Nội dung

I. Tại sao bà bầu cần bổ sung sắt?

II. Dấu hiệu bà bầu cần bổ sung sắt

III. Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào là đúng?

IV. Bổ sung sắt quá liều có nguy hiểm không?

V. Bổ sung sắt từ đâu?

VI. Bổ sung sắt nào tốt nhất cho bà bầu?

VII. Lưu ý bổ sung sắt khi mang bầu

 

I. TẠI SAO BÀ BẦU CẦN BỔ SUNG SẮT?

Vai trò quan trọng của sắt

Sắt là nguồn nguyên liệu để tổng hợp nên hemoglobin, làm cho hồng cầu có màu đỏ, giúp vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể người mẹ và thai nhi. Ngoài ra, sắt cũng có trong các mô cơ, có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của mô cơ, bằng cách kết hợp với các chất dinh dưỡng khác để giải phóng năng lượng cho sự co cơ.

Bên cạnh đó, sắt còn là thành phần của một enzyme trong hệ miễn dịch, giúp biến đổi Betacaroten thành vitamin A, giúp tạo ra collagen ( là chất giúp gắn kết các mô cơ thể lại với nhau), do vậy sắt còn giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm khuẩn.

những điều cần biết khi bổ sung sắt cho bà bầu

Vì sao mẹ bầu cần bổ sung sắt khi mang thai?

Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% để tăng lượng máu nuôi dưỡng thai nhi. Nếu mẹ thiếu sắt trong thời kỳ mang thai sẽ có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt gây nguy hiểm cho cả em bé.

Sắt tham gia vào việc phân chia tế bào, tạo ra những tế bào mới đặc biệt, trong vòng 10-16 ngày đầu khi bắt đầu thụ thai, các tế bào thần kinh của thai nhi nhờ sắt mới được hình thành, vì vậy nếu không đủ sắt thời gian này sẽ gây nguy hại cho cả mẹ lẫn thai nhi.

Sắt cũng có tác dụng là tăng cảm giác ngon miệng. Mẹ bầu bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ không muốn ăn, không ngủ được và mệt mỏi vì không có oxy lên não và tế bào. Hơn nữa, sức đề kháng của mẹ kém sẽ dẫn tới nhiễm trùng.

II. DẤU HIỆU BÀ BẦU CẦN BỔ SUNG SẮT 

Thiếu máu khi mang thai thường không có những dấu hiệu rõ ràng. Tình trạng này có thể không có biểu hiệu nào, đặc biệt là khi chỉ bị thiếu máu nhẹ.

Tuy nhiên dấu thường thấy nhất của phụ nữ thiếu máu khi mang thai là cơ thể mệt mỏi, cảm giác người yếu, chóng mặt. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu mà phụ nữ hay gặp khi mang thai nên cũng không thể dựa vào chúng để kết luận rằng thai phụ đang bị thiếu máu.

Một số dấu hiệu khác như người xanh xao (đặc biệt ở các đầu ngón tay, dưới mi mắt, môi…). Thai phụ có thể cảm thấy tim đập nhanh, thở gấp, khó tập trung, đau đầu, dễ ngất…

Một số mẹ bầu thiếu máu do thiếu sắt nặng có thể cảm thấy thèm ăn những thứ không phải là thực phẩm như nước đá, giấy, đất sét… Vậy nên nếu bạn có một vài biểu hiện trên hoặc có những cơn thèm khác lạ như vậy thì cần đến gặp bác sĩ và tiến hành xét nghiệm để xem có bị thiếu máu trong thai kỳ hay không.

Hậu quả cần lưu ý của thiếu sắt là thiếu máu thiếu sắt, làm cho số lượng hồng cầu giảm, thường dẫn đến mệt mỏi, trí nhớ kém, chóng mặt, da nhợt nhạt hoặc khó thở…

III. BỔ SUNG SẮT CHO BÀ BẦU NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG? 

Việc bổ sung sắt sẽ lý tưởng nhất là trước khi người phụ nữ có bầu. Lúc này cơ thể của chị em cần 15 mg sắt/ngày. Trong thời kỳ thai nghén, chị em cần bổ sung 27 mg-45 mg sắt/ngày. Việc sử dụng viên sắt cho bà bầu với hàm lượng cụ thể ra sao, bắt buộc bà bầu cần làm các xét nghiệm theo chỉ định của thầy thuốc và được thầy thuốc kê đơn. Việc bổ sung viên sắt bừa bãi có thể dẫn tới tình trạng dư thừa sắt.Ngược lại, với mẹ bầu được xác định thiếu máu do thiếu sắt sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung 50-100 mg/ngày. Thậm chí nhiều trường hợp, bà bầu bị thiếu sắt nghiêm trọng sẽ phải điều trị tại viện 2- 3 tháng bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch để đảm bảo lượng máu cần thiết ở mức ổn định.

bổ sung sắt cho bà bầu thế nào là đúng

IV. BỔ SUNG SẮT QUÁ LIỀU CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? 

Sắt có vai trò rất quan trọng đối với thai phụ, nhưng các bà mẹ tuyệt đối không được sử dụng bừa bãi, lạm dụng. Bởi tác hại của việc thừa sắt cũng nguy hiểm không kém việc thiếu sắt.

Bà bầu bổ sung sắt quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ đái tháo đường. Bởi lượng sắt dư thừa ở tuyến tụy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất insulin khiến tăng lượng đường trong máu, dẫn đến việc bà bầu gặp phải bệnh tiểu đường thai kỳ. Căn bệnh này khiến cho thai nhi khi sinh ra hay bị vàng da, hệ hô hấp khó hoàn thiện, chưa kể bà bầu có nguy cơ sinh non.

Bà bầu thừa sắt thường dẫn tới bệnh viêm khớp do chất này làm tổn thương các mô, phá hủy lớp bao phủ xương nên dẫn tới tình trạng đau lưng, nhức mỏi chân… trong thai kỳ.

Khi bổ sung quá liều lượng sắt cần thiết, bà bầu sẽ đối diện với nguy cơ bị ngộ độc với những triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, người xanh xao, tim đập nhanh bất thường, sốt…

Sai lầm này còn khiến cho thai nhi phát triển khó khăn do quá trình tạo máu bị cản trở vì lượng sắt tự do trong máu tăng. Trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, sinh non, nặng nhất là gây tử vong cho cả mẹ và con.

V. BỔ SUNG SẮT TỪ ĐÂU?

Những thực phẩm giàu sắt mà mẹ bầu có thể tăng cường trong thời gian này bao gồm: Các loại thịt, nhất là thịt bò, gan động vật, ngao, rau cải xoăn, rau cải bó xôi, rau dền, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt.

các nguồn bổ sung sắt cho bà bầu

Dưới đây là top những thực phẩm giàu chất sắt, bà bầu nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:

Gan động vật

Gan của các loài động vật như gà, lợn, bò, cừ đều chứa hàm lượng sắt cao. Đặc biệt, gan bò là loại giàu sắt nhất. Nó có thể cung cấp tới 6.1 mg sắt trong một khẩu phần ăn khoảng 100 g.

Gan động vật cũng chứa ít chất béo và calo. Đây là một trong số loại thực phẩm giàu sắt quan trọng có thể giúp bạn tránh khỏi tình trạng thiếu hụt sắt.

Đậu phụ

Đậu phụ mang trong mình một lượng sắt non-heme phong phú. Một khẩu phần ăn đậu hũ có thể cung cấp 3,4 mg tương đương 19% lượng sắt cần thiết. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng đậu phụ có thể giúp ngăn ngừa ung thư vú. Đây cũng là thực phẩm tuyệt vời dùng để thay thế cho thịt nhằm cung cấp đủ protein.

Bí ngô

Nghiên cứu gần đây cho thấy, bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu.

Bí ngô giàu hàm lượng sắt và kẽm, kẽm trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu.

Thịt bò, thịt nạc

Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến.

Rau có lá màu xanh đậm

Các loại rau có lá màu xanh đậm như rau chân vịt, cải xoăn,… là những loại thực phẩm giàu sắt cũng như vitamin cần thiết cho khả năng hấp thụ sắt. Một khẩu phần ăn rau chân vịt có thể cung cấp 6 mg tương đương 36% DV sắt.

Rau lá xanh khác cũng giàu sắt bao gồm cải cầu vồng (22% DV), củ cải xanh nấu chín (16% DV) và xanh lá cây củ cải đường (5% DV). Bạn nên chú ý rằng những loại rau lá xanh này cũng đi kèm hàm lượng oxalate cao có thể gây ức chế quá trình hấp thu sắt cũng như có khả năng loại sắt ra khỏi cơ thể.

Để cản trở sự hấp thu sắt non heme, nên bạn có thể sử dụng đậu hũ mà không cần tới các chất tăng cường canxi.

Lòng đỏ trứng gà

Trứng gà là thức ăn giàu chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu. Đặc biệt hầu như các chất dinh dưỡng trong quả trứng gà đều tập trung ở lòng đỏ. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (Vitamin A, D, K) rất tốt cho bà bầu.

Chuối

Chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chuối còn giúp chị em giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.

Các loại hạt

Các loại hạt sấy khô như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh… là nguồn chất sắt dồi dào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bạn nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày.

Cháo bột yến mạch

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột yến mạch có công dụng ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ. Yến mạch là nguồn dự trữ tuyệt vời các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho. Không chỉ ngăn ngừa thiếu sắt, bột yến mạch còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

Quả chà là

Không chỉ dồi dào sắt, chà là còn chứa nhiều potasium, magnesium, canxi, selenium, các sinh tố nhóm B và có nhiều chất xơ như các loại quả khô khác. Chà là được biết đến là loại trái cây có công dụng sản xuất hemoglobin. Chị em có thể ăn như một món ăn ngọt hàng ngày ngắm tăng sản xuất hồng cầu. Quả chà là rất phổ biến trong các món mứt dịp tết nguyên đán ở Việt Nam.

Súp lơ xanh

Bông cải xanh (súp lơ xanh) là loại rau lá xanh thẫm được khuyến khích sử dụng nhiều nhất trong thời gian mang thai. Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng rất lớn, là nguồn thực phẩm rất giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.

Rau bina

Các mẹ có biết rằng chỉ ½ bát rau bina nấu chín có chứa đến 3,2 mg sắt và nhiều dưỡng chất có lợi khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi. Rau bina rất dễ chế biến và hầu như phù hợp với khẩu vị ăn của tất cả mọi người. Chị em có thể xào loại rau này với thịt sẽ rất ngon miệng đấy.

Ngao

Chị em có biết rằng trong 100g ngao có tới 23mg sắt. Do đó, ngao được chế biến chín thành soup ngao, ngao hấp, ngao xào sả ớt… là món an toàn và bổ dưỡng cho bà bầu.

Tuy nhiên, chế độ ăn hàng ngày lại thường không đáp ứng đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai nên việc bổ sung viên uống có chứa sắt là vô cùng quan trọng. Do vậy, nhiều chị em đã tìm đến viên sắt cho bà bầu như một cách bổ sung sắt hiệu quả cho cơ thể.

VI. BỔ SUNG SẮT NÀO TỐT NHẤT CHO BÀ BẦU? 

Hiện nay, thuốc bổ sung sắt cho mẹ bầu thường được sản xuất ở 2 dạng là:

- Sắt vô cơ (sắt sulfate)

- Sắt hữu cơ (sắt fumarate và sắt gluconate): Đối với bà bầu, các bác sĩ thường khuyến nghị nên sử dụng sắt hữu cơ vì ưu điểm dễ hấp thụ lại ít gây táo bón cho mẹ bầu.

bổ sung sắt nào tốt cho bà bầu

Ngoài ra, các hãng dược cũng bào chế thuốc sắt dưới 2 dạng là sắt nước chứa trong các ống thủy tinh hoặc ống nhựa và viên sắt ở dạng nang mềm hoặc viên uống bình thường.

Tùy vào điều kiện kinh tế, sở thích cá nhân mà chị em có thể tìm mua các loại sắt này. Tuy nhiên, ở thời kỳ đầu mang thai, nhiều mẹ bầu sẽ lựa chọn viên sắt hơn do dễ uống, không có mùi gây buồn nôn, phù hợp với bà bầu đang trong giai đoạn ốm nghén.

Ngược lại, từ giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, các mẹ lại thích sử dụng sắt nước vì khả năng hấp thu tốt, ít gây táo bón, ít gây nóng hơn viên sắt.

Để tìm được sản phẩm bổ sung sắt phù hợp bạn cần xác định rõ:

Nhu cầu sắt thực tế của cơ thể mình

Lượng sắt mà thức ăn hàng ngày đã cung cấp

Hàm lượng sắt nguyên tố trong mỗi sản phẩm bổ sung.

Ví dụ: Nếu có một thai kỳ bình thường, không bị thiếu máu thiếu sắt và có:

Chế độ ăn uống tương đối tốt, có thể ăn được 1-2 lạng thịt cá cùng rau củ/ngày thì chỉ cần bổ sung một lượng sắt ở liều cơ bản khoảng 5mg sắt nguyên tố/ngày là đủ.

Chế độ ăn kém hơn một chút thì bạn cần bổ sung sắt liều cao hơn, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu sắt – tương ứng với 22-24mg sắt nguyên tố/ngày (phần còn lại thức ăn dễ dàng cung cấp đủ)

Ferrous Gluconate của Mason bổ sung sắt dạng hữu cơ hàm lượng cao

Ferrouse Gluconate của Mason bổ sung sắt dạng hữu cơ hàm lượng cao cho bà bầu

Ferrous Gluconate Mason Natural là sản phẩm sắt hữu cơ với hàm lượng cao 27mg/ 1 viên nén, sản phẩm cung cấp đầy đủ lượng sắt hàng ngày cho tất cả các thành viên trong gia đình, đặc biệt phù hợp với đối tượng người bị thiếu máu thiếu sắt nhiều như mẹ bầu và sau sinh.

Sản phẩm cung cấp Iron (as ferrous gluconate) là sắt hữu cơ, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn so với sắt vô cơ và đồng thời không có mùi tanh nồng khó chịu nên rất dễ dùng cho mẹ bầu. Ngoài ra, sắt hữu cơ còn giúp hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng sắt như táo bón, tiêu chảy....

Ferrous Gluconate là sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của thương hiệu thực phẩm chức năng hàng đầu nước Mỹ Mason Natural. Thương hiệu Mason Natural là thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Mỹ với hơn 50 năm kinh nghiệm xây dựng uy tín. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn CGMP và ASI Hoa Kỳ.

>>> Xem chi tiết thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY

VII. LƯU Ý KHI BỔ SUNG SẮT CHO BÀ BẦU 

Việc uống thuốc sắt cho bà bầu cần có chỉ định của chuyên gia dinh dưỡng tính theo nhu cầu và dạng sắt gì để tỉ lệ hấp thu đạt hiệu quả nhất. Các mẹ không nên ra hiệu thuốc mua thuốc sắt cho bà bầu mỗi khi hoa mắt, chóng mặt bởi đơn thuốc không phải là do dược sĩ kê mà phải do bác sĩ khám kê đơn.

Khi bổ sung sắt bằng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng tránh quá liều (nhất là khi dùng liều cao, kéo dài).

Thời điểm và cách uống: Do sắt được hấp thu tốt hơn nếu uống lúc đói và các chất trong thức ăn (đặc biệt là những thức ăn chứa nhiều canxi) sẽ làm ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt, nên thời điểm tốt nhất để uống viên sắt thường là trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Uống thuốc với ít nhất nửa cốc nước và không nhai viên thuốc khi uống (đối với các dạng viên). Trẻ em dưới 12 tuổi hoặc người già không dùng dạng viên mà dùng dạng giọt hoặc sirô (dễ nuốt). Cần theo đúng chỉ dẫn về liều lượng số giọt hoặc thìa đong thuốc hợp với từng lứa tuổi. Khi uống dạng sirô răng sẽ có màu đen (khắc phục bằng cách hút qua ống hút. Pha vào nước rồi hút). Không uống thuốc khi nằm. Khi uống thuốc phân có màu đen. Hiện tượng này không nguy hiểm và sẽ hết khi ngừng thuốc.

Chú ý tương tác với các thuốc dùng cùng: Sự hấp thu sắt bị ức chế bởi các chất như magie trisilicate, các thuốc kháng acid, thuốc chứa canxi, caffein… Do vậy, tránh sự tương tác bất lợi này cần sử dụng các chế phẩm bổ sung sắt trước 1 giờ hoặc 2 giờ sau khi sử dụng các loại thuốc này.

Hàng ngày nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: hàu, thịt bò, cá và thịt gà… Ăn những thực phẩm này kèm với những thực phẩm, hoa quả giàu vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Tránh uống trà, cà phê gần bữa ăn (nên uống cách bữa ăn ít nhất 1 giờ), vì những thức uống này có chứa caffein, tanin làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

So với thực vật, sắt từ động vật dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế ăn gan động vật. Vì ngoài sắt, hàm lượng vitamin A dạng hoạt động trong gan động vật khá cao, có thể gây dị tật thai nhi.

Nấu nướng các loại thực phẩm giàu sắt bằng nồi hoặc chảo làm bằng gang sẽ hạn chế tình trạng “thất thoát" sắt từ thực phẩm.