Nội dung I. Đường huyết và chỉ số đường huyết II. Hướng dẫn đọc bảng chỉ số đường huyết III. Tại sao cần theo dõi bảng chỉ số đường huyết? |
I. Đường huyết và chỉ số đường huyết
1. Đường huyết
Đường huyết được biết đến là nồng độ đường có trong máu của cơ thể. Trong quá trình ăn uống, lượng đường từ tự nhiên được nạp vào cơ thể được chuyển thành Glucose và sau đó được hóa thành năng lượng để phục vụ các hoạt động thường ngày của cơ thể.
2. Chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết hay còn được viết tắt là GI. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá đường huyết. Chỉ số này thường được đo bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ đường trong máu liên tục được biến động theo thời gian và tiềm ẩn nhiều những nguy cơ về sức khỏe.
Sự ổn định của lượng đường trong máu có tác dụng rất quan trọng. Nếu chỉ số này bị ảnh hưởng sẽ khiến người bệnh dễ mắc đái tháo đường và nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.
II. Hướng dẫn đọc bảng chỉ số đường huyết
Có 4 ngưỡng chỉ số đường huyết bạn cần qua tâm, cụ thể:
1. Chỉ số đường huyết đo lúc đói
Chỉ số đường huyết lúc đói là chỉ số cần được đo lần đầu vào buổi sáng nhịn ăn ít nhất 8 giờ trở nên lúc đó bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.
Qua thời gian nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy rằng những người có lượng đường huyết lúc đói trong khoảng trên phản ánh tình trạng đường huyết an toàn ít nhất trong 10 năm tới.
2. Chỉ số đường huyết sau bữa ăn
Chỉ số đường huyết sau bữa ăn thường được xét nghiệm sau ăn từ 1-2 giờ. Chỉ số này nhỏ hơn 140 mg/dL (7,8 mmol/l) thì được gọi là bình thường.
3. Chỉ số đường huyết khi trước khi ngủ
Chỉ số đường huyết khi trước khi ngủ dao động từ 110 - 150 mg/dL(tương đương 6,0 - 8,3 mmol/l). Nếu chỉ số vượt quá ngưỡng trên, bạn thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cần đi xét nghiệm để biết rõ tình trạng sức khỏe.
4. Chỉ số xét nghiệm HbA1c
Chỉ số xét nghiệm HbA1c còn được gọi hemoglobin glycated. Bởi đây là sản phẩm tạo thành khi đường gắn vào tế bào hồng cầu (hemoglobin). Chỉ số HbA1c < 5,7% (dưới 48 mmol/mol) là bình thường. Nếu kết quả vượt quá ngưỡng này bạn đã bị tiểu đường hoặc có nguy cơ rất cao bị tiểu đường.
Có thể thấy, trong quá trình xét nghiệm, nếu có bất kỳ chỉ số nào đáng lo ngại, bạn cần trao đổi với bác sĩ, thực hiện khám sức khỏe chuyên sâu để biết rõ được tình trạng bệnh lý của mình.
III. Tại sao cần theo dõi bảng chỉ số đường huyết?
Đối với một người có sức khỏe tốt, bảng chỉ số đường huyết chỉ đơn giản cho biết tình trạng sức khỏe ở hiện tại. Tuy nhiên, người bị tiểu đường hay có nguy cao tiểu đường, việc theo dõi bảng chỉ số đường huyết giúp nâng cao sức khỏe của người sử dụng.
Một số lý do khiến người những người bị tiểu đường nên theo dõi bảng chỉ số đường huyết của mình:
- Giúp làm giảm các biến chứng do tăng/hạ đường huyết.
- Giúp kiểm soát lượng đường được tốt hơn: bằng việc theo dõi chỉ số, người bệnh có thể xác định được yếu tố làm tăng haowcj giảm lượng đường huyết. Từ đó, giúp người bệnh điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cũng như lập kế hoạch sinh hoạt khoa học, hiệu quả.
- Tối ưu phương pháp điều trị: thông qua chỉ số HbA1C, người bệnh có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị đái tháo đường. Đồng thời, dựa vào chỉ số giúp bác sĩ có lộ trình hợp lý để điều trị bệnh.
- So sánh và đối chiếu các chỉ số đo hàng ngày để biết tình trạng sức khỏe của mình như thế nào. Từ đó có chế độ sinh hoạt hợp lý, cân bằng lượng đường trong máu.
IV. Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết có thể thể bị thay đổi dễ dàng qua các tác động sinh hoạt thường ngày. Một số yếu tố tác động điển hình đến chỉ số đường huyết như:
1. Sự căng thẳng
Khi căng thẳng, cơ thể của chúng ta sẽ bị tăng lượng đường huyết. Các cơ quan sẽ tiết ra hormone và chất dinh dưỡng khiến lượng đường trong cơ thể tăng lên. Cơ chế tự nhiên này có tác dụng giải tỏa căng thẳng tức thì. Tuy nhiên, nó mang đến ảnh hưởng rất không tốt với sức khỏe nếu liên tục xảy ra trong một thời gian dài.
2. Rối loạn giấc ngủ
Chất lượng giấc ngủ không tốt dẫn đến việc tăng lượng đường trong cơ thể. Vì vậy để cải thiện tình trạng rối loạn đường huyết bạn cần nâng cao chất lượng giấc ngủ hơn.
3. Bị ốm
Bị ốm đồng nghĩa với việc cơ thể đang bị sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút. Tình trạng mệt mỏi và chán ăn do sự xâm nhập của vi khuẩn virus ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng được nạp vào cơ thể và khiến hạ đường huyết trong cơ thể nhanh hơn.
4. Thuốc
Có nhiều loại thuốc có hoạt chất dễ dàng làm thay đổi lượng đường huyết trong cơ thể. Cụ thể một số loại thuốc không điều trị đường huyết nhưng vẫn làm tăng giảm lượng đường trong máu như thuốc an thần, thuốc kháng histamin, corticosteroid,…
5. Tuổi tác
Độ tuổi là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số đường huyết của cơ thể. Với những người trung niên trên 45 tuổi thường có chỉ số đường huyết cao hơn rất nhiều do sự tích tụ đường trong cơ thể lâu ngày. Đối tượng này thường có sức khỏe và khả năng phân giải chuyển hóa năng lượng thấp. Từ đó gây nên nhiều bệnh xoay quanh rối loạn đường huyết.
6. Thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt của những người có chỉ số đường huyết cao thường có một thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Với một chế độ dinh dưỡng với rất nhiều chất béo, lười vận động khiến tích tụ nhiều insulin dẫn đến tăng lượng đường huyết.
V. Cách duy trì chỉ số đường huyết ổn định
Chỉ số đường huyết bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, lối sống sinh hoạt tác động lớn chỉ số đường huyết của cơ thể. Dưới đây là một số phương pháp đơn giản giúp duy trì chỉ số đường huyết của cơ thể:
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Đối tượng có vấn đề về tiểu đường hay rối loạn đường huyết cần nạp một chế độ ăn uống đầy đủ, hạn chế lượng carbohydrate từ tinh bột và những thực phẩm khác.
- Người bệnh cần quản lý lượng tinh bột nạp vào cơ thể ( hạn chế các loại thực phẩm giàu carbohydrate), ưu tiên các loại ngũ cốc nguyên hạt hơn những loại hạt đã qua chế biến.
- Bổ sung nhiều chất xơ. Theo nhiều chuyên gia, chất xơ có thể cải thiện khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm thiểu đường huyết xuống thấp và kiểm soát lượng đường được tốt hơn.
- Lựa chọn thực phẩm với chỉ số đường huyết thấp, ăn thực phẩm giàu crom và magie, ăn đồ ăn lành mạnh, thực phẩm giàu lợi khuẩn.
- Uống đủ nước để có thể có điều kiện trao đổi chất tốt và khiến nồng độ đường trong máu ổn định và giảm được lượng đường dư thừa cho cơ thể.
- Ưu tiên lựa chọn thực phẩm có màu đỏ kết hợp với đó là sử dụng sữa để làm giảm quá trình chuyển hóa đường khi được nạp vào cơ thể.
2. Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
- Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc và đúng giờ và đảm bảo ngủ 8 tiếng 1 ngày sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh.
- Vận động thể dục thể thao giúp tiêu hoa lượng đường dư thừa bị tích tụ trong máu. Việc tập luyện còn giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm mệt mỏi, căng thẳng thường ngày của cơ thể.
- Ăn uống đúng giờ đúng bữa.
- Xây dựng kiểm tra và theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên.
>>>Tham khảo sản phẩm kiểm soát chỉ số đường huyết tại đây.
Lời kết: Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến bảng chỉ số đường huyết. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ sẽ giúp các bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để sử dụng tốt bảng chỉ số đường huyết trong tương lai. Chúc các bạn thành công.