Nội dung

I. Đại tràng là bộ phận nào, nằm ở đâu, có chức năng gì?

II. 9 bệnh đại tràng thường gặp nhất kèm nguyên nhân hình thành và dấu hiệu nhận biết

III. Biện pháp điều trị các căn bệnh đại tràng thường gặp hiệu quả

IV. Những nguyên tắc giúp quá trình điều trị các bệnh đại tràng thường gặp hiệu quả hơn

I. ĐẠI TRÀNG LÀ BỘ PHẬN NÀO, NẰM Ở ĐÂU, CÓ CHỨC NĂNG GÌ?

Đại tràng hay còn gọi là ruột già là phần gần cuối trong hệ tiêu hóa, gắn liền hậu môn bằng đoạn trực tràng. Cơ quạn này có chiều dài khoảng 1m48-1m9, gồm 3 phần chính là: manh tràng, kết tràng và trực tràng.

Trong hệ tiêu hóa, đại tràng đảm nhiệm vai trò đặc biệt quan trong:

- Nhận lượng thức ăn đã được tiêu hóa từ dạ dày và ruột non

- Hấp thu nước và muối khoáng còn lại trong thức ăn

- Phân hủy thức ăn thành phân

- Khi đủ lượng phân, đại tràng co bóp để đẩy chất thải xuống trực tràng và hậu môn để tống ra ngoài.

Đại tràng là bộ phận nào, nằm ở đâu, có chức năng gì?

II. 9 BỆNH ĐẠI TRÀNG THƯỜNG GẶP NHẤT KÈM NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH VÀ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Vì là bộ phận chứa bã thức ăn nên đại tràng là nơi chứa nhiều vi khuẩn có hại gây bệnh. Trong đó, có 9 bệnh đại tràng thường gặp nhất bao gồm:

1.Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Các tổn thương có thể khu trú tại một vài điểm hoặc lan rộng khắp niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, niêm mạc đại tràng kém bền vững và dễ bị chảy máu. Với mức độ nặng thì các vết viêm dễ bị loét, xung huyết, thậm chí tạo thành các áp-xe nhỏ.

Viêm đại tràng cấp tính thường biểu hiện theo từng đợt nhỏ. Nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển nặng thành viêm đại tràng mãn tính rất nguy hiểm và khó điều trị. Bệnh có thể biến chứng thành phình giãn đại tràng, nhiễm trùng huyết, thủng ruột, thậm chí gây ung thư đại tràng đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

9 bệnh đại tràng thường gặp nhất kèm nguyên nhân hình thành và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân hình thành

Nguyên nhân viêm đại tràng cấp tính:

- Viêm đại tràng cấp do ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn

- Do không giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh

+ Ký sinh trùng hay gặp nhất là lỵ amip, ngoài ra còn có giun đũa, giun tóc, giun kim

+ Vi khuẩn: lỵ trực khuẩn (Shigella), vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), vi khuẩn E. coli, vi khuẩn lao

+ Siêu vi thường gặp là Rotavirus, chủ yếu ở trẻ em

+ Nấm, đặc biệt là nấm Candida

- Viêm loét đại-trực tràng có thể do bệnh tự miễn

- Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến sinh hoạt hằng ngày: căng thẳng, táo bón kéo dài, khó tiêu, dùng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột...

Nguyên nhân viêm đại tràng mãn tính:

Được chia thành 2 nhóm là viêm đại tràng mãn có nguyên nhân và không rõ nguyên nhân.

- Bệnh viêm đại tràng mãn tính có nguyên nhân: xuất hiện sau viêm đại tràng cấp tính do nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm và nhiễm độc nhưng không được điều trị dứt điểm.

- Bệnh viêm đại tràng mãn tính không rõ nguyên nhân, thường là viêm đại tràng mãn tính không đặc hiệu.

Biểu hiện nhận biết

Triệu chứng viêm đại tràng cấp

Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có các biểu hiện tương ứng:

- Viêm đại tràng cấp tính do lỵ amip: đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi đại tiện chỉ có một ít phân, có máu và chất nhầy kèm theo phân.

- Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn: sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày đêm đi nhiều lần phân lẫn máu, phân có màu như máu cá. Đặc biệt, nếu do Shigella shiga, số lần đi đại tiện không thể đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn), mất nước và chất điện giải nhiều rất dễ gây trụy tim mạch.

- Viêm đại tràng cấp do các nguyên nhân khác: triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh.

Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính

Tùy theo các triệu chứng phối hợp với nhau mà chia ra các thể như sau:

- Thể tiêu lỏng và đau bụng: người bệnh thấy đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đi đại tiện xong thì mới hết đau, mỗi ngày đi đại tiện 3 - 4 lần, thường vào buổi sáng lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong, ít đi vào buổi chiều, yên ổn về đêm.

- Phân lần đầu có thể đặc nhưng không thành khuôn, những lần sau phân lỏng, nhầy, đa số trường hợp là phân nát hay phân sống.

- Trước mỗi lần đi đại tiện có đau bụng, thường đau dọc khung đại tràng nhưng thường ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau khi đi đại tiện được thì hết đau bụng và dễ chịu.

- Thể táo bón và đau bụng: người bệnh bị táo bón, phân khô, ít và cứng, đau bụng, thường gặp ở người lớn tuổi và nữ giới.

- Thể táo bón và tiêu lỏng xen kẽ nhau từng đợt: từng đợt táo bón tiếp với một đợt tiêu lỏng, diễn biến nhiều năm nhưng thể trạng người bệnh cũng như sinh hoạt vẫn bình thường, bụng thường đầy hơi.

2. Viêm đại tràng co thắt

Còn được gọi là hội chứng ruột kích thích. Đây là tình trạng bất thường của nhu động ruột, gây nên những cơn đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng rối loạn đại tiện rất khó chịu.

9 bệnh đại tràng thường gặp nhất kèm nguyên nhân hình thành và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân hình thành

- Rối loạn miễn dịch: Một số giả thuyết giả thuyết cho rằng, rối loạn chức năng của đại tràng có thể là hệ quả do phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Giả thuyết này được đặt ra bởi rất nhiều trường hợp viêm đại tràng co thắt bùng phát sau khi bị viêm đại tràng cấp do ký sinh trùng và vi khuẩn.

- Rối loạn hệ thần kinh não – ruột: Nhu động dạ dày và đường ruột được kiểm soát bởi hệ thần kinh não – ruột. Vì vậy khi cơ quan này bị rối loạn, dạ dày và đại tràng có thể tăng hoặc giảm nhu động bất thường. Kết quả là gây đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,…

- Rối loạn nhu động ruột: Rối loạn nhu động ruột là yếu tố chính dẫn đến các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt. Thống kê cho thấy ở người mắc bệnh lý này, nhu động đại tràng có thể nhanh hoặc chậm hơn so với bình thường. Đến nay, nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhu động ruột ở bệnh nhân viêm đại tràng co thắt vẫn chưa được biết rõ.

- Tăng tính thấm của ruột: Ngoài ra, cơ chế sinh bệnh trong viêm đại tràng co thắt còn có sự tham gia của tình trạng tăng tính thấm của ruột. Các nghiên cứu cho thấy, khả năng thẩm thấu của ruột tăng lên làm tăng nguy cơ rối loạn nhu động đại tràng và dẫn đến viêm đại tràng co thắt.

- Thay đổi hệ vi sinh đường ruột: Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi đột ngột có thể là nguyên nhân khiến ruột già co thắt bất thường và gây ra các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt. Thực tế cũng cho thấy, đa phần người mắc bệnh lý này đều có chế độ ăn ít chất xơ, hầu như không bổ sung probiotic và sử dụng kháng sinh bừa bãi, kéo dài. Những yếu tố này đều khiến hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn và tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Các yếu tố khác: Nguy cơ bị viêm đại tràng co thắt tăng lên đáng kể khi có những yếu tố như căng thẳng, thức khuya, làm việc quá mức, chế độ ăn không lành mạnh, có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, thường xuyên bị nhiễm trùng đường ruột…

Biểu hiện nhận biết

- Viêm đại tràng co thắt điển hình bởi triệu chứng đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy

- Tiêu chảy hoặc táo bón

- Đôi khi có trường hợp táo bón xen kẽ với tiêu chảy

- Luôn có cảm giác khó chịu và chướng bụng

- Đau bụng giữa

- Có cảm giác đi đại tiện không hết

- Đầy hơi

- Ăn uống kém

- Phân mềm, lỏng và thường đi kèm với chất nhầy

>>> Xem thêm: 10 thực phẩm tốt cho người bị viêm đại tràng co thắt

3. Xuất huyết đại tràng

Là một trong những bệnh đại tràng nguy hiểm, xảy ra khi đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, đại tràng bị sưng, viêm loét rộng dẫn đến giãn nở mạch máu và gây xuất huyết ở lớp niêm mạc dạ dày.

Bệnh lý này hết sức nguy hiểm vì nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến chảy máu ồ ạt khó cầm, thủng đại tràng, hoặc dẫn đến ung thư.

9 bệnh đại tràng thường gặp nhất kèm nguyên nhân hình thành và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân hình thành

Do viêm loét rộng dẫn đến giãn nở mạch máu và gây xuất huyết ở lớp niêm mạc dạ dày.

Biểu hiện nhận biết

Nếu có một số dấu hiệu này, có khả năng cao bạn đã mắc chứng xuất huyết đại tràng: 

- Đại tiện kèm máu, phân lỏng, nát, có màu cà phê

- Người bệnh bị táo bón lẫn tiêu chảy 

- Mất nước, nguy cơ suy nhược cơ thể, mệt mỏi, choáng váng

- Thiếu máu do chảy máu đại tràng, chán ăn, cơ thể suy nhược, da dẻ xanh xao, thiếu sức sống 

- Thường xuyên buồn nôn, nôn kèm máu. Khi nôn có mùi tanh, thức ăn lẫn chưa tiêu hóa hết. Đại tràng co thắt mỗi lần nôn 

- Đau khó chịu vùng thượng vị. Các cơn đau xuất hiện đột ngột, đau dữ dội và kéo dài, bệnh nhân bị vã mồ hôi, có thể sốt nhẹ. 

4. Polyp đại tràng

Là bệnh lý mà các tế bào hình thành khối nhỏ ngay trên niêm mạc đại tràng. Thông thường, các khối polyp lành tính, không gây hại. Tuy nhiên, nếu để lâu, khối polyp này có thể phát triển thành ung thư đại tràng, gây hại cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Ngoài ra, nếu không được cắt bỏ sớm, các khối polyp sẽ phát triển lớn hơn và có nguy cơ làm tắc ruột, gây đau quặn vùng bụng và kèm theo nôi mửa.

9 bệnh đại tràng thường gặp nhất kèm nguyên nhân hình thành và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân hình thành

Nguyên nhân của polyp không rõ. Các tế bào khỏe phát triển và phân chia một cách có trật tự. Đột biến ở một số gen có thể làm cho tế bào tiếp tục phân chia ngay cả không cần những tế bào mới. Tăng trưởng không kiểm soát này ở đại trực tràng có thể hình thành polyp. Polyp có thể phát triển bất cứ nơi nào trong ruột già của bạn. Nói chung, polyp càng lớn nguy cơ ung thư càng cao.

Mặc dù chưa xác định rõ nguyên nhân, nhưng bệnh có những yếu tố nguy cơ gặp phải cao bao gồm:

- Tuổi: Polyp được tìm thấy trong khoảng 15-20% dân số trưởng thành. Nói chung, polyp phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi, độ tuổi mà các bác sĩ khuyên bệnh nhân kiểm tra polyp đại tràng.

- Người có tiền sử polyp hoặc ung thư đại tràng có nhiều khả năng bị polyp. Bạn cũng có nhiều nguy cơ có polyp đại tràng nếu bạn bị ung thư buồng trứng hoặc tử cung trước tuổi 50.

- Hút thuốc và uống rượu.

- Không tập thể dục, thừa cân.

- Viêm ruột chẳng hạn như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.

- Bệnh sử gia đình. Bạn có nhiều khả năng mắc polyp đại tràng hoặc ung thư nếu bạn có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con mắc bệnh. Nếu nhiều thành viên trong gia đình bị polyp, nguy cơ của bạn thậm chí còn cao hơn. Ở một số người, mối liên hệ này là không di truyền.

- Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại tràng (hiếm).

- Đái tháo đường type 2 không được kiểm soát tốt.

- Polyp di truyền: Bệnh hiếm gặp, ở người thừa hưởng đột biến gen gây ra polyp đại tràng. Nếu bạn có một trong những đột biến di truyền, bạn có nguy cơ phát triển bệnh ung thư đại trực tràng cao hơn. Tầm soát và phát hiện sớm có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển, lây lan của những ung thư này.

Biểu hiện nhận biết

Hầu hết các polyp đại tràng không có triệu chứng. Bác sĩ có thể phát hiện nó khi đang kiểm tra định kỳ hoặc cố gắng để chẩn đoán một bệnh khác. Tuy nhiên, khi các triệu chứng xuất hiện có thể bao gồm:

- Chảy máu từ trực tràng: Máu có thể dính trên đồ lót hoặc giấy vệ sinh sau khi đi cầu. Đây có thể là một dấu hiệu của polyp đại tràng hoặc ung thư hoặc các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh trĩ hay nứt hậu môn.

- Thay đổi thói quen đại tiện: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần có thể chỉ ra sự hiện diện của một polyp to ở đại tràng. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra những thay đổi trong thói quen đi cầu.

- Thay đổi màu phân: Máu có thể biểu hiện thành những vệt đỏ trong phân hoặc làm cho phân có màu đen. Một sự thay đổi về màu sắc cũng có thể gây ra bởi các loại thực phẩm, thuốc men.

- Đau, buồn nôn hoặc nôn (hiếm): Một polyp đại tràng lớn có thể gây cản trở đường ruột của bạn, dẫn đến quặn đau bụng, buồn nôn và ói mửa (tắc ruột).

- Thiếu máu: Chảy máu từ polyp có thể xảy ra từ từ theo thời gian mà không thể nhìn thấy máu trong phân của bạn. Chảy máu mạn tính gây thiếu sắt để sản xuất các chất cho phép hồng cầu mang oxy đến cơ thể của bạn (hemoglobin). Kết quả là thiếu máu do thiếu sắt, có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở.

5. Viêm đại tràng giả mạc

Là bệnh lý gây ra bởi việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài khiến cho vi khuẩn Clostridium difficle phát triển mạnh gây bệnh. Sở dĩ như vậy là vì vi khuẩn này có thể sản sinh ra độc tố ruột và độc tố gây độc cho các tế bào. Những độc tố này tác động vào niêm mạc đại tràng, tăng bài tiết và tạo nên giả mạc màu trắng.

Bệnh viêm đại tràng giả mạc cần được phát hiện và điều trị sớm nếu không sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thậm chí, khi được điều trị thành công chúng có thể dễ dàng tái phát nên người bệnh cần đặc biệt lưu ý.

9 bệnh đại tràng thường gặp nhất kèm nguyên nhân hình thành và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân hình thành

Việc sử dụng các thuốc điều trị, bao gồm cả kháng sinh, có thể khiến sự cân bằng này mất đi. Viêm đại tràng giả mạc xảy ra khi có loại vi khuẩn nhất định (thường là C. difficile) phát triển quá nhanh, lấn át các loại vi khuẩn khác. Số lượng các độc tố do vi khuẩn C. difficile tiết ra cũng vì thế mà tăng cao hơn hẳn, gây tổn thương tới đại tràng.

Mặc dù loại kháng sinh nào cũng có nguy cơ gây ra viêm đại tràng giả mạc, nhưng trên thực tế có một số loại kháng sinh có mối liên hệ với viêm đại tràng giả mạc nhiều hơn so với những loại khác, bao gồm:

- Fluoroquinolone, chẳng hạn như ciprofloxacin (Cipro) và levofloxacin.

- Penicillin, chẳng hạn như amoxicillin và ampicillin.

- Clindamycin (Cleocin).

- Cephalosporin, chẳng hạn như cefixime (Suprax).

Bên cạnh kháng sinh, việc sử dụng các thuốc điều trị khác đôi khi cũng gây ra viêm đại tràng giả mạc. Các thuốc sử dụng trong hóa trị để điều trị ung thư cũng có khả năng làm mất sự cân bằng bình thường của hệ vi khuẩn trong đại tràng.

Một số bệnh lý nhất định cũng ảnh hưởng tới đại tràng, chẳng hạn như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn cũng có thể dẫn tới viêm đại tràng giả mạc.

Biểu hiện nhận biết

Các dấu hiệu viêm đại tràng giả mạc có thể xuất hiện là:

- Tiêu chảy (với phân rất nhiều nước)

- Đau bụng, đau quặn hoặc ấn đau thực thể

- Sốt

- Phân có nhầy hoặc có mủ

- Buồn nôn

- Mất nước

Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể xuất hiện rất sớm, chỉ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh từ 1 đến 2 ngày; nhưng cũng có thể rất lâu sau khi đã kết thúc sử dụng kháng sinh, tới hàng tháng (hoặc thậm chí lâu hơn) bệnh mới khởi phát.

6. Bệnh xoắn đại tràng

Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm do đại tràng bị xoắn lại, không theo cấu trúc và hình dáng bình thường. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây tắc nghẽn ruột, thiếu máu cục bộ, tụt huyết ap, nhiễm khuẩn huyết, khó thở, thậm chí có thể gây hoại tử hoặc thủng đại tràng.

Trường hợp bị biến chứng có thể thành thủng đại tràng có thể xuất hiện dấu hiệu sốc, nhiễm độc hay nhiễm khuẩn.

9 bệnh đại tràng thường gặp nhất kèm nguyên nhân hình thành và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân hình thành

Nguyên nhân gây xoắn manh tràng được cho rằng có liên quan đến những bất thường trong việc cố định manh tràng vào thành bụng. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến dính, dây chằng, tăng áp lực ổ bụng do có khối u hoặc trong thai kỳ, có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh dù vai trò chỉ phụ trợ.

Biểu hiện nhận biết

- Đau bụng cấp, từng cơn

- Chướng bụng xảy ra nhanh do tắc nghẽn lưu thông dịch tiêu hóa. Chướng bụng không đều, ít khi xuất hiện chướng bụng toàn bộ. Xoắn đại tràng sigma gây chướng bụng bên trái, trong khi xoắn manh tràng gây chướng bụng bên phải. Bệnh diễn tiến nhiều giờ gây chướng toàn bộ vùng bụng.

- Nôn mửa nhiều, đôi khi nôn ra cả mật có màu vàng xanh và vị đắng

- Không trung tiện và đại tiện được

- Khi xoắn đại tràng diễn tiến mãn tính, hội chứng bán tắc ruột là biểu hiện lâm sàng chính. Người bệnh cảm thấy đau bụng râm ran, căng tức vùng bụng dưới, táo bón, đôi khi trung tiện được. Nếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng, rất khó để phân biệt được xoắn đại tràng sigma với xoắn manh tràng.

7. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn hay gọi đơn giản là bệnh viêm ruột, nó có thể gây viêm nhiễm bất kỳ vị trí nào trong đường ruột, trong đó có đại tràng. 

Triệu chứng của bệnh Crohn thường nặng hơn bệnh viêm đại trạng thông thường. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng khác như viêm da, viêm khớp, viêm đường ống mật…

9 bệnh đại tràng thường gặp nhất kèm nguyên nhân hình thành và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân hình thành

Hiện tại, nguyên nhân chính xác của bệnh Crohn vẫn chưa được biết. Trước đây, người ta nghi ngờ do chế độ ăn kiêng và tình trạng căng thẳng dẫn đến bệnh, nhưng giờ đây các bác sĩ cho biết rằng những yếu tố này làm nặng thêm tình trạng nhưng không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh Crohn. Một số yếu tố như di truyền và có vấn đề về hệ thống miễn dịch đóng vai trò nhất định trong sự phát triển của bệnh Crohn.

- Hệ thống miễn dịch: Giả thuyết cho rằng do một số loại virus hoặc vi khuẩn kích hoạt bệnh Crohn. Khi hệ thống miễn dịch của người bệnh cố gắng chống lại vi sinh vật xâm nhập thì xảy ra phản ứng miễn dịch bất thường, khiến hệ thống miễn dịch nhầm lẫn không chỉ tấn công vi sinh vật xâm nhập mà tấn công luôn các tế bào trong đường tiêu hóa.

- Di truyền: Bệnh Crohn là phổ biến ở những người có thành viên có người nhà mắc bệnh, vì vậy gen có thể đóng vai trò nhất định khiến cho các thế hệ sau có khả năng dễ mắc bệnh hơn gia đình khác.

Biểu hiện nhận biết

Triệu chứng của bệnh Crohn có thể từ nhẹ đến nặng và phát triển từ từ, nhưng đôi khi sẽ xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Người mắc bệnh có thể có những khoảng thời gian không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh khiến họ nghĩ tình trạng bệnh Crohn đã thuyên giảm.

Khi bệnh ở thể hoạt động có các triệu chứng điển hình như sau:

- Tiêu chảy

- Sốt

- Mệt mỏi

- Đau bụng và chuột rút

- Có máu trong phân do có bệnh Crohn đại tràng

- Loét miệng

- Giảm thèm ăn và giảm cân

- Đau gần hoặc xung quanh hậu môn

Những người bị bệnh Crohn nặng sẽ có một số triệu chứng khác như:

- Viêm da, mắt và khớp

- Viêm gan hoặc viêm đường ống mật

- Trẻ chậm lớn hoặc chậm phát triển các đặc tính sinh dục ở tuổi dậy thì

8. Thiếu máu cục bộ đại tràng

Đây là tình trạng động mạch đại tràng bị tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu tới cơ quan này gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ. Khi bị thiếu máu trong thời gian dài, đại tràng có thể bị hoại tử, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

9 bệnh đại tràng thường gặp nhất kèm nguyên nhân hình thành và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân hình thành

Thiếu máu cục bộ đại tràng có thể gây ra do nhiều nguyên nhân như:

- Xơ vữa động mạch

- Thiếu hồng cầu lưỡi liềm

- Viêm mạch máu

- Nhiễm trùng ổ bụng…

Tất cả đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Biểu hiện nhận biết

Các triệu chứng và dấu hiệu có thể bao gồm:

- Đau, căng tức vùng bụng, đau quanh rốn. Đau khởi phát đột ngột hoặc từ từ, tăng dần.

- Tiêu phân lẫn máu, đôi khi, tiêu máu không kèm phân.

- Cảm thấy sôi bụng.

- Tiêu chảy.

- Táo bón.

Nguy cơ gặp biến chứng nặng cao hơn khi các triệu chứng xuất hiện ở bụng phải của bạn. Đó là do các động mạch cấp máu cho đại tràng bên phải cung cấp máu cho một phần ruột non, do đó phần đại tràng có thể bị nặng hơn do nhận ít máu hơn nữa. Kèm theo đó, triệu chứng đau bụng có xu hướng nặng nề hơn.

Lưu lượng máu đến nuôi ruột non cũng có thể bị chặn, và nhanh chóng dẫn đến hoại tử mô ruột (sự chết của các tế bào ở ruột non). Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng, và nếu xảy ra, người bệnh cần được phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn và phần ruột bị tổn thương.

9. Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm ở đại tràng. Bệnh gây ra bởi sự hình thành các khối u ác tính. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong đại tràng và ngày càng lan rộng nếu không được khống chế.

Ung thư đại tràng thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu, đến khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, việc điều trị là vô cùng khó khăn. Nếu phát hiện muộn, các khối u có thể di căn sang những bộ phận khác của cơ thể. Lúc này cơ hội sống của người bệnh là rất mong manh.

9 bệnh đại tràng thường gặp nhất kèm nguyên nhân hình thành và dấu hiệu nhận biết

Nguyên nhân hình thành

- Polyp đại tràng: Là nguyên nhân quan trọng gây ung thư đại tràng. Theo một nghiên cứu, trên 50% trường hợp ung thư đại tràng phát sinh trên cơ sở của polyp đại tràng. Số lượng polyp càng nhiều thì tỷ lệ ung thư hoá càng cao.

- Các bệnh đại tràng mãn tính: Ung thư đại tràng có thể phát sinh trên tổn thương của các bệnh: lỵ, amip, lao, giang mai, thương hàn và các bệnh lý khác của đại tràng như viêm loét đại tràng mãn tính…

- Chế độ ăn uống ít chất xơ, nhiều mỡ và đạm động vật: Chế độ ăn này làm thay đổi vi khuẩn yếm khí ở đại tràng, biến acid mật và cholesterol thành những chất gây ung thư. Đồng thời thức ăn ít chất xơ làm giảm khối lượng phân gây táo bón, chất gây ung thư sẽ tiếp xúc với niêm mạc ruột lâu hơn và cô đặc hơn, tác động lên biểu mô của đại tràng. Các chất phân hủy của đạm như indol, seatol, piridin là những chất gây ung thư trong thực nghiệm, cũng có thể gây ung thư trên người.

- Yếu tố di truyền: Bệnh polyp đại tràng gia đình liên quan tới đột biến của gen APC (Adenomatous polyposis coli), chiếm 1% các ung thư đại tràng. Ngoài ra, HNPCC còn gọi là hội chứng Lynch, liên quan tới gen P53, RAS và DCC, chiếm 5% trong số các ung thư đại trực tràng.

Biểu hiện nhận biết

Bị ung thư đại tràng, người bệnh thường có những biểu hiện thường gặp sau:

- Đau bụng: Đau bụng là một trong  những triệu chứng sớm nhất và có ở 70 - 80% bệnh nhân ung thư đại tràng. Hoàn cảnh xuất hiện cơn đau không theo một quy luật nào: có thể đau bất kỳ lúc nào trong ngày, không liên quan đến bữa ăn, vị trí đau thường ở vùng bị ung thư. Cơn đau có thể dài hay ngắn, từ vài phút đến vài giờ. Cường độ đau lúc đầu thì ít, về sau đau nhiều.

- Ung thư ở đại tràng phải đến muộn thường có triệu chứng bán tắc ruột: người bệnh đau bụng từng cơn, đôi khi thấy sôi bụng, sau khi trung tiện được thì hết đau (hội chứng Koenig).

- Ung thư ở đại tràng trái thường đau dữ dội khi có biến chứng tắc ruột.

- Rối loạn tiêu hóa: Thường có ở 60% bệnh nhân ung thư đại tràng, biểu hiện bằng táo bón, tiêu lỏng hoặc xen kẽ giữa táo bón và tiêu lỏng.

- Phân lẫn máu: Người bệnh đi tiêu, phân thường có máu do chảy máu ở vị trí ung thư (bên phải bị nhiều hơn bên trái). Xuất huyết ở đại tràng phải phân thường có màu đỏ sẫm, xuất huyết ở đại tràng trái phân có màu đỏ tươi hơn. Phân lẫn máu thường có ít chất nhầy của niêm mạc ruột. Hiện tượng xuất huyết thường rỉ rả, từng ít một nên lúc đầu không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Sau đó do mất máu kéo dài nên làm người bệnh thiếu máu.

- Triệu chứng toàn thân: Sụt cân: có thể sụt cân từ từ làm người bệnh không chú ý, nhưng cũng có khi sụt cân nhanh (5kg trong 1 tháng), kèm theo các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi; Thiếu máu: đặc điểm của thiếu máu trong ung thư đại tràng là thiếu máu mà không biểu hiện rõ sự mất máu nên khó phát hiện; Sốt: khoảng 16%- 18% bệnh nhân ung thư đại tràng có triệu chứng duy nhất là sốt.

III. BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ CÁC CĂN BỆNH ĐẠI TRÀNG THƯỜNG GẶP HIỆU QUẢ

Với những thông tin đã cung cấp có thể nhận thấy, các bệnh về đại tràng đa phần là do thói quen ăn uống và sinh hoạt bất hợp lý gây ra các tổn thương. Từ tổn thương hình thành các bệnh lý, và khi không được quan tâm điều trị kịp thời, đúng cách thì từ các bệnh lý nhẹ có thể chuyển biến nặng và phát sinh thêm nhiều bệnh liên quan khác với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn, khó điều trị hơn.

Biện pháp điều trị các căn bệnh đại tràng thường gặp hiệu quả

Để điều trị các bệnh đại tràng, vấn đề cần làm đầu tiên là cân đối lại chế độ ăn uống và sinh hoạt theo nguyên tắc sau:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hãy bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch nhằm ngăn chặn và chống lại dịch bệnh.

- Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nước của cơ thể. Người lớn nên uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày bởi nước không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp kích thích nhu động ruột và giúp quá trình bài tiết độc tốc trong cơ thể hiệu quả hơn.

- Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa thay vì ăn những thực phẩm khó tiêu như đồ chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ và đồ cay nóng.

- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, chất kích thích và không được hút thuốc lá.

- Chia nhỏ bữa ăn để thức ăn được tiêu hóa dễ hơn. Ngoài ra, việc chia nhỏ bữa ăn cũng làm giảm bớt áp lực lên đại tràng, giúp bệnh không tiến triển nặng và hỗ trợ điều trị bệnh.

- Với những bệnh nhân bị bệnh Crohn, không nên ăn các thực phẩm từ sữa vì chúng khiến tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.

- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn đê kích thích nhu động ruột, năng cao sức khỏe và tăng cường tuần hoàn máu đến đại tràng.

- Không nên thức khuya, làm việc quá sức, tránh căng thẳng, stress vì chúng có thể là nguyên nhân khiến bệnh ngày càng thêm nặng.

Kết hợp với quá trình điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và thói quen ăn uống hàng ngày, người bệnh đại tràng cần được hỗ trợ điều trị bệnh lý bằng những phương pháp chữa trị phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Một trong số đó là dùng viên uống Colon Herbal Cleanser đến từ thương hiệu Mason Natural – Mỹ.

Colon Herbal Cleanser sở hữu công thức độc quyền 2000mg gồm 12 thành phần gồm: Bentonite, bột vỏ hạt mã đề (Plantago ovate), chiết xuất lá lúa mì, chiết xuất lá linh lăng, bột cây vỏ thiêng, chiết xuất lá lô hội, bột cây hắc mai, bột cây rễ đại hoàng, bột cây hải cẩu vàng, bột hạt tiểu hồi hương, bột quả chanh, bột yến mạch.

Mang đến cho viên uống Colon Herbal Cleanser cơ chế hoạt động theo 5 bước giúp: Làm sạch, nhuận tràng ==> Cân bằng hệ vi sinh đường ruột ==> Kiểm soát co thắt đại tràng ==> Chống oxy hóa, chống viêm ==> Ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Colon Herbal Cleanser hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng

Bước 1: Làm sạch - nhuận tràng

- Bentonite: có tác dụng làm sạch đại tràng.

- Bột vỏ hạt mã đề: có tác dụng hấp thụ các độc tố trong đường ruột bằng cách tạo thành một khối dạng keo, xốp bên trong ruột. Bằng cách phình to và hút các chất lỏng, nó phá tan và đưa các chất thải trong các khúc cuộn và khe của đường ruột ra ngoài. Làm dịu thành ruột, tạo 1 lớp màng trơn mỏng ở vách trong đường ruột, giúp chất thải di chuyển dễ dàng hơn.

- Bột cây hắc mai: hỗ trợ việc đi ngoài đều đặn do khả năng hỗ trợ hoạt động cơ.

Bước 2: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột

- Bột cây hải cẩu vàng: giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy cơ thể sản xuất kháng thể IgM.

- Chiết xuất lá linh lăng: giúp tăng cường lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa đường ruột.

- Bột yến mạch: ổn định đường huyết, cải thiện chức năng đường ruột.

Bước 3: Kiểm soát co thắt đại tràng

- Bột cây vỏ thiêng: Giúp nhuận tràng bằng cơ chế kiểm soát các cơn co thắt trong đại tràng, giúp đẩy chất ra khỏi đường tiêu hóa.

Bước 4: Chống oxy hóa, chống viêm

- Chiết xuất lá lúa mì: giúp chống viêm, oxi hóa mạnh, giảm viêm đại tràng.

- Chiết xuất lá lô hội: giúp nhuận tràng, kháng khuẩn, kháng viêm.

- Bột quả chanh: chống oxy hóa, chống viêm.

Bước 5: Ngăn ngừa ung thư đại tràng

- Bột hạt tiểu hồi hương: chống chứng co thắt không đều đặn (gây tiêu hóa khó khăn). Chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm. Ức chế hoạt động của tế bào HTC116 - tế bào ung thư đại tràng.

Colon Herbal Cleanser đã được thử nghiệm tại Hoa Kỳ, với hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm hiện đại tuân thủ cGMP và đạt chứng nhận an toàn thực phẩm ASI. Đảm bảo mang lại hiệu quả điều trị cao nhất và đồng thời hỗ trợ phòng tái phát trở lại cho người bệnh đại tràng.

IV. NHỮNG NGUYÊN TẮC GIÚP QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH ĐẠI TRÀNG THƯỜNG GẶP HIỆU QUẢ HƠN

Khi điều trị bất kỳ bệnh nào liên quan đến bệnh đại tràng, để công tác chữa trị đạt hiệu quả tốt hơn người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Phát hiện sớm và điều trị sớm

Không nên đợi đến khi bệnh đại tràng có biểu hiện rõ ràng mới tiến hành thăm khám. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu cảm thấy có bất thường dù là rất nhỏ. Tốt nhất, hãy đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để nắm bắt tình trạng sức khỏe tốt nhất và giúp phát hiện bệnh sớm nhất.

Thăm khám và phát hiện sớm sẽ giúp ức chế và chặn đứng được diễn tiến của bệnh. Từ đó, nâng cao khả năng chữa trị bệnh và ngăn ngừa biến chứng xấu có thể xảy ra. Việc phát hiện sớm giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn và cũng giúp tiết kiệm chi phí hơn.

Những nguyên tắc giúp quá trình điều trị các bệnh đại tràng thường gặp hiệu quả hơn

- Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ

Muốn bệnh nhanh chóng được chữa khỏi, hãy đặt niềm tin tuyệt đối vào bác sĩ và làm đúng phác đồ điều trị được bác sĩ chỉ định.

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ dựa vào loại bệnh và mức độ bệnh đại tràng để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Người bệnh cần tin tưởng và nghiêm túc thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Hãy điều trị đúng và đủ liệu trình, không nên ngắt quãng hay bỏ dở vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình điều trị.

- Kết hợp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân bị bệnh đại tràng cần kết hợp chế độ chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ để đem lại kết quả chữa trị cao nhất.

Việc kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt tại nhà không chỉ thúc đẩy quá trình chữa trị mà nó còn làm giảm nguy cơ tái phát bệnh. 

Lời kết: Qua những thông tin đã chia sẻ dễ dàng nhận thấy, đại tràng là một trong những cơ quan rất nhạy cảm của cơ thể, dễ bị tổn thương và có nhiều bệnh lý có thể mắc phải. Để quá trình điều trị bệnh đại tràng nhận được kết quả tốt nhất, người bệnh cần chọn đúng phương án điều trị và tuân thủ chúng.