Nội dung

I. Căn bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì?

II. Vì sao thiếu máu thiếu sắt rất hay xảy ra ở phụ nữ

III. Tác hại của thiếu máu thiếu sắt phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh

1. Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài

2. Thần kinh tổn thương, sa sút trí tuệ

3. Rối loạn vận động thị giác

4. Các chứng bệnh về tim mạch

5. Hệ miễn dịch toàn cơ thể suy giảm

IV. Cách khắc phục tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh

I. Căn bệnh thiếu máu thiếu sắt là gì?

thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ

1. Tìm hiểu về thiếu máu thiếu sắt

Thiếu máu là tình trạng cơ thể người không có đủ số lượng hồng cầu hoặc nồng độ hemoglobin trong hồng cầu thấp. Tình trạng cơ thể thiếu máu có liên quan trực tiếp đến hemoglobin. Bởi vì, đây là chất cần thiết để vận chuyển oxy và nếu lượng hemoglobin thấp sẽ dẫn tới tình trạng giảm khả năng vận chuyển oxy tới  các mô của cơ thể.

Thiếu máu thiếu sắt là tên gọi tắt của tình trạng bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Tác dụng của sắt đó là tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin và myoglobin. Ngoài ra, sắt còn góp phần tổng hợp nên DNA, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy, hô hấp của ty lạp thể. Từ đó, sản xuất ra năng lượng oxy hóa và bất hoạt các gốc tự do gây hại nâng cao hệ miễn dịch chung của cơ thể.

2. Biểu hiện

Nếu cơ thể thiếu một lượng sắt nhỏ thường sẽ không có những biểu hiện gì khác thường. Tuy nhiên, khi thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu trong cơ thể, người bệnh sẽ có những biểu hiện tiêu biểu như:

- Da nhợt nhạt, thiếu sức sống: là biểu hiện có thể quan sát bằng mắt thường của những người thiếu máu, thiếu sắt. Lúc này lượng hemoglobin không đủ làm da trở nên nhợt nhạt, xanh xao.

- Cơ thể cảm thấy mệt mỏi: Khi cơ thể không tạo đủ hemoglobin cho hồng cầu dẫn đến việc vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể không được đảm bảo. Khi đó, tim hoạt động nhanh và mạnh hơn dẫn đến tình trạng quá sức, gây mệt mỏi bất thường.

- Chóng mặt, đau đầu: sắt tham gia trực tiếp vào vận chuyển oxy lên não. Khi não thiếu hụt sắt sẽ khiến quá trình này trở lên gián đoạn. Não không được cung cấp oxy sẽ làm gián đoạn mạch máu gây nên tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.

- Miệng lưỡi nhợt nhạt, đau nhức: myoglobin chính là protein trong mô cơ của lưỡi liên kết với oxy. Trong khi đó, muốn tổng hợp được dưỡng chất này cần nguyên tố sắt. Vì vậy cơ thể thiếu sắt sẽ khiến miệng lưỡi nhợt nhạt đau nhức.

II. Vì sao thiếu máu thiếu sắt rất hay xảy ra ở phụ nữ

thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ

Thiếu máu, thiếu sắt là căn bệnh xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi, trai gái. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới xảy ra thiếu máu, thiếu sắt cao hơn nam giới. Bởi lẽ nữ giới trong thời kỳ sinh sản mỗi tháng đều mất một lượng máu đáng kể khi đến kỳ. Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai hay sinh con, mẹ đều mất một lượng máu rất lớn.

Với riêng đối tượng phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh, việc ra máu kinh nguyệt không còn đều. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ có những rối loạn nhất định. Các trường hợp có thể xảy ra như tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường hay chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều máu hơn,...Trong khi đó, thể trạng của đối tượng này không còn quá tốt. Điều này đồng nghĩa với việc lượng máu sản sinh không đủ để cân bằng với lượng máu mất đi. Ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ.

III. Tác hại của thiếu máu thiếu sắt phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh

 thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ

1. Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi kéo dài

Khi cơ thể rơi vào trạng thái thiếu máu kéo dài. Điều này khiến quá trình hoạt động chức năng của cơ thể ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Từ đó, không đủ sức lực tinh thần và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

2. Thần kinh tổn thương, sa sút trí tuệ

Thiếu máu ở phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh có tác động tiêu cực đến trí não. Những người này thường rất khó tập trung, đầu óc luôn ở trong trạng thái không được minh mẫn. Vì vậy, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống và làm giảm khả năng tư duy, nhận thức của não bộ. 

3. Rối loạn vận động thị giác

Khi tình trạng thiếu máu xảy ra quá lâu sẽ ảnh hưởng đến cơ thể phụ nữ. Độ tuổi phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh sẽ cảm thấy thường xuyên đau nhức chân tay, khả năng vận động giảm sút. Bên cạnh đó, các cảm giác hoa mắt, mệt mỏi, mất cần bằng thị lực diễn ra thường xuyên. Vì lượng máu cung cấp đến thị lực không cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết nên cơ quan thị giác. Tình trạng mỏi cổ, đau vai gáy xương sống tác động khá lớn đến khả năng vận động của cơ thể.

4. Các chứng bệnh về tim mạch

Thiếu máu còn khiến phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh gặp nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan đến tim mạch. Các trường hợp xảy ra như tim đập nhanh bất thường là một trong những biểu hiện cơ thể thiếu máu. Đó là khi cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy, tim sẽ hoạt động với tần suất lớn nhằm bơm máu đến các cơ quan. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ khiến tim hoạt động quá tải và gây ra hậu quả nặng nề như suy tim, dẫn đến tử vong.

5. Hệ miễn dịch toàn cơ thể suy giảm

Thiếu sắt ảnh hưởng trực tiếp  đến việc tổng hợp lên enzym hệ miễn dịch. Cùng với đó, khi thiếu sắt, các tế bào cơ thể không được nuôi dưỡng tốt. Vì vậy, thiếu máu, thiếu sắt ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch chung của cơ thể. Vì vậy, phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi bị thiếu máu thiếu sắt sẽ nhiều hơn nam giới.

IV. Cách khắc phục tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh

Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu suy giảm nhiều chức năng. Vì vậy, nếu tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở độ tuổi này nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe. 

1. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý

thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ

Bổ sung sắt qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày là tốt nhất. Bởi vì trong thực phẩm chứa sắt còn chứa thêm rất nhiều loại dưỡng chất đa dạng khác nhau. Một số sản phẩm giàu sắt có thể kể đến như các loại thịt đỏ, các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, cải xoăn, rau bina,...Tuy nhiên với phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh nên bổ sung nhiều loại rau hơn thịt. Điều này sẽ tốt cho sức khỏe phụ nữ hơn.

Bên cạnh đó, chị em có thể chế biến một số loại sinh tố để sử dụng hàng ngày như các loại hoa quả, rau củ quả có tác dụng điều trị bệnh thiếu máu cực kỳ hiệu quả. Hơn hết, uống các loại sinh tố này sẽ giúp cơ thể bạn được giải khát, đẹp da và tránh được những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống.

2. Chế độ tập luyện hợp lý

thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ

Nhiều người có suy nghĩ, khi bị thiếu máu nên tránh tập luyện vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Tuy nhiên, quan điểm này là không đúng. Phụ nữ giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh thiếu máu do sắt có thể kết hợp các bài tập nhẹ nhàng để giúp quá trình lưu thông máu tốt hơn, chân tay được dẻo dai hơn. Một số bộ môn vận động bạn có thể tham khảo như yoga, đi bộ,...

3. Bổ sung sản phẩm chuyên dụng bổ sung sắt

Khi cơ thể thiếu sắt thiếu máu ở mức độ nặng, tốt nhất là chị em nên lựa chọn sản phẩm chức năng bổ sung sắt chuyên dụng. Cách này giúp tăng hiệu quả bổ sung sắt cũng như rút ngắn thời gian bổ sung sắt cho cơ thể. Dưới đây là một số tiêu chí lựa chọn sắt bạn cần biết để lựa chọn sản phẩm sắt phù hợp:

- Để giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt và hiệu quả nhất, bạn nên lựa chọn sản phẩm sắt được sản xuất từ sắt hữu cơ.

- Lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín. Từ đó cho ta biết được công nghệ sản xuất ra sao, nguyên liệu chất lượng sản phẩm như thế nào. Không nên mua hàng xách tay, tránh gặp phải hàng giả, hàng nhái.

- Thành phần và hàm lượng của viên uống sẽ giúp bạn biết được lượng sắt cung cấp vào cơ thể hàng ngày có đáp ứng nhu cầu sử dụng không. Hàm lượng sắt cho cơ thể tốt nhất trong một ngày là từ 27-30mg.

- Ít gây ra tác dụng phụ: Rất nhiều người sử dụng sắt gặp các vấn đề như táo bón, nóng trong, nôn mửa. Vì vậy lựa chọn được sản phẩm ít gây ra tác dụng phụ trong quá trình sử dụng sẽ giúp cơ thể cảm giác dễ chịu hơn trong quá trình sử dụng.

4. Bổ sung Ferrous Gluconate tăng cường sắt, tăng sinh tế bào hồng cầu

 thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ

Trong những năm vừa qua, sản phẩm Ferrous Gluconate là sản phẩm bổ sung sắt hữu cơ được rất nhiều người lựa chọn sự hiệu quả, an toàn mà nó mang lại cho sức khỏe. Ferrous Gluconate thuộc thương hiệu Mason, một thương hiệu nội địa Mỹ với 50 năm hình thành và phát triển.Sản phẩm  Ferrous Gluconate được nghiên cứu, kiểm nghiệm từ các chuyên gia đầu ngành về công dụng cung cấp sắt, hỗ trwoj cơ thể sản sinh ra tế bào hồng cầu. Mỗi một viên Ferrous Gluconate chứa 27mg sắt Iron (as ferrous gluconate) cung cấp đầy đủ lượng sắt cần thiết cho cơ thể trong một ngày.

Mặt khác, Iron (as ferrous gluconate) là một dạng sắt hữu cơ mà khi sử dụng sẽ không gây ra tác dụng phụ hay mùi khó chịu, phù hợp với những cơ thể nhạy cảm nhất. Ferrous Gluconate Mason là hàng Mỹ nội địa, thế nhưng sản phẩm lại có giá rất mềm phù hợp với kinh tế mọi nhà. Đây là sản phẩm bổ sung sắt chị em ưu tiên lựa chọn vì những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại.

>>>Xem thêm chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Lời kết: Bài viết trên là những thông tin cơ bản về căn bệnh thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu hơn về cái hại của thiếu máu thiếu sắt đối với cơ thể phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh. Đồng thời có những cách chăm sóc sức khỏe hiệu quả hơn trong tương lai.