Nội dung II. Nguyên nhân của gout không ai ngờ tới 1. Cơ thể bị rối loạn chuyển hóa axit uric 5. Do ảnh hưởng của các loại thuốc |
I. Hiểu về bệnh gout
Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây sưng đỏ kèm theo đó là những cơn đau dữ dội, đột ngột tại một số vị trí khớp trên cơ thể. Đặc biệt, nó các vị trí đau ở ngón chân cái, mắt cá chân, cổ tay, bàn chân, khuỷu tay.
Bản chất của căn bệnh này là do rối loạn do nồng độ axit uric trong máu cao. Từ đó dẫn đến tình trạng kết tủa các tinh thể monosodium urat xung quanh và trong vùng khớp và gây nên viêm khớp cấp tính hoặc mạn tính tái phát.
Theo thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc gout của nam giới cao hơn so với nữ giới. Đặc biệt từ 30 tuổi trở lên. Ngày nay, bệnh gout đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa.
Khi bị gout, người bệnh thường sẽ rất khó để chữa dứt điểm căn bệnh này. Thay vào đó, bệnh nhân sẽ phải sống với nó cả đời. Tuy nhiên, gout hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu người bệnh tuân thủ quy trình điều trị nghiêm ngặt và có cuộc sống như những người bình thường.
II. Nguyên nhân của gout không ai ngờ tới
Như đã nói, bệnh gout được sinh ra khi cơ thể chúng ta bị rối loạn chuyển hóa purin dẫn tới axit uric trong máu. Nếu cơ thể không thể thanh lọc và đào thải lượng axit uric dư thừa sẽ khiến chúng đọng lại trong cơ thể. Lâu ngày lượng axit uric tồn đọng là nguyên nhân hình thành bệnh gout.
1. Cơ thể bị rối loạn chuyển hóa axit uric
Bản chất của bệnh gout là do hàm lượng axit uric trong máu cao gây lắng đọng tại xương khớp và gây sưng đau cho người bệnh. Cơ thể khi bị rối loạn axit uric sẽ giảm bài tiết, gây dư thừa axit uric trong cơ thể và dẫn đến bệnh gout.
2. Uống nhiều rượu bia
Rượu bia chứa axit uric khá cao, không chỉ vậy, nó còn làm suy giảm chức năng của các cơ quan như gan, thận. Vì vậy, uống nhiều rượu bia là nguyên nhân gây nên bệnh gout.
3. Ăn uống không khoa học
Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến nguyên nhân gây nên bệnh gout. Một chế độ dinh dưỡng bổ sung quá nhiều purin sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu và hình thành nên bệnh gout.
4. Tuổi tác và giới tính
Tỷ lệ bệnh nhân mắc gout ở nam giới thường lớn hơn so với nữ. Đặc biệt từ 40 tuổi đổ lên, bệnh nhân mắc gout ngày càng tăng.
5. Do ảnh hưởng của các loại thuốc
Trong quá trình điều trị bệnh, một số loại thuốc điều trị có thể trở thành nguyên nhân gây nên bệnh gout. Các loại thuốc khiến thận phải làm việc quá tải dẫn đến tình trạng ứ đọng lượng lớn axit uric mà cơ thể không thể bài tiết hết được.
6. Do di truyền
Gout cũng được xem là một loại bệnh bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố di truyền. Nếu gia đình có người bị gout thì con cháu sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Bởi tình trạng axit uric cao có mối quan hệ tới một số gen.
III. Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
1. Biến dạng khớp, tàn phế
Khi các tinh thể urat lắng đọng bên trong các mô cạnh khớp, sụn, xương gân, dây chằng,... lâu ngày khiến các khớp trở lên biến dạng kèm theo đó là các triệu chứng đau nhức, cứng khớp rất bất tiện với người bệnh.
Tổn thương khớp bắt đầu xảy ra ở chi dưới như khớp ngón chân, bàn chân, cổ chân, gối. Sau đó bắt đầu lan dần đến vùng xương tay và khớp vai. Đến giai đoạn nặng, sự biến dạng khớp được thể hiện bởi những hạt tophi nổi dưới da gây vô cảm, hạn chế vận động và mất chức năng của khớp. TRong trường hợp xấu nhất bệnh gout sẽ khiến người bệnh mất khả năng vận động và tàn phế hoàn toàn.
2. Đột quỵ, tai biến
Các tinh thể urat xuất hiện nhiều trong cơ thể làm tăng tình trạng lắng đọng tinh thể ở các vùng như động mạch, tĩnh mạch. Khi đó, máu sẽ gặp khó khăn trong quá trình lưu thông gây nên đột quỵ và tai biến bất cứ lúc nào.
3. Biến chứng thận
Thận giữ vai trò quan trọng trong việc đào thải axit uric và các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy, nếu hàm lượng axit uric trong cơ thể cao sẽ khiến thận bị quá tải trong quá trình đào thải gây nên tình trạng lắng đọng axit uric trong thận. Lâu ngày sẽ hình thành nên sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây nên tình trạng giảm chức năng của thận dẫn đến suy thận.
Thận bị suy giảm chức năng sẽ dẫn đến hàng loạt các hệ lụy về sức khỏe như bệnh tiểu đường. tim mạch, huyết áp, suy thận mạn tính và có thể gây nên tử vong.
4. Nhiễm trùng hạt tophi
Đối với những bệnh nhân bị khớp nổi hạt tophi sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bởi hạt tophi sẽ xuất hiện ở những vị trí dễ cọ xát như bàn tay, bàn chân. Khi có những tác động vào các khối tophi sẽ khiến nó vỡ ra và chảy dịch. Khi đó, vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào hạt tophi bị tổn thương gây nhiễm trùng cho cơ thể.
IV. Phương pháp để ngăn ngừa và kiểm soát tốt bệnh gout
Theo thống kê, tại Việt Nam có đến 96% nam giới và 38% nữ giới ở tuổi trung niên mắc bệnh gout. Đáng báo động hơn đó là tình trạng này đang ngày càng có nguy cơ trẻ hóa. Vậy thay vì chờ đợi bệnh gout "viếng thăm", chúng ta có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng những cách đơn giản như:
1. Không ăn thực phẩm chứa nhiều purin
Purin là chất khiến tình trạng gout khởi phát và trở nên tệ hơn. Purin được hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Do đó, giảm lượng purin được nạp vào sẽ giúp giảm lượng axit uric tích lũy ở thành tinh thể urat ở khớp cũng như các cơ quan khác.
Một số thực phẩm chứa purin mà chúng ta nên tránh như: nội tạng động vật, thịt đỏ, thịt muối, phô mai, hải sản,...Ngoài ra, một số loại nấm và các loại đậu hạt cũng chứa hàm lượng purin cao.
2. Tránh dùng chất kích thích
"Rượu bia, chất kích thích" đều là kẻ thù không đội trời chung với bệnh gout. Việc nạp quá nhiều các chất kích thích vào cơ thể sẽ khiến cơ thể bị suy giảm chức năng gan, thận. Khi gan thận không hoạt động tốt sẽ mất cân bằng chuyển hóa axit uric và khiến chất trên lắng đọng trong cơ thể.
3. Ăn nhiều rau xanh
Rau xanh và hoa quả tươi là thực phẩm dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Loại thwucj phẩm này vừa tươi mát thanh lọc cơ thể, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa nguy cơ gây bệnh gout.
4. Không nhịn đói
Nếu đang có biểu hiện chớm của bệnh gout hoặc chỉ số axit uric trong máu của bạn cao hơn người bình thường thì bạn tuyệt đối không bỏ bữa. Bởi bỏ bữa có thể làm nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Tăng nguy cơ hình thành bệnh gout.
5. Tập thể dụng thể thao
Thể dục thể thao có thể được coi là một loại thuốc thần dược rất tốt cho sức khỏe. Khi bạn có một chế độ vận động hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh tăng cường hoạt động trao đổi chất và phòng ngừa bệnh gout được tốt hơn.
6. Kiểm soát cân nặng
Như đã biết,những người béo phì, thwuaf cân có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn rất nhiều so với người bình thường. Những người có cân nặng vượt ngưỡng sẽ có nồng độ axit uric trong máu cao và gặp rắc rối về chuyển hóa. Vì vậy, giữ một mức cân nặng hợp lý sẽ giúp chúng ta tránh xa căn bệnh gout đáng ghét.
7. Đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya
Trong xã hội ngày này, không ít người có một chế độ sinh hoạt không khoa học, thường xuyên bận rộn và gặp stress. Cân bằng thời gian làm việc, học tập và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc sẽ giúp lượng axit uric trong cơ thể người bệnh không tăng và được kiểm soát tốt.
Lời kết: Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân gây bệnh gout mà không phải ai cũng biết. Mason hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có cho mình những kiến thức bổ ích để có thể ngăn ngừa hoặc chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn. Chúc các bạn thành công.