I. Tầm quan trọng của sắt với sản phụ sau sinh
Hầu hết trong chúng ta đều biết việc bổ sung sắt cho cơ thể mẹ bầu và sản phụ sau sinh là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những tác dụng của sắt đối với cơ thể sản phụ sau sinh.
Sắt là một nguyên tố vi lượng rất quan trọng tham gia tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan. Bên cạnh đó, nó tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ.
Cơ thể mẹ sau sinh thiếu một lượng máu lớn. Việc bổ sung sắt sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhanh chóng các tế bào hồng cầu. Không chỉ vậy, sắt hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Sản phụ nếu để cơ thể xảy ra tình trạng thiếu sắt trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể trở nên suy nhược, khó hồi phục sức khỏe sau sinh, ảnh hưởng không tốt đến quá trình nuôi dưỡng trẻ nhỏ.
II. Sắt cho mẹ sau sinh loại nào tốt?
Sắt là một nguyên tố vi lượng rất khó hấp thụ vào trong cơ thể. Khi đưa sắt vào cơ thể chỉ từ 10-20% lượng sắt được đưa vào cơ thể có thể hấp thụ và sử dụng chúng hiệu quả. Cơ thể sản phụ sau sinh còn rất yếu, kéo theo hệ tiêu hóa nhạy cảm. Nếu không biết cách lựa chọn sản phẩm sắt phù hợp dễ gây tình trạng tổn thương hệ tiêu hóa, táo bón, nôn mửa kéo dài.
Vậy đâu mới là sản phẩm bổ sung sắt tốt cho sản phụ sau sinh?
Trước hết, ta cần biết, sắt cho mẹ bầu tồn tại ở hai dạng chính là sắt vô cơ và sắt hữu cơ.
Sắt vô cơ hay còn được gọi là sắt sulfat, là dạng muối sắt với gốc muối vô cơ. Sắt vô cơ có hàm lượng nguyên tô sắt rất cao, chứa đến 20% nguyên tố sắt. Sắt vô cơ khi được nạp vào cơ thể có khả năng hấp thụ rất cao. Tuy nhiên, nó lại gây ra tình trạng lắng đọng sắt trong máu, trong ruột và dạ dày. Mặt khác, sắt vô cơ có nồng độ PH thấp ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Mặt khác, hàm lượng sắt cao có mùi tanh nồng, khó chịu và khiến sản phụ cảm thấy khó chịu, giảm sự ngon miệng trong mỗi bữa ăn. Vì vậy, loại sắt này không được các chuyên gia dinh dưỡng khuyển sử dụng cho những người thiếu sắt.
Sắt hữu cơ là một dạng muối sắt với gốc muối hữu cơ như bisglycinate, Fumarate, gluconate hay polymaltose. Hàm lượng sắt chứa trong sắt hữu cơ không cao như sắt vô cơ, nên khi được đưa vào cơ thể chúng sẽ hạn chế sự lắng đọng của sắt trong cơ thể. Trong trường hợp lượng sắt hữu cơ thừa, cơ thể chúng ta hoàn toàn có thể đào thải ra ngoài bằng đường tiêu hóa tự nhiên. Sử dụng sắt hữu cơ cũng hạn chế được tối đa những tác dụng phụ như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, nóng trong.
Qua một số đặc điểm của sắt hữu cơ, ta thấy được nhiều lợi thế đặc biệt của sắt hữu cơ so với sắt vô cơ.
Đối với sắt hữu cơ, chúng được chia thành hai nhóm nhỏ là sắt 2+, sắt 3+. Nếu sắt 2+ rất phổ biến trong các loại thịt đỏ thì sắt 3+ lại tồn tại nhiều trong thực vật, đặc biệt là các cây có màu xanh đậm. Trong khi đó, niêm mạc ruột chỉ có kênh vận chuyển ion 2+ mà không vận chuyển ion 3+. Vậy nên, khi sắt 3+ khi đi vào cơ thể sẽ cần có quá trình vận chuyển thành sắt 2+ để có khả năng hấp thụ sắt tốt và hiệu quả hơn.
III. Bổ sung sắt có cho con bú được không?
Rất nhiều các mẹ bỉm thắc mắc trong quá trình cho con bú, bổ sung sắt có ảnh hưởng đến chất lượng sữa cung cấp, gây ảnh hưởng xấu đến con hay không? Câu trả lời đó là không. Việc bổ sung sắt là việc rất cần thiết với cơ thể mẹ sau sinh. Giúp cơ thể mẹ có đủ lượng sắt, hỗ trợ sản sinh ra nhiều tế bào hồng cầu hơn.
Sữa mẹ cho con bú trong thời gian bổ sung sắt không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Lượng sắt mẹ bổ sung vào cơ thể và truyền cho con qua đường sữa là rất thấp. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng về việc hệ tiêu hóa của bé sẽ không hấp thụ được lượng sắt cần thiết.
IV. Cách bổ sung sắt cho mẹ sau sinh hiệu quả nhất
Các sản phụ dù sinh thường hay sinh mổ cơ thể đều mất một lượng máu lớn nhất đinh. Vì vậy, việc thiếu máu sau sinh là điều rất bình thường. Thế nên, việc bổ sung sắt, bổ sung máu cho cơ thể là điều cần thiết. Và nếu không khắc phục tình trạng này kịp thời sẽ gây thêm nhiều khó khăn cho sự phát triển của trẻ sơ sinh trong giai đoạn bú sữa.
1. Bổ sung sắt qua thực phẩm hàng ngày
Cách đơn giản nhất, các mẹ có thể bổ sung sắt đó là qua các loại thực phẩm chứa sắt:
- Thực phẩm giàu sắt: Thịt đỏ, động vật thân mềm có vỏ, lòng đỏ trứng gà, bí đỏ, các loại hạt, nho, chuối,…
Ngoài ra, bổ sung sắt thôi là không đủ. Các sản phụ cần bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng khác để có đủ dinh dưỡng nuôi con:
- Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: Cá hồi, rau lá xanh, trứng, gan và nội tạng, sữa và chế phẩm của sữa, cây họ đậu, sữa, sữa chua và chế phẩm từ sữa,…
- Thực phẩm giàu protein: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, pho mai, đậu phụ, sữa thực vật, các loại hạt,…
- Thực phẩm giàu vitamin E: mầm lúa mì, rau bina, dầu thực vật, hạnh nhân, lạc, bông cải xanh,…
- Thực phẩm giúp tăng tiết sữa: cháo thịt bò, đu đủ xanh, móng giò,…
- Thực phẩm giàu DHA giúp bé thông minh: Cá hồi, cá chép, cá mòi, tom, cua, mực, lòng đỏ trứng gà, hạt óc chó, súp lơ, bí đỏ,…
2. Bổ sung sắt qua các loại thực phẩm chức năng
Nếu cơ thể sản phụ đang ở mức thiếu sắt trầm trọng. Tốt nhất các mẹ nên lựa chọn một sản phẩm chức năng phù hợp để cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể hơn. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có bày bán rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt khiến các mẹ không biets cách thức lựa chọn sản phẩm sắt phù hợp. Sau đây là một số tiêu chí cơ bản trong việc lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt, các mẹ có thể tham khảo:
- Lựa chọn sản phẩm được sản xuất từ sắt vô cơ.
- Sản phẩm có liều lượng phù hợp.
- Sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Sản phẩm được cấp phép lưu hành của Bộ y tế.
Những tiêu chí cơ bản trên sẽ ít nhiều có thể giúp sản phụ tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm sắt có chất lượng.
3. Ferrous Gluconate - Bổ sung sắt, tăng sinh tế bào hàng đầu cho sản phụ
Ferrous Gluconate thuộc dạng viên uống bổ sung sắt đến từ thương hiệu nội địa Mỹ Mason Natural với hơn 50 năm lịch sử hình thành và phát triển. Sản phẩm bổ sung sắt hữu cơ, hỗ trợ sức khỏe cho mọi đối tượng. Đặc biệt với bà bầu hay sản phụ mới sinh. Một số tác dụng của sản phẩm tác động lên sức khỏe:
Sản phẩm Mason Natural Ferrous Gluconate đáp ứng nhu cầu sắt mà cơ thể cần mỗi ngày, từ đó đem đến rất nhiều lợi ích sức khỏe, cụ thể là:
- Giảm thiểu các triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt như tình trạng da xanh xao, người mệt mỏi, thở nhịp gấp, tim đập nhanh, mạnh, hoa mắt, mất ngủ, đau đầu, móng tay khô giòn, rụng tóc,…
- Sản phẩm có khả năng hỗ trợ tăng cường trí nhớ, khả năng tư duy của não bộ, mang lại hiệu quả cao trong công việc.
- Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, củng cố hàng rào bảo vệ cơ thể.
- Hỗ trợ tim mạch hoạt động tốt.
Hơn nữa, sản phẩm được sản xuất với công nghệ tiên tiến hàng đầu nước Mỹ và đạt tiêu chuẩn CGMP, AIS Hoa Kỳ. Được rất nhiều người tiêu dùng trên 70 quốc gia tin tưởng sử dụng trong nhiều năm qua.
>>>Tham khảo chi tiết sản phẩm bổ sung sắt TẠI ĐÂY.
V. Chú ý khi bổ sung sắt cho mẹ sau sinh
Cơ thể sản phụ sau sinh mất khoảng thời gian tầm 6 tháng để hồi phục. Vì vậy, ngoài việc bổ sung sắt, các mẹ nên chú ý bổ sung thêm các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Để quá trình bổ sung sắt diễn ra hiệu quả, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Bổ sung sắt thường gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, vì vậy bạn nên uống nhiều nước để hấp thu sắt tốt hơn và thanh lọc cơ thể.
- Táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa đều là những tác dụng phụ của việc thiếu sắt. Để cải thiện tình trạng này, các mẹ nên bổ sung thêm nhiều chất xơ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Canxi là một khoáng chất cản trở việc cơ thể hấp thụ sắt vào cơ thể. Vì vậy, không sử dụng các thực phẩm giàu canxi như sữa, viên uống canxi,...cùng một lúc với sắt.
- Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Vì vậy, sản phụ nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa canxi như nước cam, nước chanh để giúp sắt dễ được hấp thụ hơn.
- Không lạm dụng các loại viên uống sắt quá nhiều. Mỗi ngày sản phụ tốt nhất nên bổ sung từ 27-30mg sắt từ thực phẩm chức năng và các thực phẩm giàu sắt từ bên ngoài.
- Không sử dụng chất kích thích trong thời gian sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt, vừa không tốt cho cơ thể mẹ sau sinh, vừa cản trở việc cơ thể hấp thụ sắt.
Lời kết: Trên đây là những thông tin hữu ích về việc bổ sung sắt cho mẹ sau sinh cũng. Mong rằng với những kiến thức chia sẻ trên, các mẹ có thể chủ động bổ sung sắt cho bản thân để luôn khỏe mạnh và nuôi dưỡng con tốt hơn. Chúc các mẹ thành công.