Dưới đây là 3 xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán xem bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không.
Xét nghiệm Glucose máu lúc đói
Xét nghiệm này được sử dụng để đo mức đường huyết lúc đói, sau khi ăn ít nhất 8 giờ. Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện xét nghiệm là khi bạn nhịn ăn vì khi đó, lượng đường trong máu sẽ giảm vì thiếu nguồn năng lượng cung cấp vào cơ thể. Nếu khi đó lượng đường của bạn vẫn còn cao, điều đó chứng tỏ sự điều hòa glucose máu trong cơ thể không được hiệu quả nữa.
Phạm vi bình thường của đường huyết lúc đói là dưới 100mg/dl. Nếu mức glucose lúc đói của bạn được xác định là 126mg/dl hoặc cao hơn thì bạn đã bị bệnh tiểu đường. Nếu mức đường huyết của bạn nằm trong khoảng từ 100 - 125mg/dl, bác sĩ có thể đề nghị bạn kiểm tra lại vào ngày hôm sau để đưa ra kết luận.
Nếu không có triệu chứng tăng đường huyết (ăn nhiều, uống nhiều tiểu nhiều, sụt cân) thì bác sĩ sẽ yêu cầu lặp lại xét nghiệm.
Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống
Giống như xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói, xét nghiệm này cũng cần được thực hiện sau khi ăn 8 giờ. Tiếp theo đó, bạn phải uống một ly nước pha với 75g glucose và đường huyết sẽ được kiểm tra thêm lần nữa sau đó 2 giờ.
Phạm vi đường huyết bình thường là dưới 140mg/dl. Nếu đường huyết lúc này đạt từ 140 đến 199mg/dl, bạn sẽ được chẩn đoán là bị tiền đái tháo đường, còn khi chỉ số đường huyết trên 200mg/dl nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường.
Ưu điểm của phương pháp xét nghiệm này là giúp phát hiện tình trạng tiền đái tháo đường, đái tháo đường ở phụ nữ mang thai và người có biểu hiện kháng insulin.
Xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm này được sử dụng đặc biệt để chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2. Nó cũng được sử dụng để kiểm tra tổng thể lượng đường trong máu và kiểm tra xem liệu phương pháp điều trị giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường có hiệu quả hay không.
Xét nghiệm HbA1c được thực hiện để đo lượng glucose gắn vào hemoglobin của tế bào hồng cầu lưu thông trong cơ thể. Vì tuổi thọ trung bình của hồng cầu là 100 đến 120 ngày, nên lượng đường máu được phát hiện trong xét nghiệm này sẽ phản ánh mức đường huyết trung bình của một người trong khoảng thời gian 3 tháng.
Phạm vi bình thường: Mức HbA1c dưới 5,7%. Nếu HbA1c nằm trong khoảng 5,7 đến 6,4%, bạn sẽ được chẩn đoán là bị tiền đái tháo đường. Còn khi chỉ số HbA1c trên 6,4%, người đó sẽ được chẩn đoán là bị bệnh đái tháo đường.
Trên đây là 3 loại xét nghiệm quan trọng để giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường mà ai cũng cần nắm rõ. Vậy những ai nên đi xét nghiệm tiểu đường?
Những đối tượng nên đi xét nghiệm tiểu đường
Theo khuyến cáo từ Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam (VADE), xét nghiệm để tầm soát đái tháo đường (và Tiền đái tháo đường) cho người trưởng thành không có triệu chứng khi bạn hay người thân thuộc một trong những nhóm đối tượng nguy cơ sau:
- Bất kỳ tuổi nào nhưng có BMI ≥ 23 kg/m2 (người Châu Á) có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ:
+ HbA1c ≥ 5.7%, rối loạn đường huyết đói hoặc rối loạn đường huyết sau ăn ở các lần xét nghiệm trước.
+ Có người thân trong gia đình bị đái tháo đường.
+ Chủng tộc nguy cơ cao: Châu Á.
+ Phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.
+ Tiền sử bệnh tim mạch.
+ Người bị tăng huyết áp.
+ HDL-C < 35 mg/dL (0.9 mmol/L) và/ hoặc Triglycerid ≥ 250 mg/dL (2.82 mmol/L).
+ Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.
+ Ít vận động thể lực.
+ Các tình trạng lâm sàng liên hệ với tình trạng đề kháng Insulin, ví dụ béo phì trầm trọng, bệnh gai đen.
- Đối với người từ 45 tuổi trở lên.
- Nếu xét nghiệm bình thường, nên đi xét nghiệm 3 năm 1 lần.
Các đối tượng nên đi xét nghiệm tiểu đường
Trong trường hợp các xét nghiệm lâm sàng cho thấy dấu hiệu đái tháo đường, bác sĩ có thể tiến hành một trong ba dạng xét nghiệm chuyên biệt trên trước khi đưa ra chẩn đoán. Để đảm bảo sức khỏe, bạn cần đi khám định kỳ để bác sĩ sớm chẩn đoán và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Đối với người bệnh tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng việc duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và theo dõi glucose máu thường xuyên là cách tốt nhất giúp kiểm soát lượng đường và từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh đái tháo đường gây ra.
Ngoài việc tuân thủ chế độ dùng thuốc, bệnh nhân đái tháo đường nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường có chiết xuất từ tự nhiên như Advanced Glucose.
Kết hợp sử dụng Cinnamon 1000mg trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường
Trong mỗi viên Mason Natural Cinnamon 1000mg có chứa tới 500mg Cinnamon - chiết xuất vỏ quế, mang đến tác dụng:
- Hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm lượng đường trong máu.
- Tăng cường sản sinh insulin, hỗ trợ phục hồi chức năng tuyến tụy.
- Giảm nguy cơ biến chứng do bệnh tiểu đường.
- Điều hòa huyết áp, giảm cholesterol, lipid.
- Chống oxy hóa.
Mason Natural Cinnamon 1000mg là lựa chọn hàng đầu trong việc giúp kiểm soát mức đường huyết ở mức ổn định, giúp quá trình chuyển hóa glucose giải phóng năng lượng ở mức tối ưu, đặc biệt giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.
>>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY