Nội dung

I. Đánh giá mức độ quan trọng của sắt đối với phụ nữ mang thai 

II. Liều lượng sắt trong từng giai đoạn thai kỳ như thế nào? 

III. Những quy tắc “vàng” cần nhớ khi sử dụng sắt cho bà bầu? 

IV. Bổ sung sắt qua những thực phẩm gì?

 I. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA SẮT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI

Khi mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50%, nhưng không phải lúc nào sắt cũng được cơ thể hấp thu tốt, vì vậy trong quá trình mang thai, người mẹ thường bị thiếu máu do thiếu sắt.

Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể sử dụng sắt để tạo ra hemoglobin, một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, giúp mang oxy đến các mô và cơ quan. Sắt còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. 

Bên cạnh đó, sắt còn tạo máu để hỗ trợ sự tăng trưởng nhanh chóng của thai nhi. Cụ thể, nó tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra những tế bào mới, đặc biệt, trong vòng 10-16 ngày đầu khi bắt đầu thụ thai, các tế bào thần kinh của thai nhi nhờ sắt được tạo ra hàng loạt. Do đó, sắt đóng vai trò quan trọng và quyết định đến trí não, và sức khỏe của bé sau này.

bổ sung sắt cho bà bầu

Khi thiếu sắt, cơ thể của mẹ thường gặp các vấn đề như:

- Thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt

- Các triệu chứng nghén gia tăng

- Không có cảm giác thèm ăn, chán ăn, mất ngủ

- Mẹ bầu suy giảm miễn dịch, dễ ốm, nhiễm trùng

- Tăng nguy cơ nhiễm trùng, băng huyết sau sinh

- Có nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật – sản giật, nhiễm trùng ối, ối vỡ sớm.

- Sau khi sinh mẹ có thể bị thiếu sữa, suy kiệt cơ thể

Thiếu sắt không chỉ ảnh hưởng nhiều đến mẹ, mà nó còn tác động rất lớn đến thai nhi:

- Tăng nguy cơ sinh non

- Trẻ sơ sinh hay nhẹ cân, vàng da, hoặc nặng hơn là các bệnh lý về tim mạch và phổi.

- Trẻ có nguy cơ cao bị thiếu máu sau sinh

- Ảnh hưởng đến thể chất và trí não của trẻ sau này.

Bà bầu thiếu sắt

II. LIỀU LƯỢNG SẮT TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN THAI KỲ NHƯ THẾ NÀO?

Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc, nên dùng sắt trong thời gian thai kỳ tháng thứ mấy? Với liều lượng ra sao?

Trên thực tế, cơ thể bình thường cũng cần lượng sắt phù hợp để duy trì các hoạt động của cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên khi mang thai, mẹ bầu sẽ cần gấp nhiều lần lượng sắt.

Theo khuyến cáo, trước khi có kế hoạch mang thai, một người phụ nữ cần bổ sung sắt tối thiểu 15mg/ngày.

Đến khi có thai, cơ thể sẽ cần một lượng sắt gấp đôi tức là khoảng 30mg/ngày. Trong trường hợp không cung cấp đủ, bà bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi. Đặc biệt, không chỉ trong quá trình mang thai mẹ bầu mới cần uống bổ sung sắt mà sau khi trải qua kỳ sinh nở cũng cần bổ sung đầy đủ.

Sắt tốt là vậy, nhưng nếu bà bầu không hợp hoặc sử dụng quá liều lượng sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực như:

- Gây táo bón: Táo bón là tác dụng phụ của thuốc sắt phổ biến nhất trong quá trình mang thai. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, tập thể dục thường xuyên. Nếu tình trạng táo bón diễn ra dai dẳng, có dấu hiệu nặng hơn thì mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để khám.

- Kích thích tiêu hóa: Một trong những tác dụng phụ của thuốc sắt cho bà bầu là kích thích tiêu hóa. Mẹ bầu có thể bị đau bụng hoặc co thắt bụng khi dùng viên sắt. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu nên bắt đầu uống viên sắt cùng với bữa ăn để giảm thiểu các triệu chứng trên.

- Buồn nôn và nôn: Thuốc sắt có thể khiến cho tình trạng ốm nghén trở nên nặng hơn. Vì vậy, nên uống viên sắt cùng với bữa ăn thay vì uống khi đói để giảm nhẹ các triệu chứng. Nếu triệu chứng nôn và buồn nôn nghiêm trọng hơn và kèm theo sốt thì mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để khám chuyên khoa.

- Phân và nước tiểu sẫm màu: Có một số mẹ bầu khi uống thuốc sắt thấy tính chất phân thay đổi, phân sẫm màu hơn, có thể là phân xanh hoặc phân đen kèm theo nước tiểu sẫm màu. Tác dụng phụ này là bình thường và sẽ hết khi bạn ngừng uống thuốc sắt, vì vậy mẹ bầu không nên quá lo lắng.

Mẹ bầu hay bị táo bón thai kỳ

III. NHỮNG QUY TẮC “VÀNG” CẦN GHI NHỚ KHI SỬ DỤNG SẮT CHO BÀ BẦU

Như đã nói ở trên, sắt nếu không được sử dụng hợp lý thì có thể gây ra nhiều vấn đề khó chịu cho mẹ bầu. Để hạn chế những tác động xấu khi uống sắt mang lại, bạn cần ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây:

- Không sử dụng sắt đồng thời cùng canxi: Đây là 2 nhân tố quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu, nhưng sắt và canxi thường khá kỵ nhau. Vì vậy, bầu không nên uống thuốc sắt với sữa hoặc ăn thực phẩm giàu sắt khi đang bổ sung canxi.

Theo một số khuyến cáo của chuyên gia y tế: 3 tháng giữa của thai kỳ là thời điểm lý tưởng để bổ sung sắt cho bà bầu, 3 tháng cuối sẽ thích hợp để uống bổ sung canxi.

Trong một số trường hợp cần thiết phải bổ sung cả canxi và sắt thì bà bầu lưu ý uống cách nhau 2 tiếng.

Khi uống sắt không ăn cùng các thực phẩm giàu canxi và ngược lại khi uống canxi cần tránh các thực phẩm giàu chất sắt.

Trong bữa ăn hằng ngày cần tránh kết hợp các thực phẩm giàu chất sắt và canxi với nhau

- Không uống sắt cùng trà và cà phê: Giống như canxi, cafein trong trà và cà phê cũng sẽ nhanh chóng làm giảm sự hấp thụ của viên sắt.  

- Để tăng cường sự hấp thụ của sắt, mẹ bầu nên uống cùng nước cam, chanh hoặc các loại nước giàu vitamin C. Không chỉ uống cùng thuốc bổ sung, khi ăn các loại rau củ giàu sắt, bạn cũng có thể uống thêm vitamin C, để tăng khả năng hấp thu.

- So với thực vật, sắt từ động vật dễ hấp thu hơn hẳn. Do đó, bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ động vật, hải sản để tăng lượng sắt. Tuy nhiên, bà bầu nên hạn chế ăn gan động vật. Vì ngoài sắt, hàm lượng vitamin A dạng hoạt động trong gan động vật khá cao, có thể gây dị tật thai nhi.

- Để hạn chế tình trạng sắt bị “bốc hơi”, bạn nên nấu nướng bằng nồi hoặc chảo làm bằng gang.

- Nên uống sắt sau khi ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt một cách tốt nhất.

IV. BỔ SUNG SẮT QUA NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?

1. Phân loại các dạng sắt

Hiện nay, để bổ sung sắt cho bà bầu, các chuyên gia y tế đưa ra lời khuyên là nên sử dụng các viên uống sắt để bổ sung sắt cho bà bầu. Tuy nhiên, viên uống bổ sung sắt khá đa dạng, được phân ra thành các dạng như:

- Sắt hữu cơ: Thường được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng cho trẻ em vì có nhiều ưu điểm và dạng bào chế dễ sử dụng. Nó được hấp thu tích cực vào máu từ ruột khi cơ thể cần. Phần sắt được hấp thụ sẽ được gửi đến các cơ quan đích như tủy xương để hình thành và lưu trữ máu và gan. Dạng sắt này có hương vị dễ uống, dễ hấp thu, không gây lắng đọng và gây ra các tác dụng phụ về hệ tiêu hóa.

- Sắt vô cơ: thường ở dạng sắt sunfat, khi vào cơ thể sẽ giải phóng một lượng lớn sắt, do đó làm tăng nồng độ sắt trong máu. Các tế bào ruột hấp thụ sắt một cách thụ động, và lượng sắt dư thừa sẽ lắng đọng trong đường tiêu hóa. Mặc dù được cơ thể hấp thụ rất nhanh nhưng lại gây lắng đọng trong cơ thể.

- Sắt 2+ là loại sắt thường được bác sĩ kê đơn vì nó có hàm lượng sắt nguyên tố cao, dễ hấp thu qua đường ruột, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, sắt 2+ thường gây ra nhiều tác dụng phụ như đầy bụng, buồn nôn, sốt, táo bón, đi ngoài phân đen,... 

- Sắt 3+ thường ít có tác dụng phụ, tuy nhiên dạng này thường đắt tiền và do hấp thu nên  thường chậm hơn.

- Sắt dạng nước: Dạng sắt này thường khó uống do mùi tanh đặc trưng. Bên cạnh đó, người dùng cũng khó kiểm soát được liều lượng sử dụng và đặc biệt là giá thành rất cao.

- Sắt dạng viên: Dạng sắt này rất dễ uống, rẻ và giàu lượng sắt. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là khó hấp thụ và có thể gây nóng trong.

nên uống sắt dạng nước hay viên

2. Bổ sung sắt cho bà bầu với Ferrous Gluconate

Ferrous Gluconate là một sản phẩm sắt hữu cơ và là sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của thương hiệu thực phẩm chức năng hàng đầu nước Mỹ Mason Natural. Thương hiệu Mason Natural là thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Mỹ với hơn 50 năm kinh nghiệm xây dựng uy tín.

Bởi vì là sắt dạng viên, mà còn là sắt hữu cơ nên nó rất dễ dàng sử dụng và hấp thụ mà không gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Những công dụng của nó có thể điểm qua là:

- Bổ sung nguyên tố sắt tạo hồng cầu, kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể.

- Giảm triệu chứng tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt do thiếu máu.

- Tăng cường hoạt động của cơ bắp, hỗ trợ hình thành hệ cơ.

- Tăng cường miễn dịch, kích thích ăn ngon.

- Tạo ra năng lượng, cải thiện vận động, tăng trí nhớ, cải thiện nhận thức.

- Hỗ trợ tim mạch, tăng nhịp đập của tim, giảm hụt hơi, khó thở do đau tim.

Không chỉ phù hợp với phụ nữ mang thai, sản phẩm này còn phù hợp với nhiều đối tượng trong từng độ tuổi khác nhau. Những đối tượng nên sử dụng đó là:

- Người trưởng thành, thiếu máu do thiếu sắt.

- Bệnh nhân mới ốm dậy, mới phẫu thuật.

- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

- Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú.

- Người ăn chay, ăn kiêng.

Sản phẩm hiện được bán với mức giá: 270.000 đồng/ lọ, mỗi lọ 100 viên. Uống 1 viên/ngày với một cốc nước đầy, sử dụng liên tục đến khi hết liệu trình, bạn sẽ nhận thấy cơ thể có nhiều sự thay đổi rõ rệt.

>>> Linh sản phẩm: Ferrous Gluconate

3. Bổ sung những thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày

Bên cạnh việc sử dụng các viên sắt, các mẹ bầu nên bổ sung những loai thực phẩm dưới đây vào thực đơn của gia đình mình như:

- Các loại rau được khuyên dùng thường là loại rau có màu xanh đậm như: rau cải chân vịt, súp lơ, khoai tây,…

- Những loại hải sản như cua, tôm, ngao,…

- Các loại thịt đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò,…

- Các loại hạt như đậu, đỗ, bí ngô, hạt óc chó, ngũ cốc

- Bổ sung cá hồi, cá trích, cá ngừ

- Lòng đỏ trứng gà

Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cần kết hợp với việc tập luyện điều độ, Mẹ bầu có thể tập một số bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, thiền để giữ cho tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe khoắn, dẻo dai.