Nội dung

I. Thiếu máu có phải thiếu sắt không? Cách phân biệt thiếu máu và thiếu sắt 

II. Triệu chứng và các đối tượng của thiếu máu thiếu sắt 

III. Nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt là do đâu? 

IV. Hậu quả khi thiếu máu do thiếu sắt vô cùng nguy hiểm 

V. Khắc phục bệnh thiếu máu do thiếu sắt 

I. THIẾU MÁU CÓ PHẢI THIẾU SẮT KHÔNG? CÁCH PHÂN BIỆT THIẾU MÁU VÀ THIẾU SẮT

Thiếu máu là một căn bệnh không đồng nhất và có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.  Nhiều người đặt ra câu hỏi, vậy thiếu máu có phải thiếu sắt không? Câu trả lời là KHÔNG. Thiếu sắt chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra thiếu máu và chúng có liên quan đến nhau trong một số trường hợp. Để hiểu rõ hơn về hai trường hợp này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu từng tình trạng nhé:

1. Thiếu máu

Thiếu máu được định nghĩa là sự giảm số lượng hồng cầu, giảm hemoglobin hoặc hematocrit thấp . Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thiếu sắt chỉ là một trong số đó và nó ảnh hưởng đến hemoglobin. Ngoài nguyên nhân thiếu sắt, thiếu máu còn do một số tác nhân chính như:

- Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu và thiếu sắt có liên quan với nhau, thiếu máu do thiếu sắt là một trong những loại thiếu máu phổ biến nhất và chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai

Căn bệnh này được đặc trưng bởi lượng sắt thấp, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất bình thường của hemoglobin trong tủy xương. 

- Mất máu: Điều này phổ biến hơn ở phụ nữ mất máu trong kỳ kinh nguyệt. Nó cũng có thể được gây ra bởi chảy máu quá nhiều do chấn thương hoặc trong các cuộc phẫu thuật.

- Các vấn đề về tiêu hóa: Chẳng hạn như loét dạ dày hoặc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột.

- Ung thư ruột kết: Đây là một nguyên nhân hiếm gặp gây ra tình trạng thiếu sắt, tuy nhiên, cần hết sức thận trọng về vấn đề này. . Ung thư ruột kết gây ra tình trạng mất máu, nhưng nó có thể không được chú ý vì máu xuất hiện trong phân. Thông thường, triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư này là thiếu máu và thiếu sắt.

- Những người ăn chay: Thông thường, những người thực hiện chế độ ăn chay chủ yếu sử dụng những thực phẩm từ rau, củ quả. Đặc biệt không dùng đến thịt, mà lượng sắt bên trong thịt động vật cao hơn gấp nhiều lần so với thực vật. Do đó, nên đảm bảo cung cấp lượng sắt thích hợp từ các nguồn không phải động vật để đảm bảo không bị thiếu máu.

- Các bệnh liên quan đến bạch cầu: máu tán huyết hiếm gặp do cơ thể phá hủy các tế bào hồng cầu nhanh hơn so với việc tạo ra chúng.

- Các loại thiếu máu khác

Bên cạnh những nguyên nhân trên, thiếu máu còn do một số nguyên nhân khác như:  bệnh thiếu máu bất sản, trong đó tế bào tạo ra các tế bào máu trong tủy xương bị suy giảm đáng kể và giảm sản xuất các tế bào máu. Nó có thể được gây ra bởi những thay đổi trong tủy xương, nhưng cũng có thể do nhiễm trùng hoặc do một số loại thuốc.

Thiếu máu do thiếu sắt

2. Thiếu sắt

Thông thường, cơ thể chúng ta hấp thụ sắt chủ yếu qua những thực phẩm đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, vì một số thói quen và lối sống sinh hoạt nên lượng chất sắt cần bổ sung vào cơ thể còn thiếu. Đặc biệt, trong thực đơn hàng ngày thường thiếu các thực phẩm như rau đậm màu, trái cây và các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc.

II. TRIỆU CHỨNG VÀ CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA THIẾU MÁU THIẾU SẮT

Thiếu máu do thiếu sắt tuy không phải là bệnh lý cấp tính, không gây nguy hiểm tức thời cho sức khỏe của con người, tuy nhiên theo thời gian, tình trạng của bệnh ngày càng phức tạp và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, nên lưu ý những dấu hiệu dưới đây để kịp thời phát hiện:

Các triệu chứng xảy ra khi bị thiếu máu do thiếu sắt:

- Khi cơ thể thiếu sắt, các chức năng của hồng cầu bị suy giảm, lưu lượng máu yếu dẫn đến cơ thể mệt mỏi. Đây được coi là biểu hiện thường gặp, ngoài ra còn có các dấu hiệu như lờ đờ, khó tập trung hay giảm năng suất làm việc.

- Bởi vì thiếu máu nên da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt, nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, lông, tóc, móng khô dễ gãy.

- Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu là do thiếu máu oxy lên não không đủ làm các mạch máu sưng lên, gây áp lực dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu.

- Đau ngực, khó thở: Triệu chứng này xuất hiện ngay cả khi bạn làm những động tác nhẹ nhàng. Khi vận động mạnh hoặc gắng sức, triệu chứng này sẽ trở nên nặng hơn. Nguyên nhân là vì hàm lượng hemoglobin trong cơ thể ít hơn bình thường dẫn đến oxy vận chuyển đến các tế bào bị hạn chế.

- Tim đập nhanh: Khi hồng cầu suy giảm, hệ tuần hoàn cũng giảm theo, do đó tim không ngừng co bóp để sản xuất đủ oxy và bơm máu đến các cơ quan. Do liên tục làm việc hết công suất nên nếu không có biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim.

Cơ thẻ mệt mỏi do thiếu sắt

Những đối tượng thường gặp

Thiếu máu thiếu sắt là tình trạng phổ biến và không bỏ qua bất kỳ ai, tuy nhiên có một số trường hợp rất dễ mắc phải, đó là:

- Phụ nữ tuổi sinh đẻ: Bệnh thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu hay xảy ra do nhu cầu sắt tăng cao nhưng không đáp ứng đủ.  Phụ nữ tuổi sinh đẻ bắt đầu từ khi có kinh nguyệt, nhu cầu sắt trung bình xấp xỉ 1,4 mg/ngày. Tuy nhiên, lượng sắt này khó có thể đáp ứng đủ nếu chỉ dựa vào khẩu phần ăn.

- Phụ nữ có thai: Khi mang thai, nhu cầu sắt tăng cao để phát triển bào thai, nhau thai và cho người mẹ. Tổng số lượng sắt cần thiết đối với phụ nữ có thai là khoảng 1000mg, vì vậy trong suốt quá trình mang thai nếu không được cung cấp đủ sắt thì tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu rất dễ xảy ra.

- Phụ nữ cho con bú: Sắt được tiết theo sữa để nuôi con. Do vậy, các mẹ cần bổ sung sắt đầy đủ để có đủ sữa cho con.

- Trẻ em: Thường là trẻ em từ 6-24 tháng tuổi và đặc biệt là trẻ em sinh thiếu tháng: ở lứa tuổi này, nhu cầu sắt rất cao. Trẻ sinh đủ tháng có dự trữ sắt tốt, nhu cầu sắt sẽ được đáp ứng cho tới 6 tháng tuổi. Từ 6 tháng đầu trở đi, trẻ bắt đầu phát triển nhanh cả về trí não lẫn trí lực, khi đó lượng sắt trong cơ thể bắt đầu hao hụt và thiếu. Do vậy, cần bổ sung sắt một cách đầy đủ và hợp lý để trẻ phát triển khỏe mạnh.

Phụ nữ mang thai thường dễ bị thiếu sắt

III. NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU THIẾU SẮT LÀ DO ĐÂU?

Thứ nhất, không cung cấp đủ nhu cầu về sắt

- Tùy thuộc vào từng đối tượng mà nhu cầu sắt của từng người là khác nhau. Đặc biệt lượng sắt cần nhiều hơn đối với những đối tượng như: Trẻ em đang trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người vừa mới bị thương và chảy nhiều máu.

- Do cung cấp không đủ nguồn thực phẩm chứa sắt: Do chế độ ăn không cân đối, ăn kiêng, ăn không đủ chất. Các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, cá hồi, hải sản chứa rất nhiều sắt. Do đó cần bổ sung những thực phẩm này thường xuyên để cải thiện lượng sắt trong cơ thể.

Thứ hai, thiếu máu thiếu sắt do các bệnh mãn tính

- Một số loại bệnh có thể dẫn đến khả năng tổng hợp sắt và tái tạo hồng cầu suy giảm. Một số bệnh như: Loét dạ dày tá tràng biến chứng chảy máu, ung thư đường tiêu hóa, nhiễm giun móc, polyp đường ruột…; viêm chảy máu đường tiết niệu; mất máu nhiều qua kinh nguyệt; sau phẫu thuật, sau chấn thương, U xơ tử cung…;

- Tan máu trong lòng mạch: Bệnh đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm.

Thứ ba, mắc bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

Đây là một căn bệnh tương đối hiếm gặp. Nó xảy ra khi cơ thể không tổng hợp được transferrin vận chuyển sắt. Bệnh lý này dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho gan, tim, xương khớp như suy tim, đau xương khớp, tiểu đường…

Thứ tư, khả năng hấp thụ sắt thấp

Khi bệnh nhân mắc các bệnh về đường ruột, cơ thể khó hấp thụ sắt mặc dù vẫn nạp đầy đủ lượng sắt vào trong cơ thể. Do đó, dù có bổ sung nhiều sắt đến mức nào mà cơ thể vẫn không hấp thụ được thì coi như không. Vì vậy, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng của thiếu máu, thiếu sắt hoặc gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa, hãy đi khám ngay để điều trị kịp thời nhé.

Thứ năm, do mang thai

Tình trạng thiếu sắt ở bà bầu xảy ra phổ biến. Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần gấp đôi lượng sắt bình thường để đảm bảo cho thai nhi phát triển toàn diện. Do đó, khi không bổ sung đầy đủ và kịp thời sắt, lượng sắt tích trữ trong cơ thể mẹ sẽ bị suy kiệt dẫn đến suy dinh dưỡng.

IV. HẬU QUẢ KHI THIẾU MÁU VÀ THIẾU SẮT VÔ CÙNG NGUY HIỂM

Tùy vào từng độ tuổi, tình trạng, giới tính khác nhau, thiếu máu và thiếu sắt gây ra như tác hại như:

- Đối với trẻ em: Thiếu máu làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng; khiến cho hệ miễn dịch của trẻ em yếu (dễ mắc các bệnh về đường ruột); hoạt động thể chất, trí tuệ kém; mất ngủ, kém tập trung, dễ bị kích thích. Do đó, các bé dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng, thấp bé, nhẹ cân, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.

- Đối với nữ giới: Trong thời gian hành kinh, nữ giới dễ bị mất nhiều máu, nếu không được bổ sung kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

- Thiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng làm trí nhớ, nhận thức suy giảm; sức khỏe giảm sút, dễ bị thiếu máu trầm trọng khi mang thai

- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Khi không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho mẹ bầu trong quá trình mang thai, phụ nữ mang thai bị thiếu máu dễ sảy thai, sinh non; người mẹ dễ bị tăng huyết áp và tai biến sản khoa khi sinh. Phụ nữ cho con bú thiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ khả năng chăm con tốt; đặc biệt trẻ sơ sinh có nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng.

- Đối với nam giới: Thiếu máu thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mà đối với nam giới cũng vậy. Sắt là một trong những thành phần chính hỗ trợ hình thành tạo hệ cơ. Khi không đủ sắt, cơ thể nam giới sẽ cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe sinh lý giảm sút đáng kể.

- Đối với người lao động: Người lao động bị thiếu máu, thiếu sắt thường dễ mệt mỏi vì hàm lượng oxy trong máu thấp dẫn đến mất tập trung trong công việc và năng suất lao động thấp.

- Đối với người già: Thông thường, tuổi già dễ bị suy giảm trí nhớ vì vấn đề tuổi tác còn vì thiếu sắt. Khi thiếu nguyên tố vi lượng này, kích thước não có thể bị suy giảm, giảm sợi trục, ngắn đuôi gai vùng hồi hải mã – cấu trúc dưới vỏ thùy thái dương giữ vai trò trong việc học tập, định hướng và trí nhớ.

Thiếu sắt còn làm giảm quá trình tổng hợp myelin, làm giảm khớp thần kinh cũng như các chất dẫn truyền thần kinh tại khớp.Thiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng ở người già làm nặng thêm căn bệnh mất trí nhớ. Chính vì những lý do trên mà người lớn tuổi thường dễ mắc bệnh Parkinson và Alzheimer.

Thiếu sắt thiếu máu không chỉ ảnh hưởng đơn giản ảnh hưởng đến sức khỏe mà nó còn gây ra những hậu quả nặng nề khác đối với cơ thể, cụ thể là những căn bệnh nguy hiểm như: rụng tóc, bong móng, căng thẳng, cơ thể suy nhược, trí nhớ suy giảm, hệ miễn dịch suy giảm, các vấn đề về tim mạch, huyết áp, tai biến mạch máu não, suy tim,…

Bệnh Alzheimer có nguy cơ mắc nhiều hơn khi thiếu sắt thiếu máu

V. KHẮC PHỤC BỆNH THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT

Thiếu máu thiếu sắt hoàn toàn có thể cải thiện và điều trị nếu như phát hiện kịp thời. Do đó, trước khi đi sâu vào tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh thiếu sắt thiếu máu, ta nên tìm hiểu về cách phòng tránh nó như thế nào. Dưới đây là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh này hiệu quả:

1. Phương pháp phòng ngừa thiếu sắt thiếu máu

- Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều sắt: Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, nên tập trung bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, cá hồi, hải sản, rau súp lơ, bắp cải, quả bơ,… Cơ thể chúng ta hấp thụ nhiều sắt từ thịt hơn so với các nguồn khác. Nếu bạn không ăn thịt, bạn cần tăng cường ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt khác có nguồn gốc từ thực vật để hấp thụ lượng sắt tương tự.

- Tăng cường chức năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn

Các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt trong đó có nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể. Do đó việc phòng các bệnh trên là rất cần thiết.

Ghi nhớ tẩy giun định kỳ hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi.

- Bổ sung vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt. Để tăng khả năng hấp thụ sắt hiệu quả, bạn nên bổ sung thêm Vitamin C trong nước trái cây giúp để cơ thể hấp thụ tốt hơn chất sắt trong khẩu phần ăn. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C có thể kể ra như: bông cải xanh, bưởi, quả kiwi, rau xanh, dưa hấu, cam, ớt, cà chua, dâu tây,

- Phòng ngừa thiếu sắt qua các sản phẩm bổ sung sắt: Bên cạnh những thực phẩm bổ sung sắt trong thực đơn hàng ngày, bạn cũng có thể sử dụng thêm những sản phẩm có tác dụng tăng cường sắt cho cơ thể như Ferrous Gluconate để đạt được hiệu quả tối ưu.

- Dùng vitamin tổng hợp trước khi sinh nếu bạn đang mang thai. Tiếp tục dùng vitamin tổng hợp nếu bạn đang cho con bú

- Nên đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để bé đảm bảo được nguồn dưỡng chất tốt nhất.

Bổ sung vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn

2. Khắc phục tình trạng thiếu máu có phải do thiếu sắt không

Thiếu máu là bệnh lý không biểu hiện nhanh và trực tiếp ngay mà nó sẽ diễn biến từ từ, đến khi cơ thể tiêu thụ gần hết lượng sắt dự trữ thì người bệnh mới có những biểu hiện rõ rệt. Do đó, để kịp thời phát hiện và có biện pháp chữa trị phù hợp, bạn nên đi khám định kỳ thường xuyên và thăm khám lâm sàng để tiến hành các xét nghiệm lâm sàng như:

- Xét nghiệm đo kích thước và sắc tố hồng cầu: Khi bị thiếu máu do thiếu sắt, các tế bào hồng cầu nhỏ hơn và có màu nhạt hơn bình thường.

- Hematocrit (Hct): Đây là xét nghiệm giúp đo được phần trăm tỉ lệ thể tích hồng cầu trong thể tích máu toàn phần

- Huyết sắc tố (Hemoglobin): Nồng độ hemoglobin thấp hơn bình thường cho thấy bạn bị thiếu máu.

- Ferritin: Protein này giúp lưu trữ sắt trong cơ thể của bạn và mức độ thấp của ferritin thường cho thấy mức độ dự trữ sắt thấp.

Thông thường, sau khi có kết quả xét nghiệm, tùy vào tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn những  viên uống bổ sung sắt. Một trong những viên uống được bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng đó là sản phẩm Ferrous Gluconate. Dưới đây là một số lý do người dùng nên sử dụng sản phẩm này:

- Viên uống Ferrous Gluconate không chỉ là sắt hữu cơ mà nó còn là sắt mát, chứa iron (as ferrous gluconate) giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn so với sắt vô cơ, không có mùi tanh nồng khó chịu. Ngoài ra, sắt hữu cơ còn giúp hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng sắt như táo bón, tiêu chảy... Do đó, người sử dụng, nhất là mẹ bầu không cần lo ngại việc uống sắt sẽ gây nóng trong nữa, nhất là trong không khí mùa hè nóng bức như hiện nay.

Ferrouse Glucone là một loại sắt mát

- Hàm lượng sắt cao, 27mg/ viên, đây là khối lượng tiêu chuẩn để bổ sung sắt, nhất là đối với bà bầu.

- Mùi dễ chịu, dễ uống, dễ mang theo người. Chỉ sử dụng 1-2 viên/ ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.

- Phù hợp với nhiều đối tượng như: Người trưởng thành, thiếu máu do thiếu sắt; Bệnh nhân mới ốm dậy, mới phẫu thuật; Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú; Người ăn chay, ăn kiêng.

- Chứa nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe: Bổ sung nguyên tố sắt tạo hồng cầu, kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể; Giảm triệu chứng tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu; Tăng cường hoạt động của cơ bắp, hỗ trợ hình thành hệ cơ; Tăng cường miễn dịch, kích thích ăn ngon; Tạo ra năng lượng, cải thiện vận động, tăng trí nhớ, cải thiện nhận thức; Hỗ trợ tim mạch, tăng nhịp đập của tim, giảm hụt hơi, khó thở do đau tim.

- Là sản phẩm từ thương hiệu nội địa uy tín Mason Natural của Mỹ. Đây thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Mỹ với hơn 50 năm kinh nghiệm xây dựng uy tín.

>>> Xem thêm chi tiết sản phẩm: Tại đây

Lời kết: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng và sử dụng sản phẩm bổ sung sắt, những đối tượng thiếu máu thiếu sắt nên kết hợp với việc rèn luyện thể chất để lưu thông máu được tốt hơn. Trên đây là những thông tin mà chúng tôi đã giải đáp về thắc mắc: Thiếu máu có phải thiếu sắt không? Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã có thêm thật nhiều thông tin bổ ích và thú vị.