và ổn định hơn. Việc chọn lựa thực phẩm ăn uống sẽ hạn chế tình trạng đường trong máu tăng vọt và gây nên những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Bạn có thể tham khảo các thực phẩm trong nhóm chỉ số GI thấp và đa dạng các món ăn mỗi ngày.
Tham khảo một số thực phẩm có chỉ số GI thấp dưới đây:
2. Món canh có hàm lượng calo vừa đủ
Béo phì là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta dễ mắc tiểu đường cũng như khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên tệ hơn. Do đó, một món ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường cần cung cấp lượng calo vừa phải. Món canh không chứa lượng calo quá nhiều nhưng cần đáp ứng đủ năng lượng khiến cơ thể có thể hoạt động trong một ngày dài.
3. Cân đối thành phần dinh dưỡng
Nếu món canh của bạn chứa đủ các nhóm chất như chật đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, món canh giàu chất xơ sẽ đóng vai trò quan trọng giúp tốc độ hấp thu đường từ thực phẩm vào máu chậm hơn. Vì vậy, bệnh nhân có thể duy trì được lượng đường huyết ở mức tốt.
II. 5 các món canh tốt cho người tiểu đường cực ngon
1. Canh mướp đắng nhồi thịt
Canh mướp đắng nhồi thịt là món ăn khá đơn giản. Món ăn này có tác dụng kích thích cơ thể tăng sản sinh insulin. Ngoài ra, nó hạn chế gan tiết ra lượng đường glucose giúp quá trình hấp thụ glucose trong cơ thể diễn ra chậm. Bên cạnh đó, canh thịt nạc mướp đắng chứa chất oxy hóa có tác dụng kìm hãm quá trình oxy hóa ở cơ thể. Đây là món ăn ngon và bổ dưỡng với bệnh nhân tiểu đường.
Chuẩn bị
- 50g thịt lợn.
- 150g mướp đắng.
- Các loại gia vị cơ bản.
Cách nấu
- Mướp đắng bỏ hạt, cắt đầu đuôi, bỏ hạt và rửa sạch thành những miếng nhỏ vừa ăn.
- Thịt lớn rửa sạch, băm nhuyễn và tẩm ướp gia vị cho thịt.
- Sau khi ướp thịt từ 10-15 phút thì lấy lượng nhân vừa đủ dùng muỗng nhồi thịt vào ruột mướp đắng nhẹ nhàng và nhồi chặt.
- Bắc nồi lên bếp, cho 800ml nước dùng và 1 muỗng cà phê muối, khi nước sôi cho khổ qua vào và nêm thêm gia vị.
- Sau khi đun khoảng 30 phút cho thịt bên trong chín thì tắt bếp. Cùng với đó, rắc một chút hành lá lên canh.
Như vậy là chúng ta đã có một bát mướp đắng nhồi thịt thật thơm ngon và dinh dưỡng.
2. Canh nấm cải xanh
Canh nấm cải xanh là món ăn kết hợp giữa 2 nguyên liệu chính là nấm và rau cải xanh. Đây là 2 loại quả có chỉ số GI thấp. Nấm với lượng GI thấp từ 10-15 trong mức an toàn, không làm tăng lượng đường trong máu. Cùng với đó, thành phần của nấm chứa vitamin B và polysacarit dồi dào rất tốt cho người bệnh.
Trong khi đó, cải xanh với thành phần chứa sulforaphane giúp kích hoạt các enzyme có chức năng bảo vệ. Vì vậy, ăn canh nấm cải xanh giúp hạn chế những tổn thương ở tế bào, hạn chế mỡ máu và tăng huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường.
Chuẩn bị
- 350g cải xanh thái khúc, rửa sạch.
- 6 tai nấm hương.
- 1 củ hành tím băm nhỏ.
- Các loại gia vị cơ bản.
Cách thực hiện
- Phi hành cùng nấm xào chín.
- Cho thêm nước, đun trong 3 phút và cho cải xanh vào nấu cùng.
- Cuối cùng thêm gia vị và thưởng thức món canh.
3. Canh lá hẹ
Lá hẹ là một trong những loại rau rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Thành phần của rau lá hẹ có chứa nhiều chất xơ, vitamin C có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu và chuyển hóa lượng đường trong cơ thể. Rau lá hẹ còn có tác dụng tăng độ nhạy cảm với insulin từ tuyến tụy. Từ đó ăn canh lá hẹ giúp kiểm soát tốt nồng độ đường huyết và phòng chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Chuẩn bị
- 150 hẹ tươi cắt khúc, rửa sạch.
- 30g tôm khô.
- 2 tấm đậu phụ cắt nhỏ.
- 1 quả cà chua.
- Hành tím băm nhỏ.
- Các gia vị nêm nếm cơ bản.
Cách thực hiện
- Phi hành và tôm khô xào với nhau.
- Tiếp đó đổ 800ml nước đun sôi.
- Cho hẹ, đậu phụ và cà chua vào nồi nấu chín.
- Nêm gia vị phù hợp và đun thêm từ 3-5 phút nữa.
Như vậy là bạn đã có một món canh lá hẹ thơm ngon, dinh dưỡng và rất tốt với sức khỏe bệnh nhân tiểu đường.
4. Canh gà kỷ tử
Canh gà kỷ tử là món ăn với đầy đủ các yếu tố ngon, mát, tốt cho sức khỏe. Thịt gà mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người tiểu đường hơn thịt đỏ. Thịt gà chứa protein loại 1 vừa cung cấp năng lượng cho cơ thể, vừa ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Khi nấu canh gà sẽ tạo ra axit amino đóng vai trò kích thích và sản sinh insulin nhằm ổn định được lượng đường trong máu. Mặt khác với sự xuất hiện của kỷ tử sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi biến chứng tiểu đường.
Chuẩn bị
- 0,5kg gà.
- 50 gam kỷ tử.
- 200g nấm rơm.
- 2 củ hành tây.
- Các gia vị cần thiết.
Cách thực hiện
- Chặt gà và tẩm ướp gia vị.
- Cho khoảng 2 lít nước luộc gà, đến khi nước sôi thả kỷ tử vào và đun thêm tâm 30 phút.
- Sau 30 phút cho các gia vị còn lại vào nồi và đun nhỏ lửa thêm 10 phút nữa.
Canh gà kỷ tử là món ăn thơm ngon và rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, người tiểu đường không nên ăn nhiều.
5. Canh măng đậu hũ
Nếu các món canh trên khiến người tiểu đường bị nhàm chán trong hương vị, bạn có thể thay đổi thực đơn bằng món canh măng đậu hũ. Đây là món ăn có hương vị lạ, hấp dẫn mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng và an toàn với bệnh nhân tiểu đường.
Món canh này với 2 thành phần chủ đạo là măng và đậu hũ. Măng chứa ít calo, giàu protein, chất xơ cũng như nhiều vitamin và khoáng chất khác an toàn và phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Trong khi đó, đậu hũ có tác dụng giúp người bệnh giảm lượng cholesterol, lượng đường trong máu và cải thiện khả năng dung nạp glucose. Món canh măng đậu hũ hứa hẹn sẽ mang sự hấp dẫn và mới mẻ đối với người bệnh tiểu đường.
Chuẩn bị
- Măng khô.
- Thịt lợn nạc.
- Đậu hũ.
- Tỏi, hành lá, gia vị.
Cách thực hiện
- Măng ngâm qua đêm, rửa sạch và xé thành sợi.
- Thịt nạc, đậu hũ cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Xào qua thịt lợn. Tiếp đó cho măng vào và xào đến khi chín.
- Cho nước theo lượng ăn. Sau khi nước đã sôi, nêm nếm gia vị như vậy là ta đxa có một món canh thơm ngon nóng hổi rồi.
III. Những lưu ý trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường
Những món canh được giới thiệu ở trên đều là những món thơm ngon, dinh dưỡng với người tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường cần chú ý một số vấn đề trong ăn uống dưới đây:
- Không bỏ bữa: Bỏ bữa là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ đường huyết gây chóng mặt, nhịp tim tăng, đổ mồ hôi,...
- Ăn nhiều chất xơ: chất xơ rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường. Ăn nhiều chất xơ không chỉ giúp cơ thể no lâu mà còn giảm quá trình hấp thụ đường trong cơ thể. Vì vậy, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân tiểu đường.
- Không sử dụng rượu bia và các chất kích thích: các chất kích thích trong rượu bia làm giảm độ nhạy cảm của cơ thể với insulin. Tốt nhất bệnh nhân tiểu đường nên tránh sử dụng rượu bia, vừa tốt cho sức khỏe vừa ổn định lượng đường có trong máu.
- Người tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn để tránh làm tăng đột ngột lượng đường trong máu. Nếu người bệnh cảm thấy đói khi đã ăn đủ lượng thức ăn cho phép thì có thể bổ sung thêm bữa phụ vào khoảng 2-3 giờ sau đó.
- Sử dụng thực phẩm chức năng kiểm soát đường huyết.
Lưu ý: Đối với thực phẩm chức năng kiểm soát đường huyết bạn nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, vừa an toàn lại ít gây nên tác dụng phụ cho người dùng. Nếu như tình trạng bệnh tiểu đường của bạn ở mức độ nặng thì tốt nhất hãy đi kiểm tra bác sĩ để có biện pháp can thiệp được phù hợp.
>>>Tham khảo sản phẩm kiểm soát đường huyết của Mason.
Lời kết: Trên đây là những gợi ý của Mason về các món canh tốt cho người tiểu đường. Chỉ với những nguyên liệu dễ kiếm cùng công thức nấu đơn giản bạn đã có một món ăn bổ dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường. Hy vọng bài viết của chúng tôi là hữu ích đối với bạn.