Nội dung:

1. Nguyên nhân tình trạng thiếu sắt thiếu máu của mẹ sau sinh 

2. Những triệu chứng cho thấy cơ thể mẹ sau sinh đang bị thiếu sắt thiếu máu 

3. Cách khắc phục tình trạng thiếu sắt thiếu máu cho mẹ sau sinh 

 

1. Nguyên nhân tình trạng thiếu sắt thiếu máu của mẹ sau sinh

Bổ sung sắt trong thai kỳ luôn được chú trọng và được thực hiện đầy đủ, nhưng dường như các mẹ lại khá “chủ quan” với vấn vấn đề thiếu máu sau sinh. Một phần của tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân các bà mẹ mới sinh thường bận bịu với việc chăm sóc con cũng như làm sao để chăm bé tốt nhất mà bỏ qua chính sức khỏe của bản thân mình.

Tuy nhiên các mẹ cần biết rằng sức khỏe của người mẹ cũng quan trọng như em bé. Thiếu máu sau khi sinh có liên quan đến vấn đề thiếu sữa, giảm thời gian cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong những tháng đầu đời và dĩ nhiên đi kèm với đó là cai sữa sớm, bé đề kháng yếu hơn những bé được bú mẹ đầy đủ. Ngoài ra, thiếu sữa mẹ và cai sữa sớm cũng dẫn đến tình trạng ăn dặm sớm – một nguyên nhân dù không lớn nhưng cũng khiến bé sơ sinh tăng cân kém.

Nguyên nhân tình trạng thiếu sắt thiếu máu của mẹ sau sinh

Theo nghiên cứu, khoảng 22% bà mẹ sinh con lần đầu bị thiếu máu sau sinh, với mức hemoglobin dưới 10g/L (nồng độ hemoglobin dưới 110g/L sau một tuần sau sinh và dưới 120g/L sau tám tuần sau sinh được coi là thiếu sắt mãn tính sau sinh). Hemoglobin là phân tử trong tế bào hồng cầu, nó cần sắt để vận chuyển oxy. Tiêu thụ/hấp thu không đủ sắt và mất sắt (chảy máu) có thể gây ra thiếu máu do thiếu sắt

Tổ chức WHO cũng rất lưu tâm đến vấn đề thiếu máu thiếu sắt của mẹ sau sinh và đưa ra khuyến cáo rằng: Thiếu máu là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu được xác định là do thiếu sắt. Hậu quả của thiếu máu do thiếu sắt trong giai đoạn sau sinh (sáu tuần sau khi sinh) có thể ảnh hưởng nghiêm trọng lâu dài đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu được thực hiện ở các nước thu nhập cao đã chỉ ra rằng có khoảng 10-30% phụ nữ sau sinh bị thiếu máu. Vì thiếu máu là một vấn đề phổ biến trên toàn thế giới, không giới hạn ở bất cứ quốc gia nào, nhưng trong đó tỷ lệ thiếu máu sau sinh ở các nước thu nhập thấp và trung bình có thể cao hơn những quốc gia phát triển, dân trí cao.

Thiếu máu phát triển theo 3 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu tiên: Khi cơ thể không được bổ sung sắt đầy đủ theo đúng nhu cầu, nồng độ sắt trong tủy xương bắt đầu cạn kiệt theo thời gian, làm giảm tổng lượng sắt trong máu và không có triệu chứng cụ thể nào xuất hiện trong giai đoạn này.

- Giai đoạn hai: Khi tình trạng thiếu sắt kéo dài, các tác dụng phụ của tình trạng thiếu máu bắt đầu xuất hiện. Điển hình là tình trạng đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt… Cũng trong giai đoạn này, việc sản xuất huyết sắc tố bắt đầu bị ảnh hưởng và khiến da xanh xao, kém hồng hào hơn. Để phát hiện thiếu máu ở giai đoạn này, cần xét nghiệm máu để xác định rõ tình trạng.

- Giai đoạn ba: Khi phát triển đến giai đoạn ba, đồng nghĩa với việc cơ thể bị thiếu hụt sắt trong một thời gian dài, cơ thể sử dụng hết sắt mà không được bù đắp lại khiến nồng độ huyết sắc tố giảm mạnh hơn nữa gây nên tình trạng thiếu máu nghiêm trọng. Các triệu chứng cũng xuất hiện rõ ràng hơn như mệt mỏi, kiệt sức cực độ, ngất, xây xẩm mặt mày, buồn nôn, sút cân, da vàng vọt…

Đối với mẹ sau sinh, thông thường khi thiếu máu phát triển đến giai đoạn thứ 2 – nghĩa là khi xuất hiện các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi… mới bắt đầu quan tâm đến vấn đề bổ sung sắt cho cơ thể. Nhưng khi để thiếu máu giai đoạn 2, sữa mẹ cũng đã thiếu hụt sắt khi cho bé bú cũng như suy giảm nguồn sữa. Do đó, mẹ cần bổ sung sắt liên tục cho cả giai đoạn bầu và sau sinh để tránh tình trạng thiếu sắt thiếu máu.

Nguyên nhân tình trạng thiếu sắt thiếu máu của mẹ sau sinh

Khi xét đến nguyên nhân thiếu máu sau sinh, có nhiều ý kiến được đưa ra nhưng phải kể đến những nguyên nhân chính như:

- Chế độ ăn uống thiếu hụt chất sắt: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu sắt của người bình thường, chưa kể đến bà bầu – đối tượng có nhu cầu cao hơn nhiều lần. Cũng theo khuyến cáo, nhu cầu bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai là 4.4mg/ngày, vậy nên chỉ từ nguồn thực phẩm là chưa đủ mà cần bổ sung từ viên uống sắt tổng hợp. Nhiều mẹ bầu không bổ sung đủ chất sắt trước hoặc trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu sau sinh.

- Mất máu trong khi sinh: Việc mất quá nhiều máu trong khi sinh (vượt quá 500ml) có thể làm cạn kiệt nguồn dự trữ sắt trong cơ thể và dẫn đến thiếu máu sau khi sinh. Mất máu càng nhiều thì nguy cơ thiếu máu ở mẹ càng cao và những mẹ đẻ mổ có nguy cơ thiếu máu sau sinh cao hơn những mẹ đẻ thường.

- Mất máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt: Mất máu đáng kể trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến mất chất sắt trước khi thụ thai. Bên cạnh đó, nhiều mẹ sau sinh sớm có kinh nguyệt trở lại cũng có thể là nguyên nhân thiếu máu sau sinh.

- Bệnh đường ruột: Trong trường hợp mẹ sau sinh bị rối loạn đường ruột như bệnh viêm ruột hay sự xuất hiện của giun… sẽ khiến cơ thể không thể hấp thu lượng sắt cần thiết.

- Thiếu sắt trước hoặc trong khi mang thai: Thiếu sắt từ giai đoạn trước và trong khi mang thai cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng mẹ sau sinh thiếu máu thiếu sắt.

- Mẹ mang song thai, đa thai

- Mẹ sinh các bé sát nha, khiến thời gian hồi phục ngắn giữa các lần mang thai

- Mang thai quá ngày: nhiều trường hợp mẹ bầu quá ngày dự sinh mà chưa chuyển da có thể gây nhiều nguy cơ, trong đó có chảy máu sau sinh gây mất máu là một ví dụ, và nó dẫn đến thiếu máu thiếu sắt sau sinh.

- Hội chứng Placenta Previak (nhau tiền đạo): Đây là một bất thường về nhau thai có thể gây ra các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sinh nở của mẹ bầu. Nhau tiền đạo được xếp vào nhóm tình trạng mang thai có nguy cơ cao do tăng nguy cơ chảy máu nghiêm trọng trong khi mang thai và khi sinh.

- Tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật cũng là nguyên nhân gây thiếu máu sau sinh

- Thu nhập thấp: Theo nghiên cứu, mẹ sau sinh ở những quốc gia thu nhập thấp có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao hơn nhiều lần so với những mẹ sau sinh ở những quốc gia thu nhập cao và vừa. Cụ thể, các nhà khoa học đã nghiên cứu tình trạng thiếu sắt sau sinh, thiếu máu và thiếu máu do thiếu sắt ở Hoa Kỳ cũng như so sánh nguy cơ thiếu sắt giữa 680 phụ nữ 0 - 24 tháng sau sinh và 587 phụ nữ chưa bao giờ mang thai trong độ tuổi 20 - 40 tuổi.

Kết quả, tỷ lệ thiếu sắt ở phụ nữ 0 – 6 tháng, 7 – 12 tháng và 13 - 24 tháng sau sinh lần lượt là 12.7, 12.4 và 7.8% và 6.5% ở phụ nữ chưa bao giờ mang thai. 

Cùng với đó, nguy cơ thiếu sắt ở phụ nữ sau sinh thu nhập thấp cao hơn gấp gần 2 lần so với phụ nữ sau sinh thu nhập trung bình và phụ nữ chưa từng mang thai Do phụ nữ sau sinh thu nhập thấp có nguy cơ thiếu sắt cao hơn đáng kể so với phụ nữ chưa từng mang thai, nên cần phải chú trọng hơn đến việc phòng ngừa thiếu sắt ở phụ nữ có thu nhập thấp trong và sau khi mang thai.

- Tâm lý căng thẳng, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc do chăm sóc con.

Theo ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ chia sẻ: Khi mang thai mẹ bầu được khuyến cáo phải bổ sung sắt gấp đôi so với bình thường. Tuy nhiên do quá trình ăn uống mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu sắt, axit Folic và vitamin cần dùng. Ngày qua ngày, tình trạng thiếu máu trở nên nghiêm trọng hơn. Đến lúc vượt cạn mẹ lại tiêu tốn thêm lượng máu tương đối lớn.

Nguyên nhân tình trạng thiếu sắt thiếu máu của mẹ sau sinh

Do đó, tình trạng thiếu máu chắc chắn xảy ra. Không những thế, các mẹ bầu sinh mổ càng mất máu nhiều hơn. Đồng thời sau sinh cơ thể mẹ trở nên yếu ớt khiến các cơ quan bên trong cũng giảm hoạt động tạo máu.

2. Những triệu chứng cho thấy cơ thể mẹ sau sinh đang bị thiếu sắt thiếu máu

Chế độ ăn uống không cân đối, hợp lý và không cung cấp đủ lượng sắt khuyến nghị, không bổ sung sắt trước, trong khi mang thai… có thể dẫn đến tăng nguy cơ thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt sau sinh. 

Mệt mỏi bất thường

Mệt mỏi bất thường là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng thiếu sắt, xảy ra phổ biến ở hầu hết những trường hợp thiếu hụt sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, kể cả khi mẹ sau sinh chưa được chẩn đoán thiếu chất này.

Lý giải cho tình trạng mệt mỏi này là bởi khi cơ thể thiếu sắt – nguyên tố cần thiết để tạo ra một loại protein gọi là hemoglobin giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nếu không có đủ hemoglobin, lượng oxy đến các mô và cơ suy giảm khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.

Đồng thời, trái tim của chúng ta cũng phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể và điều này khiến mẹ sau sinh cảm thấy mệt mỏi bất thường.

Da nhợt nhạt hơn bình thường

Một trong những triệu chứng điển hình của tình trạng thiếu sắt đó là làn da nói chung và đặc biệt là phần da bên trong mí mắt sẽ có màu nhợt nhạt hơn bình thường. Lý giải cho tình trạng này, là bởi hemoglobin trong hồng cầu làm cho máu có màu đỏ, vì vậy khi nồng độ hemoglobin thấp do thiếu sắt làm cho máu ít có màu đỏ hơn, từ đó khiến da trông nhợt nhạt, thiếu sự hồng hào vốn có.

Da nhợt nhạt hơn bình thường

Có một cách đơn giản để biết làn da của mẹ sau sinh có đang “bất ổn” vì thiếu sắt bằng cách thử kéo mí mắt dưới xuống trong khi soi gương, nếu lớp bên trong có màu đỏ rực rỡ thì sức khỏe đang bình thường, còn nếu nó có màu hồng nhạt hoặc vàng thì rất có thể mẹ sau sinh đang có nguy cơ hoặc đã bị thiếu sắt mức độ vừa và nặng.

Khó thở

Khó thở cũng là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở những trường hợp thiếu máu do thiếu sắt. Lý do là hemoglobin cho phép các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Khi nồng độ hemoglobin thấp do cơ thể thiếu sắt, nồng độ oxy cũng thấp theo, dẫn đến cơ bắp sẽ không nhận đủ oxy để thực hiện các hoạt động bình thường, chẳng hạn như đi bộ.

Kết quả là, nhịp thở của bạn sẽ tăng lên khi cơ thể cố gắng lấy thêm oxy. Đây là lý do mà khó thở trở thành một trong những triệu chứng điển hình của chứng thiếu sắt.

Đau đầu, chóng mặt

Thiếu sắt có thể gây đau đầu, đặc biệt ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ đến kì kinh nguyệt. Bởi khi đến kỳ kinh hoặc vừa trải qua kì sinh nở, cơ thể chị em bị mất một lượng máu lớn, nếu không bổ sung sắt kịp thời để sản sinh lượng máu bù đắp sẽ khiến cơ thể bị thiếu máu, trong đó bao gồm cả thiếu máu lên não gây ra tình trạng đau đầu. 

Đau đầu, chóng mặt

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu, nhưng những cơn đau đầu thường xuyên tái phát, nó rất có thể là triệu chứng của tình trạng thiếu sắt.

Để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa thiếu sắt và đau đầu, trong nghiên cứu có tên Iron Deficiency Anemia Is Associated with Menstrual Migraine: A Case–Control Study (tạm dịch: Thiếu sắt Thiếu máu có liên quan đến chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt: Một nghiên cứu kiểm soát trường hợp), các nhà nghiên cứu cho rằng có một số yếu tố tác động đến cơ thể, bao gồm mối quan hệ giữa chức năng dopamine bị thay đổi và mức độ estrogen và nó khiến chúng ta bị đau đầu, chóng mặt.

Tim đập nhanh

Tim đập nhanh là một triệu chứng khác của bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

Mối liên quan giữa thiếu sắt, thiếu máu và các vấn đề về tim mạch đã được nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ có tên Anemia as an Independent Predictor of Adverse Cardiac Outcomes in Patients with Atrial Fibrillation xem xét và tiến hành nghiên cứu sâu hơn, bởi tim đập nhanh cũng có thể liên quan đến cả việc cung cấp oxy cho cơ thể.

Cụ thể, hemoglobin là protein trong các tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy xung quanh cơ thể. Nhưng khi thiếu sắt, lượng hemoglobin thấp hơn thông thường khiến tim phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển oxy. Điều này dẫn đến nhịp tim không đều hoặc cảm giác tim đập nhanh bất thường. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch cũng như gia tăng nguy cơ đột quỵ… ở mẹ sau sinh.

Sưng, đau lưỡi hoặc miệng 

Mẹ sau sinh hãy thường xuyên quan sát bên trong hoặc bên ngoài miệng của mình, vì nó có thể cho biết mẹ có đang bị thiếu máu do thiếu sắt hay không. Cụ thể, khi xuất hiện các dấu hiệu gồm sưng, viêm, vùng da trong miệng nhợt nhạt hoặc lưỡi trơn nhẵn lạ thường thì rất có thể, cơ thể mẹ sau sinh đang thiếu sắt. 

Thiếu sắt cũng có thể gây ra các triệu chứng khác liên quan đến khoang miệng, chẳng hạn như: khô miệng, cảm giác nóng bỏng, khó chịu trong miệng, loét miệng hoặc xuất hiện các vết nứt đỏ ở khóe miệng… Vậy nên hãy thường xuyên kiểm tra vùng miệng để xem có những dấu hiệu của thiếu sắt trên hay không nhé!

Hội chứng chân không yên

Thiếu sắt có liên quan đến hội chứng chân không yên (Restless legs syndrome, viết tắt là RLS). Đây là bệnh rối loạn vận động rất hay gặp, chiếm khoảng 8 – 10% dân số người da trắng, và khoảng 5% người Châu Á với biểu hiện điển hình là cảm giác thôi thúc mạnh mẽ để di chuyển chân của bạn trong khi chúng đang nghỉ ngơi. 

RLS cũng có thể gây ra cảm giác như kiến bò hoặc ngứa ngáy khó chịu ở bàn chân nói riêng và chân của người bệnh nói chung. Đặc biệt, RLS thường xuất hiện và trở nặng hơn vào ban đêm khiến người bệnh cảm thấy khó ngủ, mất ngủ, uể oải, thiếu năng lượng…

Nguyên nhân của hội chứng chân không yên nguyên phát chưa được tìm hiểu đầy đủ. Tuy nhiên, RLS được biết là xảy ra thứ phát sau các tình trạng y tế khác nhau, bao gồm cả thiếu máu do thiếu sắt. 

Thực tế cũng đã chứng minh rằng, những người bị thiếu máu do thiếu sắt có nguy cơ mắc hội chứng chân không yên cao gấp 6 lần so với đối tượng không bị thiếu sắt.

Móng tay giòn, dễ gãy, biến dạng

Một triệu chứng ít phổ biến hơn của tình trạng thiếu sắt là móng tay giòn, dễ gãy, biến dạng thành hình thìa - hay còn được gọi là koilonychia - một bệnh của móng tay mà khi mắc phải, móng trở nên mỏng bất thường và trở nên phẳng hoặc thậm chí lõm về hình dạng như chiếc thìa (phần giữa móng tay lõm xuống và các cạnh nhô cao lên trông có vẻ tròn trịa như một chiếc thìa).

Móng tay giòn, dễ gãy, biến dạng

Tuy nhiên, đây là triệu chứng khá hiếm gặp, chỉ xảy ra ở khoảng 5% những người bị thiếu sắt và thường chỉ diễn ra ở những trường hợp thiếu sắt nghiêm trọng. 

Ngoài ra, một vài dấu hiệu khác có thể giúp chị em có thể dễ dàng nhận biết bệnh thiếu máu sau sinh bao gồm:

- Thường xuyên cảm thấy nhức các đầu xương

- Suy giảm hệ miễn dịch, dễ ốm, lâu hồi phục

- Giảm ham muốn tình dục

- Tinh thần căng thẳng, áp lực và cáu gắt, có nguy cơ cao bị trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực…

3. Cách khắc phục tình trạng thiếu sắt thiếu máu cho mẹ sau sinh

Khi đã biết được nguyên nhân, khắc phục tình trạng thiếu máu sau sinh không hề khó như các mẹ vẫn nghĩ. Nó bao gồm một số thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống, ví dụ như ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu sắt, uống vitamin C tăng cường hấp thụ chất sắt, uống viên sắt tổng hợp hàng ngày nếu được chẩn đoán thiếu sắt…

Tuy nhiên, những triệu chứng là chưa đủ mà mẹ sau sinh nên đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ sắt trong máu. Sau đó mới đưa ra lời khuyên hoặc liệu trình bổ sung sắt phù hợp. Cũng theo đó, để phòng ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt sau sinh, mẹ nên:

Ăn thực phẩm giàu chất sắt + vitamin C

Các loại rau xanh như rau bina, bông cải xanh (súp lơ), măng tây, khoai tây, các loại đậu như đậu lăng, bí ngô, đậu hũ, ngũ cốc, gan động vật, các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn… Cùng với đó, hãy thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C như dây, cam, bưởi, quýt… bởi ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp tăng cường hấp thụ sắt trong cơ thể.

Ăn thực phẩm giàu chất sắt + vitamin C

Uống đủ nước

Uống nhiều nước giúp mẹ sau sinh cải thiện lưu lượng máu sau khi sinh con. Uống nhiều nước cũng có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông và nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu chất bổ sung sắt gây đầy hơi, táo bón thì chất lỏng có thể giúp giải quyết nó. Đặc biệt, hãy uống nhiều hơn ba lít chất lỏng (nước, sữa, canh…) mỗi ngày trong thời kỳ sau sinh.

Giảm uống trà

Trong trà có chứa một thành phần gọi là tanin, có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể. Tương tự, bổ sung canxi và sắt cùng lúc cũng có thể làm giảm sự hấp thụ sắt trong cơ thể, nên nếu mẹ sau sinh bổ sung 2 loại, hãy uống cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ để đảm bảo sự hấp thụ sắt tốt nhất.

Nghỉ ngơi hợp lý

Nghỉ ngơi đầy đủ và tránh làm việc quá sức nếu mẹ sau sinh cảm thấy rất mệt và kiệt sức do lượng sắt thấp.

Nghỉ ngơi hợp lý

Bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng

Nguy cơ nhiễm trùng có thể tăng lên do thiếu máu làm giảm mức độ miễn dịch của cơ thể. Trong trường hợp nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, mẹ sau sinh hãy liên hệ với bác sĩ và dùng kháng sinh nếu cần thiết.

Tái khám với bác sĩ

Nếu được chẩn đoán là bị thiếu máu sau sinh thì xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xác định tình trạng của bạn và thực hiện các bước cần thiết. Nếu lượng sắt tiếp tục giảm, bác sĩ sẽ đưa ra những liệu trình phù hợp.

Chủ động bổ sung viên sắt tổng hợp

Uống bổ sung sắt giúp cải thiện nồng độ sắt trong máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt hiệu quả cũng như giúp cơ thể đủ sắt để khỏe mạnh, chăm sóc bé tốt hơn.

Trên thị trường hiện nay, không khó để tìm được sản phẩm bổ sung sắt cho cơ thể. Trong đó, Mason Natural Ferrouse Gluconate là một trong những sản phẩm bổ sung sắt dưới dạng sắt hữu cơ dễ hấp thụ, hiệu quả tích cực được nhiều người dùng và chuyên gia đánh giá cao, là lựa chọn hàng đầu cho mẹ sau sinh.

Mason Natural Ferrouse Gluconate đến từ Mason Natural – thương hiệu chuyên sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe hàng đầu nước Mỹ với hơn 300 sản phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.

Tất cả các sản phẩm đến từ Mason Natural đều đạt tiêu chuẩn cGMP – Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt và đạt chứng nhận an toàn thực phẩm ASI. Đồng thời, các sản phẩm của Mason còn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe tại Mỹ, phải trải qua các cuộc kiểm tra định kỳ của địa phương, của tiểu bang và đặc biệt phải đáp ứng các tiêu của FDA Hoa Kỳ, từ đó tạo nên lòng tin, sự an tâm cho người dùng khi quyết định “chốt” sản phẩm từ nhà Mason Natural.

Mason Natural Ferrouse Gluconate

Mason Natural Ferrouse Gluconate cũng ghi điểm với người dùng nhờ vào:

 Hàm lượng sắt cao, phục vụ nhu cầu bổ sung sắt của nhiều đối tượng khác nhau.

- Bổ sung sắt dưới dạng Iron (as ferrous gluconate) là sắt hữu cơ, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn so với sắt vô cơ, không có mùi tanh nồng khó chịu. Ngoài ra, sắt hữu cơ còn giúp hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng sắt như táo bón, tiêu chảy....

- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn CGMP và ASI Hoa Kỳ.

Ferrouse Gluconate Mason bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể, tăng sinh hồng cầu, bổ máu, góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt, mệt mỏi, chóng mặt… cho mẹ sau sinh hiệu quả.

>>> Xem thêm: Ferrouse Gluconate - Sắt hữu cơ cho bà bầu được tin dùng nhiều nhất năm 2022