I. HỘI CHỨNG ĐẠI TRÀNG KÍCH THÍCH LÀ GÌ?
Hội chứng đại tràng kích thích (còn được gọi là hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng co thắt…) đây là tình trạng bất thường của nhu động ruột, gây rối loạn chức năng đường tiêu hóa mãn tính, hay tái phát.
Hội chứng đại tràng kích thích là căn bệnh khá phổ biến trên thế giới với tỷ lệ mắc bệnh là 15 – 20%, còn tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh này là trên 20% và đang tiếp tục gia tăng mạnh qua từng năm. Hội chứng đại tràng kích thích chủ yếu ở nhóm tuổi 40 – 60 và phụ nữ là nhóm đối tượng mắc phải nhiều hơn so với nam giới.
II. BIỂU HIỆN CỦA HỘI CHỨNG ĐẠI TRÀNG KÍCH THÍCH
Biểu hiện của hội chứng đại tràng kích thích có thể khác nhau theo từng người và thường giống với các bệnh khác với những đặc điểm đặc trưng nhất sau:
- Đau hoặc đau quặn bụng - đau bụng ít nhất 1 ngày mỗi tuần trong 3 tháng
- Cảm giác chướng bụng
- Đầy hơi
- Tiêu chảy hoặc táo bón – đôi khi có các đợt táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau
- Chất nhầy trong phân
- Đau lưng, nhức đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, trầm cảm, chóng mặt, đau ngực...
- Riêng với phụ nữ có thể xảy ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Đối với hầu hết các trường hợp thì hội chứng đại tràng kích thích là một tình trạng mãn tính, mặc dù các dấu hiệu và triệu chứng có lúc xấu đi và có lúc cải thiện hoặc thậm chí mất đi hoàn toàn.
>>> Xem thêm: 10 thực phẩm tốt cho người bị viêm đại tràng co thắt
III. NGUYÊN NHÂN GÂY RA HỘI CHỨNG ĐẠI TRÀNG KÍCH THÍCH
Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây ra hội chứng đại tràng kích thích vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng hội chứng này có nhiều yếu tố gây ra, các bác sĩ chia những yếu tố này thành 2 phân nhánh là: Các yếu tố gây kích phát khác nhau tùy theo mỗi người và các yếu tố nguy cơ. Trong đó:
Các yếu tố gây kích phát khác nhau tùy theo mỗi người
Các yếu tố kích phát có thể không ảnh hưởng đến người này nhưng lại gây ra các triệu chứng ở những người bị hội chứng đại tràng kích thích. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người bị hội chứng này đều phản ứng với cùng một yếu tố kích phát. Các yếu tố kích phát có thể bao gồm:
- Thực phẩm: Mối liên quan giữa tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm với hội chứng đại tràng kích thích hiện vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên nhiều người đã có triệu chứng nặng hơn sau khi ăn một số loại thực phẩm. Các loại thực phẩm có liên quan là sô cô la, gia vị, chất béo, trái cây, các loại đậu, cải bắp, bông cải trắng, bông cải xanh, sữa, thức uống có ga và rượu bia.
- Căng thẳng: Hầu hết những người bị hội chứng đại tràng kích thích có thể thấy các dấu hiệu và triệu chứng của mình xấu đi hoặc thường xuyên hơn trong các giai đoạn có nhiều căng thẳng, như tuần cuối cùng hoặc tuần đầu tiên làm công việc mới. Tuy nhiên, căng thẳng chỉ có thể làm nặng thêm các triệu chứng, chứ không gây ra triệu chứng.
- Nội tiết tố: Các nhà nghiên đã khám phá ra rằng, phụ nữ có khả năng bị hội chứng đại tràng kích thích cao gấp hai lần, bởi sự thay đổi nội tiết tố đóng một vai trò trong việc gây ra hội chứng này. Nhiều phụ nữ nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng trở nên nặng hơn trong hoặc trước/sau kỳ kinh nguyệt.
- Các bệnh lý khác: Đôi khi các bệnh lý khác như đợt tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính (viêm dạ dày ruột) hoặc tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức trong đường ruột (loạn khuẩn) có thể kích thích hội chứng đại tràng kích thích.
Yếu tố nguy cơ
Nhiều người rất hiếm có các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng đại tràng kích thích, nhưng vẫn có nhiều khả năng bị hội chứng này nếu thuộc các trường hợp yếu tố nguy cơ cao sau:
- Trẻ tuổi: Hội chứng đại tràng kích thích có xu hướng xảy ra ở những người dưới 45 tuổi
- Là phụ nữ: Nhìn chung, phụ nữ bị tình trạng này cao hơn nam giới gấp hai lần
- Có tiền sử gia đình bị hội chứng đại tràng kích thích: Các nghiên cứu cho thấy những người có thành viên gia đình bị hội chứng đại tràng kích thích có thể tăng nguy cơ mắc bệnh
- Có vấn đề về sức khỏe tinh thần: Lo lắng, trầm cảm, rối loạn nhân cách và tiền sử lạm dụng tình dục ở thời kỳ trẻ em đều là các yếu tố nguy cơ. Đối với phụ nữ, bạo hành gia đình cũng có thể là yếu tố nguy cơ.
- Ảnh hưởng của tiền sử gia đình đối với nguy cơ hội chứng đại tràng kích thích có thể liên quan đến gen, các yếu tố chia sẻ trong môi trường gia đình hoặc cả hai yếu tố trên.
IV. BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP PHẢI NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI VÀ ĐÚNG CÁCH
- Làm bệnh trĩ nặng hơn: Tiêu chảy và táo bón, cả hai dấu hiệu của hội chứng đại tràng kích thích, đều có thể làm bệnh trĩ nặng hơn.
- Suy dinh dưỡng: Khi tránh dùng một số loại thực phẩm thì cơ thể sẽ không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, từ đó dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Giảm chất lượng sống: Ảnh hưởng của hội chứng đại tràng kích thích lên toàn bộ chất lượng sống của người bệnh có thể là biến chứng nghiêm trọng nhất. Ảnh hưởng này có thể làm cho người bệnh cảm thấy cuộc sống không được trọn vẹn, từ đó dẫn đến tình trạng chán nản hoặc trầm cảm.
V. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ĐẠI TRÀNG KÍCH THÍCH HIỆU QUẢ NHẤT
Bị hội chứng đại tràng kích thích dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường và các triệu chứng bệnh thường tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm. Mà các yếu tố nguy cơ gây bệnh đến từ thói quen sống, ăn uống, sinh hoạt, vận động và tâm lý, nên việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào làm giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Cụ thể là:
1. Liệu pháp tâm lý
Để điều trị hội chứng đại tràng kích thích hiệu quả, bác sĩ cần tạo được sự tin tưởng với người bệnh. Những lưu ý quan trọng là:
- Biết lắng nghe, trấn an bệnh nhân, giải quyết những lo lắng, muộn phiền của người bệnh.
- Giải thích rõ ràng, tường tận về bệnh sinh, bệnh sử tự nhiên của hội chứng đại tràng kích thích: Đây không phải bệnh có tổn thương thực thể tại ruột, là bệnh lành tính nhưng mạn tính, có những đợt biểu hiện rầm rộ nhưng có đợt bệnh không có triệu chứng.
- Giải thích cho người bệnh biết về phương hướng điều trị là tập trung kiểm soát các triệu chứng khó chịu và việc điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ giúp làm giảm đau đớn, cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Đối với người bệnh, cần đặt niềm tin vào bác sĩ, tuân thủ những hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Đặc biệt, cần duy trì tâm trạng thoải mái, lạc quan trước mọi tình huống, tránh để căng thẳng, lo lắng kéo dài.
2. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt
Khi bị hội chứng đại tràng kích thích, người bệnh nên lưu ý tới chế độ ăn như sau:
- Hạn chế thức ăn không dung nạp, khó tiêu, gây tiêu chảy và đau bụng như khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, đồ uống nhiều đường và có ga, hoa quả nhiều đường, chất kích thích, thức ăn để lâu, được bảo quản không tốt...
- Nếu bị táo bón, bệnh nhân cần uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ, rau quả tươi, tránh thức ăn khô, nước mắm, đồ nhiều gia vị... vì dễ gây táo bón.
- Hạn chế ngồi nhiều một chỗ, tránh căng thẳng thần kinh, tăng cường hoạt động thể lực như tập thể dục, đi bộ buổi sáng...
- Luyện tập chế độ đại tiện một lần trong ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy.
3. Sử dụng Mason Natural Colon Herbal Cleanser
Mason Natural Colon Herbal Cleanser là viên uống giúp tăng cường sức đề kháng, tái tạo niêm mạc đại tràng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đại tràng, đặc biệt là hội chứng đại tràng kích thích được hàng triệu người bệnh tin tưởng lựa chọn.
Để làm được điều đó, Colon Herbal Cleanser đã được nghiên cứu và sản xuất bởi công thức độc quyền của Mason với các thành phần thảo dược quý gồm:
- Bentonite: có tác dụng làm sạch đại tràng.
- Bột vỏ hạt mã đề: có tác dụng hấp thụ các độc tố trong đường ruột bằng cách tạo thành một khối dạng keo, xốp bên trong ruột. Bằng cách phình to và hút các chất lỏng, nó phá tan và đưa các chất thải trong các khúc cuộn và khe của đường ruột ra ngoài. Làm dịu thành ruột, tạo 1 lớp màng trơn mỏng ở vách trong đường ruột, giúp chất thải di chuyển dễ dàng hơn.
- Bột cây hắc mai: hỗ trợ việc đi ngoài đều đặn do khả năng hỗ trợ hoạt động cơ.
- Bột cây hải cẩu vàng: giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy cơ thể sản xuất kháng thể IgM.
- Chiết xuất lá linh lăng: giúp tăng cường lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa đường ruột.
- Bột yến mạch: ổn định đường huyết, cải thiện chức năng đường ruột.
- Bột cây vỏ thiêng: Giúp nhuận tràng bằng cơ chế kiểm soát các cơn co thắt trong đại tràng, giúp đẩy chất ra khỏi đường tiêu hóa.
- Chiết xuất lá lúa mì: giúp chống viêm, oxi hóa mạnh, giảm viêm đại tràng.
- Chiết xuất lá lô hội: giúp nhuận tràng, kháng khuẩn, kháng viêm.
- Bột quả chanh: chống oxy hóa, chống viêm.
Không chỉ hỗ trợ đẩy lùi các bệnh về đại tràng hiệu quả, Colon Herbal Cleanser còn giúp phòng ngừa ung thư đại tràng. Thành phần bột hạt tiểu hồi hương chính là một trong những nhân tố quan trọng. Nó vừa giúp chống chứng co thắt không đều đặn (nguyên nhân gây tiêu hóa khó khăn) lại vừa giúp chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm đồng thời ức chế hoạt động của tế bào HTC116, đây chính là tế bào ung thư đại tràng.
Colon Herbal Cleanser là một trong những sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng Mason Natural. Thương hiệu này được thành lập từ năm 1967 và là một trong những công ty thực phẩm chức năng lớn nhất tại Mỹ. Mason Natural đã và đang không ngừng nghiên cứu, cải tiến để cho ra đời ngày càng nhiều hơn nữa những sản phẩm hỗ trợ sức khỏe chất lượng và an toàn nhất, với giá cả phải chăng cho mọi đối tượng.
Sản phẩm Colon Herbal Cleanser cũng như tất cả các sản phẩm khác của Mason Natural, đó là đều được sản xuất và thử nghiệm tại Hoa Kỳ, với hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm hiện đại tuân thủ cGMP và đạt chứng nhận an toàn thực phẩm ASI.
>>> Xem thêm: Top 9 căn bệnh đại tràng thường gặp nhất và biện pháp điều trị phù hợp