Nội dung

I. Thiếu máu thiếu sắt là gì?

II. Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt

III. Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt

IV. Những ai có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt

V. Thiếu máu thiếu sắt bạn cần làm gì?

VI. Cách phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt

 

I. Thiếu máu thiếu sắt là gì?

thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt là một tên gọi tắt của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Bản chất của loại bệnh này xảy ra khi hồng cầu bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do thiếu sắt. Nói một cách đơn giản, cơ thể bị thiếu máu do không đủ lượng sắt hỗ trợ tổng hợp hemoglobin dẫn đến tình trạng tế bào hồng cầu bị suy giảm.

Ngày càng có nhiều trường hợp thiếu máu do thiếu sắt hơn so với bất kỳ sự thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng nào đó. Trước khi cơ thể thiếu sắt nhiều đến mức dẫn đến tình trạng thiếu máu thì nó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến các chức năng như hệ thống miễn dịch, làm suy giảm hoạt động thể chất và suy giảm nhận thức của cơ thể. Theo thống kê từ tổ chức y tế thế giới, có hàng tỷ người gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Thiếu máu do thiếu sắt góp phần gây ra 20000 ca  tử vong mỗi năm ở trẻ em dưới 5 tuổi và khoảng 4000 cả tử vong ở các mẹ.

II. Biểu hiện của thiếu máu thiếu sắt

biểu hiện ccuar thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu có thể hiểu đơn giản là một dạng bệnh rối loạn máu mà số lượng và kích cỡ của hồng cầu bị thay đổi. Những tế bào hồng cầu với sự trợ giúp của chất sắt và hemoglobin sẽ vận chuyển oxy từ phổi đi khắp cơ thể. Vì thế, bất kỳ những sự thay đổi về kích cỡ hay số lượng tế bào đều sẽ ảnh hưởng đến số lượng oxy cung cấp cho cơ thể.

Các biểu hiện của thiếu máu rất phong phú và không rõ ràng. Những triệu chứng phổ biến của thiếu máu cơ thể có thể gặp phải như:

- Mệt mỏi: Khi cơ thể không đủ lượng máu và oxy đến các mô và cơ bắp thì tim cần phải hoạt động nhiều hơn để lấy oxy đảm bảo đầy đủ lượng oxy đi nuôi tế bào. Vì vậy, nó gây ra một số triệu chứng như chóng mặt, uể oải, mệt mỏi. Ngoài ra, những người bị thiếu sắt do thiếu máu sẽ xuất hiện một số các triệu chứng như chân tay lạnh, dễ nhiễm trùng và suy giảm miễn dịch cho cơ thể.

- Da xanh, tái nhợt: Da nhợt nhạt xanh xao là biểu hiện phổ biến của những người bị thiếu sắt. Bản chất màu đỏ của máu là do các huyết sắc tố trong tế bào hồng cầu cấu tạo nên. Khi nồng độ sắt trong cơ thể thấp, da chúng ta sẽ biến sắc và không còn cảm thấy hồng hào. Các vùng trên da dễ biến sắc nhất đó là mặt, môi, nướu, mí mắt,...

- Khó thở, nhức đầu, hoa mắt chóng mặt: Thiếu sắt đồng nghĩa với việc nồng độ hemoglobin trong tế bào hồng cầu khá thấp và không đủ bơm oxy lên não. Vì vậy, các mạch máu trong não bị sưng lên và gây áp lực cho não. Đó là lý do khiến người bệnh bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, hoa mắt, chóng mặt và giảm khả năng tập trung.

- Viêm đau nhức lưỡi: là biểu hiện của thiếu máu. Nếu một ngày đẹp trời, cơ thể bạn bỗng gặp phải các vấn đề khác thường như lưỡi sưng viêm, nhợt nhạt hoặc khô miệng, loét miệng, nứt khóe miệng. Bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra thêm về tình hình sức khỏe.

- Móng tay giòn: Một dấu hiệu tiêu biểu của vấn đề thiếu máu, thiếu sắt đó là da, tóc, móng tay gãy rụng. Đó là khi cơ thể không đủ oxy để cung cấp đến cho các cơ quan. Vì vậy, chúng trở nên khô yếu và dẫn đến tình trạng rụng tóc.

- Loạn nhịp tim: Thiếu máu, thiếu sắt đồng nghĩa với việc lượng hồng cầu trong máu giảm. Vì vậy, cơ thể không đủ oxy để cung cấp cho các hoạt động của hệ cơ bắp. Khi đó, nhịp thở cơ thể sẽ tăng lên để nhận được nhiều lượng oxy hơn. Vì vậy, thở gấp đau ngực, khó thở cũng triệu chứng dễ nhận thấy khi cơ thể thiếu máu, thiếu sắt.

- Khó chịu, ngứa ran chân tay: Chân tay bồn chồn thường xảy ra vào ban đêm. Khi lượng sắt trong cơ thể thấp đi thì các triệu chứng sẽ ngày càng tăng lên gây nên cảm giác khó chịu cho người sử dụng.

III. Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt

thiếu máu thiếu sắt

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên sẽ có 3 nguyên chính dẫn đến tình trạng này:

1. Không cung cấp đủ nhu cầu về sắt

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng thiếu sắt. Có thể do trong chế độ dinh dưỡng ăn uống hàng ngày, người bệnh không ăn uống đầy đủ, chế độ ăn uống không được cân đối. Cũng có thể tình trạng này do cơ thể suy giảm chức năng, hấp thu hàm lượng sắt trong thức ăn thấp.

Bên cạnh đó, giới tính cũng là một trong những nguyên nhân đánh giá vì sao nữ giới lại có tỷ lệ thiếu máu cao hơn so với nam giới. Bởi lẽ, phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, trong quá trình mang thai hoặc sau sinh cơ thể lúc này cần lượng máu nhiều hơn so với cơ thể bình thường. Tuy nhiên, nếu không biết và bổ sung sắt kịp thời thì việc thiếu sắt là điều phổ biến ở các đối tượng này.

2. Không có khả năng hấp thụ sắt

Nguyên nhân này xảy ra khi cơ tể chúng ta không tự tạo được transferrin vận chuyển sắt. Bệnh này tuy rất hiếm gặp nhưng nó là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể thiếu sắt. Từ đó, nó gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng cho gan, tim và xương khớp như các bệnh suy tim, đau xương khớp, tiểu đường…

3. Mất máu

Khi bạn gặp vấn đề chảy máu trong cơ thể như phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, chảy máu trong như các vấn đề về dạ dày, đại tràng, hiến máu hoặc tổn thương cơ thể do bất kỳ yếu tố nào tác động. Điều này dẫn đến việc cơ thể đột ngột mất đi một lượng máu lớn gây thiếu máu ở cơ thể.

IV. Những ai có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu thiếu sắt là một chứng bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào: nam - nữ, già-trẻ. Tuy nhiên, một số đối tượng rất dễ gặp phải tình trạng thiếu máu, thiếu sắt trong cuộc sống:

- Phụ nữ mang thai sẽ trải qua 3 giai đoạn chính là giai đoạn 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Từ khi cơ thể phụ nữ có sự xuất hiện của bào thai, điều này đồng nghĩa với với lượng sắt, lượng máu cần cung cấp để nuôi dưỡng cả mẹ và thai nhi tăng dần đều. Đặc biệt trong 3 tháng cuối, lượng máu, lượng sắt cần là rất cao và bổ sung sắt qua chế độ ăn uống thực phẩm thường ngày là không đủ.

- Phụ nữ tuổi dậy thì mỗi tháng sẽ mất một lượng máu nhất định do kinh nguyệt. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ cũng là đối tượng thiếu máu thiếu sắt cao. Lý do đơn giản, đối tượng này vừa trải qua quá trình sinh nở mất một lượng lớn máu khi lâm bồn. Sau sinh, sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ. Vì vậy, đối tượng này ngoài việc cần bổ sung thêm sắt thì các loại vitamin và khoáng chất khác cũng cần bổ sung đồng đều.

- Trẻ em từ 0 -24 tháng tuổi. Ở lứa tuổi này, nhu cầu về sắt, về máu rất cao. Mặc dù, khi còn là bào thai chúng đã có một lượng sắt dự trữ tương đối. Nhưng đây là giai đoạn cơ thể bé phát triển rất nhanh. Vì vậy nếu không bổ sung thêm sắt và các chất dinh dưỡng khác sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển trí não và thể chất của bé sau này.

V. Thiếu máu thiếu sắt bạn cần làm gì?

thiếu máu thiếu sắt

Một thực tế là căn bệnh thiếu máu, thiếu sắt là một căn bệnh rất phổ biến nhưng chúng lại diễn biến âm thầm và có những biểu hiện không rõ ràng rất khó phát hiện.

1. Chẩn đoán bệnh

Khi gặp các biểu hiện về thiếu máu, thiếu sắt kéo dài, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để khám bệnh và tiến hành làm các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Những xét nghiệm kiểm tra ra thiếu máu thiếu sắt bao gồm một nhóm các xét nghiệm như  số lượng hồng cầu (RBC), hemoglobin (Hgb) và hematocrit (Hct). Nó cũng bao gồm thể tích trung bình hồng cầu (MCV, đề cập đến kích thước hồng cầu), nồng độ hemoglobin trung bình (MCH, đề cập đến lượng hemoglobin trên mỗi RBC) và các chỉ số khác.

Một đặc điểm riêng của bệnh thiếu máu, thiếu sắt đó là số lượng hồng cầu, Hgb và Hct thấp hơn bình thường. MCV và MCH thường bình thường trong giai đoạn sớm nhưng có thể trở nên thấp hơn bình thường, cho thấy rằng các hồng cầu nhỏ hơn (được gọi là microcytic) và mang ít Hgb hơn các hồng cầu bình thường.

2. Điều trị bệnh

Điều trị bệnh thiếu máu chúng ta cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây nên bệnh. Khi người bệnh được chẩn đoán thiếu máu do thiếu sắt thì việc đầu tiên chúng ta cần phải làm đó là bổ sung sắt cho cơ thể. Dù là người bệnh hay bất kỳ đối tượng nào, sắt bổ sung cho cơ thể tốt nhất nên lựa chọn đó là sắt hữu cơ.

Nếu mỗi ngày cơ thể có thể hấp thu được 10-30mg sắt mỗi ngày, kích thích cơ thể sản xuất hồng cầu lên gấp 3 lần tỷ lệ bình thường. Việc bổ sung sắt cho đối tượng bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt nên kéo dài từ 3-6 tháng để khôi phục lượng hemoglobin bình thường sản sinh tế bào máu một cách ổn định.

Ngoài ra, việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao cũng là cách khắc phục tình trạng thiếu máu, thiếu sắt của cơ thể.

VI. Cách phòng ngừa thiếu máu, thiếu sắt

thiếu máu thiếu sắt

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là cách tốt nhất giúp cơ thể chúng ta luôn được khỏe mạnh. Nếu thiếu sắt chỉ ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể bổ sung sắt qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày. Một số thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao bạn có thể tham khảo đó là các loại thịt đỏ, rau có màu xanh đậm, ngũ cốc, các loại hạt,...Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả bổ sung sắt với cơ thể bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các sản phẩm viên uống bổ sung sắt.

Riêng với các loại thực phẩm bổ sung sắt, bạn có thể lựa chọn dựa trên một số tiêu chí như:

- Tốt nhất, sản phẩm viên uống bổ sung sắt nên được bào chế từ sắt hữu cơ.

- Hàm lượng sắt trong mỗi viên uống nên rõ ràng, tốt nhất là từ 27-30 mg sắt.

- Sản phẩm bổ sung sắt có nguồn gốc rõ ràng, nên lựa chọn sản phẩm đến từ các thương hiệu uy tín.

- Sản phẩm được cấp phép lưu hành của Bộ y tế.

* Gợi ý sản phẩm liên quan

thiếu máu thiếu sắt

Một sản phẩm viên uống bổ sung sắt hữu cơ đang được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn trên thị trường đó là sản phẩm Ferrous Gluconate. Ferrous Gluconate là sản phẩm với thành phần là 27mg Iron (as ferrous gluconate) trong một viên sắt cung cấp đầy đủ lượng sắt cần thiết cho mọi đối tượng trong một ngày.

Đặc biệt Iron (as ferrous gluconate) là loại sắt hữu cơ tốt với cơ thể. Sử dụng viên uống này, người dùng sẽ hạn chế gặp các tác dụng phụ khi sử dụng sắt như táo bón, nóng trong, buồn nôn, mệt mỏi,...

Hơn nữa, Ferrous Gluconate là sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của thương hiệu thực phẩm chức năng hàng đầu nước Mỹ - Mason Natural. Bên cạnh đó, sản phẩm được tạo ra với những nghiên cứu chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu cùng với quy trình sản xuất hiện đại nhất cho ra đời sản phẩm bổ sung sắt hữu cơ Ferrous Gluconate an toàn, hiệu quả, chất lượng dành cho mọi đối tượng.

>>>Xem thêm chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Lời kết: Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn đọc phần nào có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh thiếu máu thiếu sắt. Từ đó, đưa ra những kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh hơn mỗi ngày.