Nội dung

I. Sắt được hấp thụ và chuyển hóa như thế nào trong cơ thể? 

II. Tầm quan trọng của sắt đối với người cao tuổi 

III. Những nguyên nhân nào gây suy giảm trí nhớ ở người già 

IV. Tác hại do thiếu máu thiếu sắt ở người già như thế nào? 

V. Người già nên làm gì để cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt 

I. SẮT ĐƯỢC HẤP THỤ VÀ CHUYỂN HÓA NHƯ THẾ NÀO TRONG CƠ THỂ?

1. Quá trình hấp thụ sắt

Sắt trong thức ăn ở dạng ferric (Fe3+), có thể là sắt vô cơ hoặc hữu cơ. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, trung bình chứa khoảng 10-15 mg sắt. Nhưng chỉ khoảng 5- 10% sắt trong lượng kể trên được hấp thu vào cơ thể đối với người bình thường. Còn đối với những người bị thiếu sắt, phụ nữ có thai hay những trường hợp tăng nhu cầu sắt, sẽ có khoảng 20- 30% lượng sắt kể trên được hấp thu.

Sắt sẽ được hấp thụ trước tiên ở dạ dày, sau đó nhiều nhất ở hoành tá tràng và ít hơn ở đoạn đầu ruột non. Sắt chuyển từ dạng ferric Fe3+ sang dạng ferrous Fe2+ để được hấp thu vào cơ thể người.

2. Vận chuyển sắt

Transferrin là chất vận chuyển sắt, được tổng hợp tại gan và có nửa chu kỳ sống là từ 8- 10 ngày. Transferrin lấy sắt và vận chuyển sắt từ những đại thực bào của hệ liên võng nội mô và từ việc hấp thu sắt qua đường tiêu hóa.

3. Chuyển hóa sắt

Khi một số tế bào hồng cầu chết đi, sắt từ hemoglobin sẽ chuyển sang đại thực bào với lượng sắt là 20mg/ngày. Transferrin sau đó lấy sắt ở đây để vận chuyển đến tủy xương nhằm mục đích cung cấp cho những nguyên hồng cầu để tổng hợp ra hemoglobin mới. Lượng sắt mất đi mỗi ngày được lượng sắt có trong thức ăn qua đường tiêu hóa bù lại. Ngoài ra, lượng sắt có trong thức ăn cũng được hấp thu và chuyển hóa sắt nguyên hồng cầu.

Quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể

II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA SẮT ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI

Tình trạng thiếu sắt cũng như thiếu các vi chất khác thường xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi. Khi tuổi tác càng cao, nhu cầu ăn uống cũng bị hạn chế, do đó, lượng sắt dự trữ trong cơ thể bị suy kiệt, sắt nạp vào cũng ít đi nên cơ thể thường xuyên gặp nhiều vấn đề về thiếu máu.

Có thể bạn chưa biết, sắt có những tác dụng cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, nhất là đối với người lớn tuổi, dưới đây là 3 công dụng chính mà sắt mang lại.

- Giúp tăng cường tế bào hồng cầu

Sắt có tác dụng trong tổng hợp hemoglobin (chất vận chuyển oxy cho các tế bào trong cơ thể) và myoglobin (chất dự trữ oxy cho cơ thể). Ngoài ra sắt còn tham gia vào thành phần một số enzyme oxy hoá khử như catalase, peroxidase và các cytochrome ( những chất xúc tác sinh học quan trọng trong cơ thể)

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có đến khoảng 70% lượng sắt trong có thể được tìm thấy trong tế bào hồng cầu và khoảng 1/4 tế bào trong cơ thể người là tế bào hồng cầu.

Do đó khi cung cấp đủ lượng sắt cần thiết, tế bào hồng cầu được sản xuất đầy đủ, lượng máu lưu thông tốt, vận chuyển oxy đi các mô, cơ quan cho cơ thể.

Sắt giúp tăng cường tế bào hồng cầu

- Tăng cường hệ miễn dịch

Sắt giúp tăng cường khả năng vận chuyển oxy và máu đến các tế bào, nhờ đó mà các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru. Đặc biệt, khi được đáp ứng lượng sắt đầy đủ, hệ miễn dịch được nâng cao, giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân xấu như vi khuẩn, virus gây bệnh.

- Tăng cường khả năng ghi nhớ của não bộ

Người cao tuổi là những đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến não bộ, suy giảm trí nhớ như Parkinson, Alzheimer, tai biến mạch máu não, thiếu máu não,… Bên cạnh vấn đề tuổi tác và lối sống sinh hoạt, thiếu sắt thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này.

Bộ não của chúng ta cần oxy để thực hiện các chức năng, khi được cung cấp đầy đủ oxy và lưu lượng máu thì chức năng nhận thức sẽ được tăng cường cũng như sản sinh các tế bào thần kinh mới. Sắt còn được coi là vi chất quan trọng với sự dẫn truyền thần kinh giúp não bộ hoạt động tốt, tạo nên sự hưng phấn, tạo nên sự vui vẻ, thoải mái.

Do vậy, khi cơ thể được bổ sung đầy đủ chất sắt sẽ giúp não bộ tập trung, tăng khả năng ghi nhớ và phòng ngừa được những bệnh trí não của người lớn tuổi.

Sắt giúp tăng cường khả năng ghi nhớ của não bộ

III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI GIÀ

Suy giảm trí nhớ ở người già thường được gọi là bệnh đãng trí, lú lẫn, lẩm cẩm. Nó thường xảy ra ở người trên 65 tuổi, biểu hiện bằng các triệu chứng hay quên hoặc đôi khi là thay đổi cảm xúc thất thường. Vậy những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?

1. Do thiếu sắt

Theo nghiên cứu của chuyên gia, thiếu sắt là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm trí nhớ. Như đã nói ở phần trên, sắt cùng với protein tạo thành huyết sắc tố vận chuyển oxy đến các cơ quan. Khi cơ thể không cung cấp đủ sắt, các tế bào hồng cầu mất đi sẽ không thể tạo ra hemoglobin. Lượng sắt mất đi không có lượng khác nạp vào lâu dần dẫn đến cạn kiệt lượng sắt dự trữ.

Khi lượng sắt ít, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể không được đáp ứng đầy đủ sẽ dẫn rối loạn chuyển hóa sắt. Tình trạng này kéo dài khiến các cơ quan gặp vấn đề, nhất là não bộ.

2. Do các gốc tự do

Có thể hiểu đơn giản, gốc tự do là những nguyên tử hoặc phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng được sinh ra liên tục trong quá trình trao đổi chất của tế bào hoặc hình thành do tác động của các yếu tố bên ngoài như khói bụi, ánh nắng, hóa chất, thực phẩm ô nhiễm, stress. Các gốc tự do trong não tăng lên sẽ làm cho tế bào thần kinh thiếu năng lượng, gây lão hóa tế bào não, dẫn đến suy giảm trí nhớ, hay quên.

3. Suy giảm hormone

Giảm lượng estrogen, testosterone, DHEA và pregnenolone cũng ảnh hưởng đến não, làm suy giảm chức năng nhận thức. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có nồng độ DHEA (một loại hormone do tuyến thượng thận sản sinh) thấp dễ bị suy giảm nhận thức. Việc bổ sung đầy đủ DHEA có thể cải thiện chức năng nhận thức ở người già.

4. Tăng huyết áp

Đây là một tình trạng phổ biến ở người cao tuổi. Tăng huyết áp gây tổn hại các mạch máu nhỏ trong não dẫn đến làm tăng nguy cơ mất trí nhớ.

5. Bệnh tiểu đường

 Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Bệnh đái tháo đường làm tổn thương các mạch máu, làm teo não và giảm kích thước của vùng hippocampus (vùng lưu giữ trí nhớ).

6. Thừa cân

 Các nhà khoa học đã nhận thấy có sự liên quan giữa cân nặng cơ thể với chức năng nhận thức của não. Béo phì khiến vùng hải mã (vùng gợi lại trí nhớ và nhận thức) trong thùy thái dương bị nhỏ lại. Béo phì ở tuổi trung niên có liên quan mật thiết đến chứng suy giảm trí nhớ khi về già. Các nhà khoa học cũng nhận thấy nguy cơ bị suy giảm nhận thức cũng phụ thuộc vào phần béo phì tích tụ ở đâu.

7. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

 Các nhà nghiên cứu nhận thấy chế độ dinh dưỡng có mối liên hệ với chứng suy giảm nhận thức. Chế độ ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm chiên rán... dễ sản sinh nhiều gốc tự do. Các gốc tự do này có thể gây suy giảm nhận thức.

Những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi

IV. TÁC HẠI DO THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở NGƯỜI GIÀ NHƯ THẾ NÀO?

Bệnh suy giảm trí nhớ giai đoạn đầu có thể chưa ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tuy nhiên, khi số tuổi ngày càng cao, cơ thể lão hóa dần thì có thể gây ra một số trở ngại. Đặc biệt, suy giảm trí nhớ do thiếu sắt thiếu máu càng nguy hiểm hơn. Dưới đây là một số hậu quả mà thiếu máu thiếu sắt gây ra đối với cơ thể và não bộ:

- Cơ thể quá mệt mỏi

Nếu tình trạng thiếu máu không được chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến việc có thể không được cung cấp một lượng máu đầy đủ. Điều này khiến cho quá trình hoạt động chức năng của các cơ quan bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và không đủ sức lực, tinh thần, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Một số trường hợp khác còn gây choáng váng đột ngột khi hoạt động.

- Thần kinh tổn thương dẫn đến trí tuệ bị sa sút

Đa phần những người bị thiếu máu sẽ rất khó tập trung và trí tuệ bị sa sút, dễ quên. Điều này cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cũng như làm giảm khả năng tư duy và nhận thức của não bộ.

- Rối loạn vận động và thị giác

Rối loạn vận động và thị giác cũng là một trong những tác hại phổ biến của bệnh thiếu máu. Thông thường thì những người bệnh này sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức chân tay nên khả năng vận động cũng ngày giảm sút. Ngoài ra, người bệnh còn bị giảm hoặc mất cân bằng thị lực do lượng máu không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Tình trạng đau cổ, gáy hay xương sống cũng xảy ra phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng tới khả năng vận động.

Người già thường bị rối loạn vận động và thị giác

- Các bệnh về tim mạch

Các trường hợp tim đập nhanh bất thường, dễ bị đau mắt hay bị chóng mặt và hoa mắt cũng là các biểu hiện của việc thiếu máu do tim không được cung cấp đầy đủ oxy cho cơ thể. Tình trạng này xuất hiện trong thời gian dài sẽ gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như suy tim hay dẫn đến tử vong.

- Gây tử vong

Tình trạng thiếu sắt thiếu máu gây nên những hậu quả vô cùng nghiêm trọng có liên quan đặc biệt đến tính mạng. Người bệnh có thể đột ngột các bệnh như thiếu máu não, đột quỵ, tai biến,… Nếu người bệnh mắc phải trường hợp thiếu máu cấp tính sẽ rất khó để tránh khỏi tử vong bởi lượng máu bị mất đi quá nhiều trong một thời gian ngắn.

Bên cạnh những tác hại trên, thiếu sắt còn gây ra một số vấn đề như: rụng tóc, móng tay giòn, sưng đau lưỡi, miệng,… 

V. NGƯỜI CAO TUỔI NÊN LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU THIẾU SẮT

Trước những nguy hiểm mà bệnh thiếu sắt gây ra, những người cao tuổi cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Để tránh xảy ra trạng thiếu sắt ở người cao tuổi, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, có thể kể đến là:

1. Biện pháp phòng ngừa

- Bổ sung những thực phẩm chứa nhiều sắt: Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, nên tập trung bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, cá hồi, hải sản, rau súp lơ, bắp cải, quả bơ,… Nếu bạn không ăn thịt, bạn cần tăng cường ăn bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt khác có nguồn gốc từ thực vật để hấp thụ lượng sắt tương tự.

- Tăng cường chức năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn

Các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt trong đó có nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể. Do đó việc phòng các bệnh trên là rất cần thiết.

- Bổ sung vitamin C để tăng khả năng hấp thụ sắt. Để tăng khả năng hấp thụ sắt hiệu quả, bạn nên bổ sung thêm Vitamin C trong nước trái cây giúp để cơ thể hấp thụ tốt hơn chất sắt trong khẩu phần ăn. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C có thể kể ra như: bông cải xanh, bưởi, quả kiwi, rau xanh, dưa hấu, cam, ớt, cà chua, dâu tây,

- Phòng ngừa thiếu sắt qua các sản phẩm bổ sung sắt: Bên cạnh những thực phẩm bổ sung sắt trong thực đơn hàng ngày, bạn cũng có thể sử dụng thêm những sản phẩm có tác dụng tăng cường sắt cho cơ thể như Ferrous Gluconate để đạt được hiệu quả tối ưu. Đây là một sản phẩm của thương hiệu nội địa của Mỹ Mason Natural. Bên cạnh tác dụng tăng cường sắt, bổ sung hồng cầu, nó còn có nhiều tác dụng như: Tăng cường hoạt động của cơ bắp, hỗ trợ hình thành hệ cơ; Tăng cường miễn dịch, kích thích ăn ngon; Tạo ra năng lượng, cải thiện vận động, tăng trí nhớ, cải thiện nhận thức; Hỗ trợ tim mạch, tăng nhịp đập của tim, giảm hụt hơi, khó thở do đau tim.

- Phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt bằng cách chăm chỉ vận động cơ thể. Mắc dù không sản xuất ra được lượng sắt cần thiết, nhưng tập thể dục thể thao lại giúp bạn tăng cường sức khỏe, lưu thông máu huyết tốt hơn,…

Bổ sung sắt bằng ferrouse gluconate

2. Bổ sung các thực phẩm chứa sắt

- Nội tạng động vật

Có thể bạn không biết, nội tạng động vật là một trong những món ăn chứa nhiều sắt nhất. Những bộ phận như tim, cật, gan, đều chứa nhiều sắt. Cụ thể, trong 100 gram gan bò cung cấp cho bạn 6,5 gram sắt. Đồng thời chúng cũng giàu protein, đồng, selen, vitamin B và choline đây là những dinh dưỡng mà cơ thể con người không nhận được thường xuyên từ các nguồn thực phẩm tự nhiên.

Mặc dù nội tạng động vật tốt, tuy nhiên, bạn cũng không nên sử dụng các món ăn từ nó quá nhiều bởi vì đây là những cơ quan tích tụ cholesterol.

- Những loại hải sản có vỏ

Bên cạnh protein thì sắt là nguyên tố vi lượng có nhiều nhất trong những loại hải sản có vỏ Những loại động vật này chứa heme-iron một loại sắt dễ được hấp thu bởi cơ thể không giống như non-heme iron ( nguồn sắt trong thực vật) khó hấp thu hơn. Chúng cũng được biết là giúp làm tăng hàm lượng.

Bổ sung các loại thực phẩm có vỏ cho người thiếu sắt thiếu máu

- Rau cải chân vịt

Khi nhắc đến loại rau chứa nhiều nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe, chắc chắn không thể không nhắc đến rau cải chân vịt. Theo các chuyên gia khoa học, trong 100 gram cải này chứa đến 3,2 gram sắt. Loại cải này tạo ra non-heme iron, đây là một loại sắt được cơ thể hấp thu chậm.

Không chỉ chứa sắt, trong loại rau tuyệt vời này còn chứa vitamin C. Nhờ vitamin C mà sắt được hấp thụ nhanh hơn trong cơ thể.

- Các loại thịt đỏ

Nổi tiếng là nguồn thực phẩm chứa nguồn dưỡng chất dồi dào, đặc biệt là sắt, các loại thịt đỏ luôn được ưu tiên sử dụng cho những người cần bổ sung sắt. Sắt có nhiều trong thịt bò, thịt cừu, thịt lợn nạc,…

Theo ước tính, trong 100 gram thịt đỏ cung cấp cho bạn 2 gram sắt, nó cũng chứa nhiều protein, selen, và vitamin B.

- Bí đỏ và hạt bí đỏ

Trong 28gram hạt bí đỏ cung cấp cho bạn 4.2 gram sắt. Hạt bí đỏ còn giàu vitamin K, kẽm và magie. Ngoài hạt của chúng, trong phần thịt cũng chứa nhiều dưỡng chất bổ ích, có tác dụng rất tốt đối với trí não, tim mạch và mắt.

Bí ngô có tác dụng tuyệt vời trong việc bổ sung sắt

- Các loại đậu

Đậu và chế phẩm từ đậu từ lâu đã được sử dụng như một chất chống oxy hóa cho cơ thể. Không những thế, trong đậu còn chứa rất nhiều sắt. Trung bình, một khẩu phần ăn 200 gram các loại đậu này có thể đem lại cho bạn 6.6 gram sắt. Các loại đậu cũng là nguồn cung cấp folate, magie và kali. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chúng còn có tác dụng giảm viêm ở những người mắc bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và hỗ trợ giảm cân nhờ chứa hàm lượng cao các loại chất xơ hòa tan.

- Các loại cá

Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá tuyết thường là những loài cá chứa lượng omega và sắt rất cá, đặc biệt là cá ngừ rất giàu sắt. Khoảng 85 gram cá ngừ cung cấp 1,4 miligam sắt, xấp xỉ 8% nhu cầu cơ thể.

Omega 3 trong cá là một loại acid béo có lợi cho hệ tim mạch, hệ thần kinh cũng như hệ miễn dịch bên cạnh các loại chất dinh dưỡng khác như niacin, selen và vitamin B12.

Lời kết: Trên đây là những kiến thức về thiếu sắt thiếu máu ở người già ảnh hưởng đến não bộ như thế nào. Qua những thông tin trên, hy vọng các bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho những người thân yêu trong gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi.