Nội dung II. Dấu hiệu nhận biết bệnh gout IV. Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout |
I. Tìm hiểu về bệnh gout
Bệnh gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa purin gây tăng axit uric máu và gây lên rối loạn tinh thể urate ở một số mô. Các đợt gout cấp thường xuất hiện đột ngột, khiến bạn bị tỉnh giấc vào ban đêm và thấy bỏng rát ở ngón chân cái. Các triệu chứng của gout thường xuất hiện và biến mất sau đó. Tuy nhiên, bạn cần có cách kiểm soát gout hiệu quả để tránh các đợt bùng phát gout trong tương lai.
Bên cạnh đó, gout được xếp vào bệnh lý xương khớp mãn tính. Vì vậy, căn bệnh này rất khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị bệnh thì có thể giúp bệnh gout được kiểm soát hoàn toàn. Bệnh gout thường tiến triển theo hai giai đoạn chính là cấp tính và mạn tính:
- Bệnh gout cấp tính: Tinh thể urat sắc nhọn lắng đọng, cọ xát vào niêm mạc khớp gây sưng đau và tấy đỏ.
- Bệnh gout mạn tính: Hạt tophi xuất hiện quanh các khớp, trong thận, mô và cơ. Điều trị gout giai đoạn này khó và phức tạp hơn. Vì vậy, việc điều trị gout mạn tính cần kéo dài và duy trì liên tục.
Trang bị cho mình kiến thức về gout là cách đơn giản nhất giúp bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình trước căn bệnh nguy hiểm này.
II. Dấu hiệu nhận biết bệnh gout
Gout trong giai đoạn đầu thường không có những biểu hiện rõ ràng. Khi xét nghiệm, nồng độ axit uric trong máu tăng những bệnh nhân không cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Theo thời gian, hiện tượng axit uric trong máu không giảm sẽ dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp nhẹ và tăng dần. Một số biểu hiện dễ nhận thấy nhất:
- Đau khớp: Các cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm ở vị trí ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay.
- Đau âm ỉ, kéo dài: Sau cơn đau dữ dội của đợt cấp, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ trong thời gian sau đó, cơn đau có thể vài ngày hoặc vài tuần, tần suất lần sau sẽ đau và kéo dài hơn lần trước.
- Viêm và tấy đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, nóng và đỏ.
- Suy giảm khả năng vận động của khớp: Khi bệnh gout tiến triển, bạn có thể không thể cử động khớp bình thường.
III. Nguyên nhân bệnh gout
Bản chất của bệnh gout được hình thành do sự rối loạn chuyển hóa axit uric bên trong cơ thể. Nếu nồng độ axit uric trong máu gia tăng hoặc không được đào thải ra bên ngoài thì chúng sẽ tích trữ dưới dạng tinh thể urat ở trong các mô cơ thể người, nhất là xương khớp. Từ đó gây nên viêm, đau nhức khớp và hình thành nên bệnh gout. Một vài yếu tố được xác định là nguyên nhân dẫn đến làm tăng axit uric trong máu:
- Bệnh lý ở tim mạch: tăng huyết áp, bạch cầu cấp,…
- Bệnh nhân dung nạp quá nhiều thức ăn chứa đạm động vật, thực phẩm có chứa purin, nhất là hải sản, nội tạng, lòng đỏ trứng,…
- Những người lạm dụng bia rượu và sử dụng chất kích thích làm tăng khả năng mắc bệnh gout.
- -Việc sử dụng thuốc dễ làm tăng nồng độ axit uric trong máu: thuốc làm ức chế tế bào chữa trị bệnh ác tính, thuốc giúp lợi tiểu, thuốc trị cao huyết áp,…
- Trong gia đình có người mắc bệnh gout.
IV. Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bệnh gout ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài những cơn đau và sưng căn bệnh này còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng điển hình như:
- Biến dạng khớp: Bị gout gây nên sự lắng đọng các tinh thể urat trong mô cạnh khớp, sụn, xương, gân, dây chằng, bao hoạt dịch…. Lâu dần, các khớp bị biến dạng, kèm theo đau nhức và cứng khớp.
- Bại liệt, tàn phế: Khi bị gout sẽ gây ra tình trạng biến dạng khớp. Từ đó gây nên xơ cứng khớp, xơ hóa dây chằng. Hậu quả khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong di chuyển và chuyển động hàng ngày. Lâu dần, khớp tay chân của bệnh nhân mất khả năng vận động và vô hoạt chức năng vốn có.
- Biến chứng thận: Khi bị gout, thận phải hoạt động hết công suất để đào thải axit uric ra ngoài. Lâu ngày, axit uric lắng đọng nhiều tại thận, giảm chức năng của thận dẫn đến suy thận cấp.
- Biến chứng tim mạch: Bệnh gout tác động xấu đến sức khỏe tim mạch. tinh thể urat lắng đọng tại thận và tích tụ ở tĩnh mạch, động mạch, mạch máu ở tim.
- Đột quỵ, tai biến: gout thường dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Vì vậy, việc can thiệp bệnh gout sớm rất quan trọng để không dẫn đến những biến chứng đáng tiếc xảy ra và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
V. Đối tượng có nguy cơ cao bị gout
Bệnh gout có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên những người có nguy cơ mắc gout cao, điển hình như:
- Nam giới sau 40 tuổi: việc có chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, đạm động vật với lượng lớn khiến đối tượng này chiếm đến 80% tỷ lệ bệnh nhân mắc gout.
- Phụ nữ tuổi mãn kinh: là thời kỳ phụ nữ rối loạn nội tiết tố. Đặc biệt, rối loạn estrogen ảnh hưởng đến chức năng của thận khi bài tiết axit uric ra ngoài. Từ đó cung tăng nguy cơ mắc gout ở đối tượng này.
- Đối tượng thừa cân, béo phì: là những người có nhiều cơ mô luân chuyển. Đồng nghĩa với quá trình sản xuất nhiều axit uric hơn dưới dạng chất thải chuyển hóa. Nồng độ chất béo trong cơ thể cao hơn cũng làm tăng mức độ viêm toàn thân do tế bào chất béo sản xuất ra các cytokine gây viêm.
VI. Một số lưu ý dành cho người bệnh gout
Với những bệnh nhân bị gout, việc phải chung sống với bệnh cả đời chiếm tỷ lệ rất cao. Vì vậy, việc kiểm soát lối sống và tuân thủ phác đồ điều trị là cách tốt nhất để chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh sống chung với căn bệnh này. Người bị gout nên chú ý:
- Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ dẫn của bác sĩ thông qua quá trình điều trị.
- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên. Tuy nhiên nên chọn các bộ môn có cường độ vận động nhẹ, tránh tác động nhiều lực vào xương khớp.
- Trong trường hợp sưng đau nhẹ, người bệnh có thể chườm lạnh để có thể giảm sưng đau hiệu quả hơn.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị gout:
- Không được ăn nội tạng động vật, đặc biệt là gan, cá mòi.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm có chứa nhiều purin và chất đạm.
- Không nên ăn hải sản và loại thịt đỏ.
- Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa và dùng sản phẩm có ít chất béo.
- Bổ sung nhiều thực phẩm dồi dào chất xơ gồm có: dưa leo, củ sắn, cà chua,…
- Sử dụng đường tự nhiên có trong rau củ, trái cây, ngũ cốc thay cho đường tinh luyện.
- Uống nhiều nước mỗi ngày khoảng từ 2.5 - 3 lít nước.
- Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn, nhất là bia rượu.
- Không được uống cà phê, trà, nước ngọt có ga.
Lời kết: Trên đây là những kiến thức cơ bản giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh gout cũng như dấu hiệu bệnh gout. Từ đó giúp các bạn có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn.