Nội dung

I. Hàm lượng sắt cho bà bầu theo khuyến cáo từ WHO

II. Tại sao bà bầu cần bổ sung nhiều sắt hơn

III. Những gốc sắt mát cho bà bầu nên ưu tiên sử dụng

IV. Một số lưu ý giúp bà bầu bổ sung sắt hiệu quả hơn

 

I. HÀM LƯỢNG SẮT CHO BÀ BẦU THEO KHUYẾN CÁO TỪ WHO

Thông thường trước khi mang thai, lượng sắt mà cơ thể người phụ nữ cần theo nhu cầu khuyến nghị là 15 mg sắt mỗi ngày. Bước vào thai kỳ, nhu cầu sắt sẽ tăng lên rất nhiều và được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, mẹ bầu cần bổ sung 30-60mg sắt nguyên tố mỗi ngày.

Hàm lượng sắt cho bà bầu theo khuyến cáo của WHO

Với những mẹ có tình trạng thiếu máu thiếu sắt nặng, nhu cầu sắt sẽ cao hơn nhiều. Trường hợp này bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng phù hợp với từng mẹ.

II. TẠI SAO BÀ BẦU CẦN BỔ SUNG NHIỀU SẮT HƠN

Các bà bầu đều biết, sắt là khoáng chất tham gia vào quá trình hình thành nên tế bào hồng cầu để tái tạo máu cho cơ thể. Trong quá trình mang thai, bà bầu cần bổ sung lượng sắt lớn hơn so với người bình thường. Lý do được đưa ra là vì:

Hàm lượng sắt cho bà bầu theo khuyến cáo của WHO

  • Thể tích máu trong thai kỳ tăng cao, lớn hơn đến 30-50% với khi chưa mang thai.
  • Tăng thể tích máu để cung cấp máu nuôi dưỡng thai nhi.
  • Dự trữ lượng máu để bù lại lượng máu sẽ mất sau quá trình vượt cạn.

Nếu không được bổ sung đủ lượng sắt, cơ thể mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia. Thiếu máu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho trẻ sau này.

Hàm lượng sắt cho bà bầu theo khuyến cáo của WHO

  • Với thai nhi: Trẻ sinh ra bị nhẹ cân, chậm lớn, yếu, dễ mắc bệnh hơn và khi điều trị bệnh thì bị kéo dài thời gian. Trường hợp nặng có thể gây sinh non, sảy thai. Ngoài ra, trẻ khi sinh ra bị thiếu máu thường có trí tuệ chậm phát triển và có thể mắc các bệnh về tim mạch.
  • Với mẹ bầu: Có thể gặp các triệu chứng thực tế như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,… Nguy hiểm hơn, thiếu máu có thể làm tăng nguy cơ băng huyết khi sinh, sảy thai, tiền sản giật, vỡ ối sớm hay nguy cơ nhiễm trùng hậu sản,…

Do đó, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ sắt khi mang thai. Thậm chí, mẹ cũng cần bổ sung sắt từ 3 tháng trước khi có ý định mang thai.

III. NHỮNG GỐC SẮT MÁT CHO BÀ BẦU NÊN ƯU TIÊN SỬ DỤNG

Biết việc bổ sung sắt rất cần thiết trong giai đoạn mang thai, nhưng đại đa số các bà bầu đều sợ uống loại khoáng chất này vì lo sợ bị nóng trong, nổi mụn, táo bón… Để hạn chế tối đa những lo lắng do uống sắt cho bà bầu gây ra, bà bầu nên ưu tiên bổ sung sắt mát.

Sắt mát hay còn biết đến là sắt hữu cơ với các ưu điểm:

  • Hấp thụ nhanh, tính sinh khả dụng cao.
  • Ít tác dụng phụ trên đường tiêu hoá (táo bón, nóng trong).
  • Ít gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột.
  • Ít gây nổi mụn

Hàm lượng sắt cho bà bầu theo khuyến cáo của WHO

Đặc biệt, sắt hữu cơ còn có cơ chế tự đào thải nếu bổ sung dư thừa, hạn chế được tình trạng dư thừa sắt trong cơ thể. Điều này, giúp đảm bảo an toàn hơn cho người dùng, đặc biệt là với các bà bầu.

Ngoài ra, sắt gốc hữu cơ còn có mùi dễ chịu hơn so với sắt vô cơ vốn khá tanh, ngái và gây cảm giác sợ mùi cho bà bầu mỗi lần uống.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm bổ sung gốc sắt mát (sắt hữu cơ), trong đó phổ biến nhất bà bầu có thể chọn là sắt mát gốc:

  • Ferrous Gluconat
  • Ferrous Fumarate
  • Ferrous Polymaltose
  • Ferrous Amin

IV. MỘT SỐ LƯU Ý GIÚP BÀ BẦU BỔ SUNG SẮT HIỆU QUẢ HƠN

Nếu đã, đang hoặc có dự định mang thai và được bác sĩ bác sĩ khuyến cáo nên bổ sung sắt mẹ hãy tuân thủ ngay nhé!

Hàm lượng sắt cho bà bầu theo khuyến cáo của WHO

Để quá trình bổ sung sắt hiệu quả hơn, an toàn hơn, dễ chịu hơn mẹ hãy lưu ý một vài vấn đề cơ bản sau:

  • Nên uống viên sắt lúc bụng đói và uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh... Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.
  • Không dùng sắt cho bà bầu cùng thời điểm với sữa, canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt.
  • Khi uống viên bổ sung sắt cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Đặc biệt, chỉ uống sắt với nước lọc hoặc đun sôi để nguội, tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.

Lời kết: Dựa vào kết quả nghiên cứu của rất nhiều bệnh viện, trung tâm y tế uy tín trên toàn cấu, Tổ chức Y tế thế giới luôn đưa ra những khuyến cáo tốt nhất dành cho người dùng về mọi yêu cầu về y tế. Và khuyến cáo hàm lượng sắt cho bà bầu mà chúng tôi chia sẻ là cơ sở khoa học tốt nhất các bác sĩ, chuyên gia đang sử dụng để khuyến cáo dành cho bà bầu.