Nội dung

I. Tìm hiểu về sắt trong cơ thể

II. Tại sao cơ thể thiếu sắt

III. Thiếu sắt gây bệnh gì? 5 biểu hiện phổ biến của thiếu sắt

IV. Cách phòng tránh bệnh thiếu sắt

V. Lưu ý khi bổ sung sắt dạng viên uống

I. Tìm hiểu về sắt trong cơ thể

thiếu sắt gây bệnh gì

1. Sắt là gì?

Sắt là một nguyên tố kim loại từ xa xưa trong tự nhiên. Đối với cơ thể người sắt chỉ chiếm 0,004%. Tuy nhiên vai trò của nó rất quan trọng trong quá trình tạo máu và xây dựng nên hệ miễn dịch cho cơ thể. Nguyên tố này có đặc tính là rất khó hấp thu vào cơ thể. Vì vậy, số lượng người gặp phải tình trạng thiếu sắt do thiếu máu là rất nhiều.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, loại sắt bổ sung sắt tốt nhất cho cơ thể người đó là sắt hữu cơ. Bởi lẽ sắt hữu cơ là loại sắt mát, dễ hấp thụ. Loại sắt này với hàng loạt các ưu điểm nổi trội so với sắt vô cơ đó là ít gây tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, nóng trong, không bị lắng đọng trong cơ thể và có mùi dễ chịu, không tanh phù hợp với đa dạng đối tượng sử dụng.

2. Hấp thụ sắt

Sắt được cơ thể hấp thụ ở tá tràng và đoạn đầu ruột non. Sắt được hấp thụ tốt khi ở dạng heme tồn tại trong các loại thịt đỏ. Đối với sắt non heme việc hấp thụ có mất thời gian hơn khi chúng cần chuyển hóa từ dạng sắt 3 về dạng sắt 2 và được giải phóng ra khỏi thức ăn nhờ dịch tiết của dạ dày.

3. Vận chuyển và sử dụng sắt trong cơ thể

Sắt khi ở tế bào niêm mạc ruột chuyển sang transferrin, một protein vận chuyển sắt tổng hợp trong gan; transferrin có thể vận chuyển sắt từ các tế bào (ruột, đại thực bào) đến các thụ thể đặc hiệu trên nguyên hồng cầu, tế bào nhau thai, và các tế bào gan. Để tổng hợp heme, transferrin vận chuyển sắt đến ty thể của nguyên hồng cầu, đưa sắt vào protoporphyrin để trở thành heme. Transferrin được lấy lại để tái sử dụng. Tổng hợp transferrin tăng lên khi thiếu sắt nhưng giảm với bất kỳ dạng bệnh mạn tính nào.

4. Dự trữ sắt

Cơ thể chúng ta có khả năng dự trữ lượng sắt nhất định mỗi khi cần. Sắt được lưu trữ ở cơ thể tồn tại ở 2 dạng đó là ferritin, hemosiderin. Trong đó, ferritin là dạng dự trữ quan trọng nhất của sắt, có khả năng hòa tan trong huyết thanh, lưu trữ trong tế bào gan,  trong tủy xương, lách (trong đại thực bào), trong hồng cầu. Sắt chứa trong ferritin có sẵn cho bất kỳ yêu cầu của cơ thể. Dạng dự trữ thứ 2 ở sắt đó là  hemosiderin, chất này không hòa tan và được lưu giữ chủ yếu ở gan và trong tủy xương.

II. Tại sao cơ thể thiếu sắt

 thiếu sắt gây bệnh gì

Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu. Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu sắt:

- Chế độ ăn uống không khoa học là nguyên nhân chủ yếu gây thiếu sắt. Sắt là một thành phần dinh dưỡng khó hấp thụ trong cơ thể. Trong khi đó, chế độ ăn uống thường ngày xuất hiện các thực phẩm chứa nhiều hàm lượng sắt gây nên việc cơ thể bị thiếu sắt trong thời gian dài mà chúng ta không phát hiện ra.

- Mất máu: nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu đó là thiếu sắt. Khi người bệnh gặp phải một số vấn đề khiến cơ thể mất máu đột ngột, sẽ khiến cơ thể giảm đi một lượng máu, lượng sắt lớn. Việc mất máu này sẽ khiến lượng sắt dự trữ trong cơ thể không thể đáp ứng và kích thích sản sinh hồng cầu kịp thời để bù đắp vào lượng thiếu hụt.

- Với phụ nữ, tỷ lệ người thiếu máu xảy ra nhiều hơn. Với lý do, phụ nữ thường mất một lượng máu nhất định khi đến kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, đối tượng này thường gặp các vấn đề về phụ sản như u xơ, chảy máu tử cung,...Chính vì vậy nếu không có chế độ ăn uống bổ sung sắt hợp lý thì nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ rất cao.

- Chảy máu trong là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng thiếu sắt. Khi cơ thể mất máu trong sẽ rất khó phát hiện và thường diễn biến âm thầm đến khi bệnh trở nặng. Về vấn đề chảy máu trong có rất nhiều nguyên nhân, các nguyên nhân có thể kể đến như chảy máu do lở loét, ung thư ruột kết, thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau,  aspirin, những loại thuốc kháng viêm, chảy máu đường tiết niệu.

- Khả năng hấp thụ sắt trong cơ thể thấp: Khi cơ thể không tổn hợp được transferrin vận chuyển sắt. Bệnh rất hiếm gặp,nó dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng cho gan, tim, xương khớp như suy tim, đau xương khớp, tiểu đường…

III. Thiếu sắt gây bệnh gì? 5 biểu hiện của thiếu sắt

 thiếu sắt gây bệnh gì

Giai đoạn đầu khi cơ thể bị thiếu sắt thường sẽ không có các biểu hiện thất thường. Nếu tình trạng thiếu sắt xảy ra trong một thời gian dài không được khắc phục cơ thể sẽ bị thiếu máu. Thiếu máu được biết đến là giai đoạn cuối của thiếu sắt. Và phần lớn các bệnh nhân bị thiếu máu đều do thiếu sắt. Khi thiếu sắt cơ thể chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe:

1. Cơ thể căng thẳng mệt mỏi

Khi cơ thể bạn thường xuyên bị căng thẳng mệt mỏi kéo dài có nghĩa là cơ thể rát có nguy cơ thiếu sắt, thiếu máu. Sắt xuất hiện hàm lượng lớn trong hemoglobin. Chúng chịu trách nhiệm vận chuyển oxy đến các mô, khi cơ thể thiếu hụt hemoglobin có nghĩa là lượng sắt không được cơ thể hấp thụ đủ, gây ra vấn đề vận chuyển hemoglobin đến các mô bị suy giảm. 

Vì vậy, cơ thể luôn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Ngoài ra, khi các tế bào trong cơ thể thiếu oxy, tim sẽ hoạt động nhanh và mạnh hơn bình thường để đáp ứng dưỡng chất cho tế bào. Nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến hệ quả làm suy giảm các chức năng của hệ hô hấp cũng như hệ tim mạch.

2. Rụng tóc, móng tay móng chân yếu

 thiếu sắt gây bệnh gì

Thiếu sắt trầm trọng dẫn đến thiếu máu. Khi cơ thể thiếu máu không thể cung cấp đủ lượng máu đi nuôi các tế bào trong cơ thể khiến da nhăn nheo, móng tay móng chân bị bong tróc, gãy rụng. Sắt đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra  hemoglobin và myoglobin. Lượng sắt trong máu thấp sẽ ảnh hưởng không tốt đến phần chân tóc. Từ đó, chân tóc dễ dàng bị tổn thương, dễ bị rụng.

3. Suy giảm trí nhớ, giảm thông minh

Suy giảm trí nhớ là một hệ quả của việc cơ thể bị thiếu máu, thiếu sắt trong thời gian dài. Khi cơ thể bị thiếu máu đồng nghĩa với việc lượng máu lên não sẽ không được cung cấp đủ. Trong khi, các tế bào não là những tế bào rất nhạy cảm. Có những laoij tế bào một khi bị tổn thương sẽ không thể hồi phục. Với trẻ em, thiếu sắt, thiếu máu sẽ khiến trí não bé không được phát triển toàn diện, kém thông minh. Vì vậy, bổ sung sắt cho cơ thể không chỉ cần thiết với người lớn mà còn rất quan trọng với trẻ em.

4. Suy giảm hệ miễn dịch

Thiếu sắt không chỉ gây thiếu máu mà chúng còn khiến cơ thể suy giảm hệ miễn dịch. Khi cơ thể thiếu sắt sẽ làm giảm quá trình sản sinh ra các tế bào bạch cầu và tế bào  T- Lymphocytes. Các tế bào này có vai trò ngăn ngừa sự tấn công từ vi khuẩn, virus gây bệnh. Vì vậy, thiếu sắt gây suy giảm trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể khi hàng rào bảo vệ cơ thể bị giảm.

5. Cơ thể chậm chạp, thiếu sức sống

 thiếu sắt gây bệnh gì

Máu mang nguồn dinh dưỡng đi nuôi tất cả các bộ phận trong cơ thể. Thiếu máu thiếu sắt sẽ không đáp ứng được nhu cầu về máu và dinh dưỡng để đáp ứng hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, khi thiếu máu, thiếu sắt trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn các chức năng hoạt động trong cơ thể. 

6. Nguy cơ sinh non, sảy thai với mẹ bầu

Không tự nhiên mà sắt được nhiều bà bầu quan tâm và có nhu cầu bổ sung đến vậy trong giai đoạn thai kỳ. Bởi khi cơ thể mẹ bầu thiếu sắt sẽ không kích thích sản sinh lượng máu đầy đủ để nuôi mẹ và bào thai phát triển. Và khi tình trạng thiếu sắt vẫn nghiêm trọng trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ sẽ gây nên những vấn đề về sinh non, trẻ nhẹ cân, sức khỏe yếu và hàng loạt các biến chứng có thể xảy ra với mẹ như băng huyết, nhiễm trùng tử cung,...

IV. Cách phòng tránh bệnh thiếu sắt

Muốn phòng ngừa, khắc phục tình trạng thiếu sắt trong cơ thể không có cách nào khác ngoài việc bổ sung sắt. Có hai cách bổ sung sắt hiệu quả, đơn giản nhất đó là bổ sung sắt qua thực phẩm, chế độ ăn uống hàng ngày. Và bổ sung sắt qua sản phẩm chuyên dụng:

1. Bổ sung sắt qua thực phẩm

 thiếu sắt gây bệnh gì

Việc bổ sung sắt tốt nhất là bổ sung qua các loại thực phẩm chứa sắt. Với cách bổ sung này, bạn không chỉ bổ sung thêm sắt mà còn bổ sung đồng thời được nhiều chất dinh dưỡng cân đối cho cơ thể.

Thực phẩm chứa nhiều sắt bạn có thể tìm trong các loại thị đỏ, đặc biệt hàm lượng sắt có nhiều trong thịt nạc. Sắt ở thịt có dạng heme cơ thể rất dễ hấp thụ. Ngoài ra, các loại rau có màu xanh đậm cũng chứa hàm lượng sắt cao. Tuy nhiên, sắt trong rau là dạng sắt non-heme. Với loại sắt này khi vào cơ thể phải mất quá trình chuyển hóa thành dạng heme thì cơ thể mới có khả năng hấp thụ. Tùy theo nhu cầu bạn có thể lựa chọn các sản phẩm thực phẩm giàu sắt khác nhau làm phong phú thêm thực đơn hàng ngày của mình.

2. Bổ sung sắt qua sản phẩm viên uống sắt

Tiêu chí lựa chọn viên uống sắt

Để có thể lựa chọn được viên uống chứa sắt tốt, sắt mát tốt cho cơ thể người dùng, bạn cần lựa chọn dựa theo tiêu chí dưới đây:

- Lựa chọn sản phẩm được sản xuất bởi sắt hữu cơ, vì loại sắt này tốt và phù hợp với cơ thể người dùng.

- Lựa chọn sắt có hàm lượng thành phần rõ ràng, phù hợp nhu cầu sử dụng sắt trong 1 ngày.

- Lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt rõ nguồn gốc, từ các thương hiệu uy tín.

3 yếu tố trên là 3 yếu tố quan trọng giúp bạn lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt phù hợp tốt cho sức khỏe của bản thân.

Sản phẩm viên uống sắt năm 2022

 thiếu sắt gây bệnh gì

Ferrouse Gluconate là sản phẩm viên uống sắt bổ sung sắt hữu cơ cho cơ thể thuộc thương hiệu Mason Natural Mỹ. Mason là thương hiệu về dòng thực phẩm chức năng với 50 năm hình thành và phát triển. Sản phẩm Ferrouse Gluconate với hàm lượng sắt 27mg mỗi viên cung cấp đầy đủ lượng sắt cần thiết một ngày cho cơ thể. Đặc biệt khi sử dụng sản phẩm, người dùng không gặp các vấn đề về nôn mửa, nóng trong hay cảm giác khó chịu khi uống. Sản phẩm an toàn với bà bầu và được hàng triệu người ở hơn 70 quốc gia trên thế giới tin tưởng lựa chọn.

>>>Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

V. Lưu ý khi bổ sung sắt dạng viên uống

- Không sử dụng viên uống bổ sung canxi cùng với viên uống bổ sung sắt. Vì canxi cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể.

- Uống nhiều các sản phẩm chứa vitamin C như nước ép cam, nước ổi, bưởi. Vì tác dụng của vitamin C có khả năng tăng cường sự hấp thụ sắt vào cơ thể.

- Không nên phối hợp sắt với các loại thuốc kháng sinh nhóm tetracyclin, nhóm quinolon, thuốc kháng acid, hormone tuyến giáp.

- Uống thật nhiều nước khi sử dụng sản phẩm viên uống bổ sung sắt.

- Bổ sung nhiều thực phẩm có màu xanh đậm.

- Không nên sử dụng đồ uống kích thích trong quá trình bổ sung sắt để tránh ảnh hưởng đến sự hấp thụ sắt với cơ thể.

- Thời gian bổ sung sắt được cơ thể hấp thụ tốt nhất là lúc bụng đói. Tuy nhiên, đôi với những ai có vấn đề về đau dạ dày thì nên sử dụng viên uống sắt sau ăn khoảng 1 giờ để tránh tổn thương dạ dày và tăng khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.

Lời kết: Trên đây là những chia sẻ về thiếu sắt sẽ gây ra những vấn đề sức khỏe gì. Mong rằng với những kiến thức được chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về tình trạng thiếu sắt của cơ thể và bổ sung sắt hợp lý hơn trong tương lai.