Nội Dung

1. Polyp đại trực tràng là gì?

2. Triệu chứng của polyp đại trực tràng

3. Viêm đại tràng có phải là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp đại trực tràng?

4. Polyp đại trực tràng có nguy hiểm không?

5. Phòng ngừa polyp trực tràng

5.1. Nhận biết các yếu tố nguy cơ từ sớm

5.2. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia

5.3. Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ

5.4. Bổ sung axit folic từ thực vật

5.5. Tăng cường chế độ rèn luyện cơ thể

5.6. Điều trị viêm đại tràng bằng Colon Herbal Cleanser

1. Polyp đại trực tràng là gì?

Polyp đại trực tràng là những polyp hình thành ở niêm mạc đại tràng và trực tràng

Polyp là một dạng tổn thương có hình dáng giống với khối u, có cuống hoặc không cuống. Chúng tạo thành bởi sự tăng sinh tổ chức dưới niêm mạc. Polyp đại trực tràng, hay còn gọi là polyp ruột già là những polyp hình thành ở niêm mạc đại tràng và trực tràng.

Tình trạng polyp xuất hiện tại ruột già là rất phổ biến. Số liệu thống kê cho thấy 1/3 dân số trên 60 tuổi có ít nhất 1 polyp ở bộ phận này. Một số loại polyp nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ tiềm ẩn khả năng biến chứng thành ung thư.

Hai loại polyp thường gặp nhất trong đại trực tràng là:

Các polyp tăng sản: Đây là loại polyp sở hữu kích thước nhỏ. Thường xuất hiện ở gần cuối đoạn đại tràng là đại tràng sigmoid và trực tràng. Loại polyp này rất hiếm khi biến thành ác tính.

Polyp tuyến: Thực ra, 2/3 polyp đại tràng chính là polyp tuyến. Dựa theo hình dáng, kích thước bên ngoài, kèm theo đặc tính, mà người ta đã phân loại chúng. Dù không phát triển thành ung nhưng nếu kích thước polyp càng lớn thì khả năng chuyển hóa càng cao. Vì vậy, người bệnh cần loại bỏ dứt điểm càng sớm càng tốt.

2. Triệu chứng của polyp đại trực tràng

95% polyp đại trực tràng không có triệu chứng rõ ràng và chỉ được phát hiện thông qua các cuộc kiểm tra định kỳ. Tuy nhiên, một số người có thể có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác như:

- Đại tiện phân lẫn máu, đại tiện phân đen.

- Đại tiện nhiều lần trong ngày, phân lỏng.

- Đau bụng: Phổ biến là cơn đau do tắc ruột khi polyp có kích thước lớn. Triệu chứng đau thường kèm theo nôn.

- Thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi.

>>> Xem thêm: Viêm đại tràng: Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả nhất

3. Viêm đại tràng có phải là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp đại trực tràng?

Đột biến gen trong tế bào của niêm mạc ruột già là nguyên nhân chính tạo thành polyp. Các tế bào này được phân chia, trưởng thành và chết đi theo một trình tự chính xác. Tuy nhiên những thay đổi về gen khiến chúng bị tăng sinh bất thường, tích lũy lại hình thành polyp.

Ngoài ra, polyp đại trực tràng có thể hình thành do tác động của nhiều yếu tố. Một trong số đó là viêm đại tràng, theo các chuyên gia người bị viêm đại tràng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh polyp đại trực tràng cao gấp 30 lần so với người lớn khỏe mạnh. Bởi các vết viêm loét do viêm đại tràng gây ra gây tổn thương ở đại tràng, từ đó lan rộng sang cả trực tràng tạo môi trường cho polyp hình thành. Đồng thời, các tình trạng như táo bón, tiêu chảy, người mệt mỏi, sức đề kháng kém... lâu ngày ở người bị viêm đại tràng chính là các điều kiện thuận lợi thúc đẩy các polyp phát triển nhanh chóng trong trực tràng. 

Ngoài viêm đại tràng, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp đại trực tràng: 

3.1. Tuổi tác

Khoảng 90% trường hợp mắc bệnh polyp đại trực tràng ở độ tuổi sau 50

Bệnh polyp đại trực tràng thường rất ít gặp ở những người trước 40 tuổi, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có khoảng 90% trường hợp mắc bệnh ở độ tuổi sau 50.

3.2. Tiền sử bệnh cá nhân

Bạn sẽ có nguy cơ bị polyp đại trực tràng cao hơn nếu đã từng mắc viêm đường ruột

Bạn sẽ có nguy cơ bị polyp đại trực tràng cao hơn nếu đã từng mắc:

- Ung thư buồng trứng.

- Bị tiểu đường tuýp 2 và kiểm soát bệnh không được tốt hoặc bệnh Crohn.

3.3. Di truyền

Nguy cơ polyp đại trực tràng có thể tăng gấp đôi nếu trong gia đình cách tối đa 1 thế hệ có người từng bị bệnh này

Nguy cơ polyp đại trực tràng có thể tăng gấp đôi nếu trong gia đình cách tối đa 1 thế hệ (cha mẹ, anh chị em, con cái) có người từng bị bệnh này. Do đó, việc phát hiện và kiểm soát sớm là rất quan trọng.

Một số rối loạn di truyền cụ thể gây ra polyp đại trực tràng:

- Hội chứng Lynch: Những người mắc hội chứng lynch thường có tương đối ít polyp đại trực tràng nhưng những polyp đó lại rất nhanh chóng trở thành ác tính.

- Đa polyp tuyến gia đình (Familial adenomatous polyposis – FAP): Là một rối loạn hiếm gặp khiến hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn polyp phát triển bên trong niêm mạc đại tràng, bắt đầu từ những năm thiếu niên. Nếu không được điều trị thì các trường hợp này 100% sẽ phát triển thành ung thư đại tràng trước 40 tuổi.

- Hội chứng Gardner: Một biến thể của FAP khiến cho polyp phát triển khắp đại tràng và ruột non, đôi khi có thể phát triển các khối u không gây ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể bao gồm da, xương và bụng.

- Hội chứng Peutz – Jeghers: Người bệnh có nhiều polyp nhỏ ở phần dạ dày, ruột non, ruột già và trực tràng. Những người đang mắc phải hội chứng Peutz-Jeghers thường có nguy cơ bị mắc phải ung thư đa cơ quan, đặc biệt là trong tụy, ruột non và đại tràng, phổi, ngực, buồng trứng và cả trong tử cung.

3.4. Hút thuốc lá và uống rượu

Thói quen dùng chất kích thích làm tăng nguy cơ bị polyp đại trực tràng

Thói quen dùng chất kích thích có trong rượu, bia, thuốc lá… được chứng minh là làm tăng nguy cơ ung thư và polyp đại trực tràng. 

 3.5. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Những thức ăn đã qua chế biến làm gia tăng nguy cơ polyp đại trực tràng

Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy mối liên hệ giữa dinh dưỡng như việc ăn nhiều thịt đỏ, những thức ăn đã qua chế biến làm gia tăng nguy cơ polyp đại trực tràng. Nguyên nhân là do chế độ ăn nhiều thịt, nhiều mỡ, ít chất xơ gây táo bón, khiến niêm mạc trực tràng thường xuyên phải tiếp xúc với các chất độc hại được chuyển hóa từ các loại thức ăn này như nitrosamin, indol, scatol…tạo điều kiện cho bệnh hình thành và phát triển, lâu dần có thể sẽ dẫn tới ung thư đại tràng.

Vào năm 2015, một báo cáo được xuất bản bởi Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế Về Ung Thư đưa ra những thông tin như sau: Cứ mỗi 50 gram thịt chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói hay Salami (xúc xích) được tiêu thụ mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng lên 18%.

3.6. Lối sống ít vận động

Người ít vận động dễ mắc bệnh polyp đại trực tràng hơn người có chế độ luyện tập lành mạnh

Người ít vận động dễ mắc bệnh hơn. Lý giải cho điều này, các bác sĩ cho biết khi cơ thể ít vận động, đồng nghĩa với việc các cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa cũng hoạt động chậm lại, khiến phân ở lại trong đại tràng lâu hơn và gây tình trạng táo bón.

3.7. Béo phì

Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở cả nam và nữ thuộc mọi lứa tuổi

Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở cả nam và nữ thuộc mọi lứa tuổi và nguy cơ sẽ tăng gấp đôi ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Qua các yếu tố nguy cơ nêu trên có thể khắng định viêm đại tràng là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp đại trực tràng. Tuy chỉ là yếu tố nguy cơ đối với polyp đại tràng nhưng viêm đại tràng chính là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư đại tràng. Do đó, người bệnh nên lưu ý để phát hiện và có biện pháp điều trị sớm.

>>> Xem thêm: Viêm đại tràng ngang là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

4. Polyp đại trực tràng có nguy hiểm không?

Polyp đại trực tràng cần được chẩn đoán và điều trị sớm vì có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Những polyp lành tính sẽ trở thành polyp ác tính khi quá trình thay đổi và đột biến trong tế bào tiếp tục diễn ra theo thời gian. Các tế bào bên trong polyp sẽ tiếp tục phân chia, tăng sinh và đột biến một cách mất kiểm soát. Quá trình này làm cho polyp sẽ tăng dần về kích thước và trở thành ác tính.

5. Phòng ngừa polyp trực tràng

Mặc dù không có một phương pháp nào có thể ngăn chặn 100% căn bệnh này, tuy nhiên để phòng ngừa bệnh từ sớm, bạn cần hết sức quan tâm tới các yếu tố sau:

5.1. Nhận biết các yếu tố nguy cơ từ sớm

Chủ động thăm khắm để biết được các yếu tố nguy cơ khiến bệnh hình thành và phát triển

Từ các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh đã nêu trên bạn hãy:

- Tìm hiểu về tiền sử gia đình và di truyền cũng như tiền sử bệnh cá nhân

- Đánh giá lối sống của bản thân: có thừa cân hay béo phì; chế độ ăn quá nhiều thịt đỏ và thức ăn chế biến sẵn hay chế độ ăn ít chất xơ và rau củ quả; chăm chỉ vận động hay lười vận động; thuốc lá, rượu bia....

- Tới các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh như có máu trong phân, đau bụng dai dẳng, sút cân nhanh không rõ nguyên nhân,...

- Các chuyên gia khuyên bạn nên thử nghiệm tầm soát ung thư đại tràng - trực tràng đầu tiên ở tuổi 50. Bác sĩ có thể đề nghị khám nghiệm thường xuyên hơn hoặc sớm hơn nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như tiền sử gia đình ruột kết hoặc ung thư trực tràng.

5.2. Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia

Người bệnh không nên dùng quá 2 đơn vị cồn/ngày (1 đơn vị cồn tương đương 1 lon bia, 1 ly rượu nho hay 1 chung rượu mạnh.

5.3. Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ

ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, có thể làm giảm 40% nguy cơ polyp đại trực tràng

Các nghiên cứu đã chỉ ra, việc ăn nhiều các thực phẩm giàu chất xơ, có thể làm giảm 40% nguy cơ polyp đại trực tràng. Chất thải tích tụ được xem là nguyên nhân gây polyp và theo thời gian polyp sẽ phát triển thành ung thư. Việc ăn nhiều chất xơ giúp chất thải di chuyển dễ dàng hơn trong hệ tiêu hóa. Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, nhất là chất béo no. Bởi thức ăn nhiều dầu mỡ sản sinh ra axit trong đại tràng có thể kích thích sự phát triển của khối u và polyp. Nên hạn chế ăn các chất béo no có nguồn gốc từ động vật như thịt bò, thịt lợn,...

5.4. Bổ sung axit folic từ thực vật

Các nghiên cứu đã chỉ ra axit folic giúp bạn giảm nguy cơ đại trực tràng hiệu quả. Axit folic có nhiều trong trong các loại hoa quả họ cam (cam, quýt, chanh, bưởi) và rau lá xanh.

Bổ sung canxi: Những người dùng 700 - 800 mg canxi/ngày có nguy cơ ung thư đại tràng thấp hơn 40 - 50% so với người dùng ≤500 mg canxi/ngày. Bên cạnh đó, vitamin D cũng có tác dụng trợ giúp quá trình hấp thu canxi, do đó bạn nên lựa chọn các thực phẩm giàu vitamin D như: gan, lòng đỏ trứng và cá.

5.5. Tăng cường chế độ rèn luyện cơ thể

Tập thể dục hoặc chạy bộ hàng ngày cũng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh

Tập thể dục hoặc chạy bộ hàng ngày cũng giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tránh căng thẳng và thức quá khuya. Bổ sung vitamin D (uống thuốc hoặc tranh thủ phơi ít nắng buổi sáng khoảng 10 - 15 phút/ hàng ngày).

5.6. Điều trị viêm đại tràng bằng Colon Herbal Cleanser

Colon Herbal Cleanser chính là sản phẩm được nhiều người bị đại tràng lựa chọn

Ngoài việc chú ý đến chế độ ăn uống và tập luyện điều độ, người bị polyp đại trực tràng cần tuân theo liệu pháp điều trị của bác sĩ kết hợp với các sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đại tràng.

Hiện nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) Colon Herbal Cleanser chính là sản phẩm được nhiều người bị đại tràng lựa chọn. Colon Herbal Cleanser là sản phẩm của Mason Natural – thương hiệu danh tiếng hàng đầu tại Mỹ với hơn 300 sản phẩm chăm sóc sức khỏe và được phân phối tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. TPBVSK Colon Herbal Cleanser phải trải qua các cuộc kiểm tra định kỳ của địa phương, của tiểu bang và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe tại thị trường Mỹ cũng như nhiều thị trường khác trên thế giới.

Colon Herbal Cleanser có chứa tới 12 loại thảo dược quý như: Bentonite, bột vỏ hạt mã đề (Plantago ovate), chiết xuất lá lúa mì, chiết xuất lá linh lăng, bột cây vỏ thiêng, chiết xuất lá lô hội, bột cây hắc mai,….. Các thành phần này được bào chế theo công thức độc quyền của Mason Natural giúp bổ sung chất xơ, hỗ trợ tăng cường sức khỏe đại tràng, từ đó mang đến hiệu quả hỗ trợ điều trị các vấn đề về đại tràng.

Sản phẩm đang có bán tại gần 400 điểm bán là các nhà thuốc, đại lý trên toàn quốc.

>>> Xem thêm: Review khách hàng nhà thuốc Phương Chính chia sẻ về sản phẩm Colon của Mason