Nội dung

I. Vai trò của bữa sáng với bệnh nhân tiểu đường

II. Tiêu chí bữa sáng cho bệnh nhân tiểu đường

III. 7 bữa sáng cho người tiểu đường ngon khỏe không thể bỏ qua

IV. Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

V. Những lưu ý về bữa sáng cho người tiểu đường

I. Vai trò của bữa sáng với bệnh nhân tiểu đường

Nhiều bệnh nhân tiểu đường quan điểm rằng họ nên ăn kiêng vào buổi sáng sẽ giúp giảm được lượng đường huyết có trong máu. Đây là quan điểm không đúng và phản khoa học. Bởi trong tất cả các bữa ăn, bữa sáng là bữa quan trọng nhất khi nó cung cấp năng lượng cho cả ngày dài của cơ thể. Bên cạnh đó, sau một đêm dài nghỉ ngơi cơ thể cũng cần nạp dinh dưỡng để có thể hồi phục. 

Bữa sáng cho bệnh nhân tiểu đường

Việc ăn kiêng, bỏ bữa sáng không hề tốt đối với sức khỏe. Và đối với riêng bệnh nhân tiểu đường, bỏ bữa sáng sẽ dẫn đến nguy cơ:

1. Béo phì

Khi cơ thể bỏ bữa sáng thường xuyên sẽ khiến cơ thể rất nhanh đói và ăn nhiều hơn vào bữa trưa. Khi lượng thức ăn bữa trưa vượt quá mức an toàn sẽ làm dự thừa năng lượng trong cơ thể. Tình trạng này sẽ tích lũy dưới dạng mỡ và theo thời gian nó sẽ gây nên béo phì. Bệnh nhân tiểu đường bị béo phì dễ dẫn đến nhiều biến chứng bệnh lý nguy hiểm và gây khó khăn trong quá trình điều trị.

2. Tăng kháng insulin

Bản chất của tiểu đường là do cơ thể chúng ta bị thiếu insulin. Khi lượng insulin không đủ sẽ khiến lượng insulin thay vì di chuyển đến tế bào sẽ tích tụ trong máu dẫn đến tiểu đường.

Sáng sớm là thời gian cơ thể tiết ra nhiều insulin. Do đó, nếu bệnh nhân tiểu đường không bổ sung bữa sáng sẽ đảo lộn nhịp bài tiết insulin của cơ thể và gây nên tình trạng rối loạn insulin.

II. Tiêu chí bữa sáng cho bệnh nhân tiểu đường

Đối với bệnh nhân tiểu đường, bữa sáng cung cấp từ 20-30% tổng lượng dinh dưỡng có trong một ngày. Một bữa sáng tốt cho bệnh nhân tiểu đường cần đảm bảo giàu đạm, ít tinh bột, nhiều chất xơ và chất béo lành mạnh. 

1. Tinh bột 

bữa sáng cho bệnh nhân tiểu đường

Tinh bột là một phần nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lượng đường trong máu cao. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường không nên kiếng hoàn toàn tinh bột để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu chất. Thay vào đó, người bệnh nên sử dụng một lượng nhỏ tinh bột trong mỗi bữa ăn.

Sản phẩm tinh bột được bổ sung cho bệnh nhân tiểu đường nên là các sản phẩm giàu chất xơ. Bởi theo nghiên cứu của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, tinh bột phức tạp trong các loại ngũ cốc giàu chất xơ sẽ cần thời gian dài để cơ thể hấp thụ. Vì vậy, lượng đường trong máu khi bổ sung các thực phẩm này cũng sẽ tăng lên chậm hơn, đảm bảo cho sức khỏe.

2. Chất xơ

bữa sáng cho bệnh nhân tiểu đường

Bổ sung rau củ quả vào bữa sáng rất tốt với bệnh nhân tiểu đường. Chất xơ tạo cảm giác no lâu hơn cho cơ thể và giúp cơ thể có thể từ từ hấp thụ các dưỡng chất khác.

3. Chất đạm

bữa sáng cho bệnh nhân tiểu đường

Protein là dưỡng chất rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường. Protein không chỉ làm lượng đường huyết tăng nhanh chóng mà có tác dụng giúp cơ thể có cảm giác no lâu. Ngoài yêu cầu đối với những nhóm dinh dưỡng cơ bản, thực đơn bữa sáng cho bệnh nhân tiểu đường cần đảm bảo:

  • Ăn ít muối: bữa sáng ít muối sẽ rất tốt đối với huyết áp. Từ đó, hạn chế được các tình trạng bệnh về tim mạch, bệnh thận, tê bì tay chân.
  • Hạn chế đồ ngọt: Các loại thực phẩm như bánh, kẹo, thức ăn có hàm lượng đường cao dễ làm tăng đường lượng đường huyết, gây nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường.
  • Không ăn quá nhiều: Người bị tiểu đường không nên bổ sung nhiều thức ăn trong một bữa. Việc bổ sung nhiều dinh dưỡng sẽ dễ khiến cơ thể mất cân bằng lượng đường trong máu, gây nguy hiểm đến sức khỏe.

​4. Vitamin và khoáng chất

bữa sáng cho bệnh nhân tiểu đường

Vitamin và khoáng chất là nhóm dưỡng chất không thể bỏ qua khi bổ sung cho bệnh nhân tiểu đường. Bổ sung vitamin và khoáng chất là cách giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh hơn cũng như giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể người bệnh được tốt hơn.

III. 7 bữa sáng cho người tiểu đường ngon khỏe không thể bỏ qua

1. Trứng

Bữa sáng cho người tiểu đường

Trứng là một thực phẩm rất tốt với bệnh nhân tiểu đường. Trứng chứa ít calo nhưng giàu protein. Trong mỗi quả trứng cung cấp 70 calo và 6 gam protein. Bên cạnh đó, một quả trứng chứa ít hơn 1 gam carbs. Chúng ta có thể chế biến trứng thành các loại món ăn như luộc, hấp. Như vậy là một bữa ăn đơn giản nhưng giàu dinh dưỡng được ra đời.

2. Bột yến mạch

Bữa sáng cho người tiểu đường

Bột yến mạch được xem là món ăn ngon và bổ dưỡng được làm từ yến mạch cán mỏng hoặc yến mạch ăn liền. Hàm lượng carbs trong yến mạch cao nhưng lại được xem là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Hàm lượng chất xơ cao trong bột yến mạch sẽ giúp cơ thể giảm lượng đường trong máu và kiểm soát đường huyết ở mức ổn định.

3. Đậu phụ

Bữa sáng cho người tiểu đường

Đậu phụ là một lựa chọn tốt với bệnh nhân tiểu đường vào buổi sáng. Thành phần của đậu phụ chứa ít carbs nhưng rất giàu protein và chất béo. Dù đậu phụ không hay được dùng vào bữa sáng nhưng đây là một lựa chọn mới mẻ và dinh dưỡng cho bữa sáng của bệnh nhân tiểu đường.

5. Rau xanh

Bữa sáng cho người tiểu đường

Các loại rau xanh như bông cải xanh, cải xoăn, măng tây, cà chua, dưa leo… là thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất rất cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Nguồn thực phẩm này rất tốt để bổ sung vào buổi sáng có tác dụng làm giảm sự hấp thu đường vào cơ thể và có tác dụng ổn định đường huyết. Rau xanh được kết hợp với một số loại thực phẩm như trứng, thịt có tác dụng cung cấp bữa sáng thật dinh dưỡng cho người bệnh.

6. Sữa chua hy lạp

bữa sáng cho người tiểu đường

Sữa chua Hy lạp là sản phẩm có thành phần chứa nhiều protein và ít carb hơn sữa chua truyền thống. Men vi sinh trong sữa chua Hy Lạp có thể giúp giảm đáng kể lượng đường trong máu, rất tốt với bệnh nhân bị tiểu đường.

7. Hạt chia

bữa sáng cho người tiểu đường

Hạt chia là loại hạt rất tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường. Hạt chia chứa các khoáng chất cần thiết. Cùng với đó, loại hạt này giàu omega-3 và canxi làm tăng lợi ích của việc kiểm soát bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, với hàm lượng chất xơ lớn trong hạt chia sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa người bệnh được diễn ra tốt hơn.

IV. Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, thực đơn trung bình của người tiểu đường bao gồm 30-45g carbohydrate. Dưới đây là một số thức đơn cơ bản giúp bữa sáng của bạn đủ chất mà vấn tốt cho sức khỏe:

Thực đơn 1

  • 1 bát con cơm.
  • Trứng/thịt/cá/đậu.
  • 1 bát con rau.
  • 1 nắm hạt lạc/điều/hạnh nhân.

Thực đơn 2

  • ½ bát xôi nhỏ.
  • 1 bát con rau/1 trái dưa chuột.
  • Thịt/trứng/chả.

Thực đơn 3

  • 1-2 quả trứng ốp la/luộc.
  • 1 bát con rau/1 đĩa salad.
  • 2 lát bánh mì sandwich và/hoặc 1 phần sữa/chế phẩm từ sữa/trái cây.

V. Những lưu ý về bữa sáng cho người tiểu đường

Lưu ý bữa sáng cho người tiểu đường

  • Thời gian ăn: Người tiểu đường nên bổ sung bữa sáng ngay sau khi cơ thể thức dậy để tiếp nhận năng lượng được tốt nhất, giúp ổn định đường huyết trong cả một ngày.
  • Chia nhỏ bữa ăn: mỗi người sẽ có nhu cầu về lượng thức ăn khác nhau. Nếu nhu cầu ăn của bạn vượt quá ngưỡng cho phép thì bạn hãy chia nhỏ thức ăn thành 2 bữa. Tốt nhất bữa sau cách bữa trước từ 2-3 tiếng. Cách này giúp cung cấp đủ năng lượng cho bệnh nhân tiểu đường mà vẫn đảm bảo lượng đường huyết của cơ thể ở ngưỡng an toàn.
  • Không sử dụng đồ ăn nhanh, chế biến sẵn: đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe và càng không nên ăn đối với bệnh nhân tiểu đường. Lượng dầu mỡ trong đồ ăn nhanh cao, cùng với đó là các loại gia vị tẩm ướp đều không mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho người bệnh.
  • Tạo dựng thói quen theo dõi chỉ số đường huyết là cách đơn giản và hiệu quả giúp bệnh nhân kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Người bệnh có thể đo chỉ số đường huyết sau bữa ăn khoảng 3 giờ. Từ đó có biện pháp để điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho thật phù hợp.

Lời kết: Trên đây là 7 thực phẩm chế biến bữa sáng cho người tiểu đường. Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để chế biến ra những món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Chúc các bạn thành công.