Nội dung

I. Bệnh gout có chữa được không?

II. Triệu chứng của bệnh gout

III. Đối tượng có nguy cơ cao bị gout

IV. Lưu ý cần tuân thủ với bệnh nhân bị gout

I. Bệnh gout có chữa được không?

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh gout ngày càng cao và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Vậy bệnh gout liệu có thể chữa được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân gout. Có thể nói, bệnh gout là một bệnh lý xương khớp mạn tính. Vì thế, để có thể điều trị dứt điểm bệnh gout là điều rất khó xảy ra. 

Bệnh gout có chữa được không?

Tuy nhiên, với bệnh nhân bị gout khi tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị sẽ giúp người bệnh có thể kiểm soát được căn bệnh được hoàn toàn. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về gout, thì hiện nay gout đang được chia thành 2 giai đoạn là bệnh gout cấp tính và bệnh gout mạn tính. Cụ thể:

  • Bệnh gout cấp tính: Giai đoạn này, tinh thể urat sắc nhọn lắng đọng, cọ xát vào niêm mạc khớp, gây sưng đau và tấy đỏ. Gout cấp tính thường xuất hiện khi người bệnh ăn nhiều đạm, uống nhiều rượu bia,... Gout cấp tính có khả năng tái phát cao. Vì vậy, bệnh nhân cần kiểm soát thật tốt nồng độ axit uric trong máu.
  • Bệnh gout mạn tính: hạt tophi xuất hiện quanh các khớp, thậm chí là trong thận, mô và cơ. Điều trị gout ở giai đoạn này cần kiểm soát nồng độ acid uric máu trong ngưỡng cho phép (< 360μmol/l (60mg/l) nếu chưa có hạt tophi và dưới 320 μmol/l (50mg/l) nếu đã có hạt tophi). Gout mạn tính cần điều trị trong một thời gian dài và duy trì liên tục để có thể cải thiện bệnh tình.

Người bị gout nếu không được phát hiện sớm và kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Như:

  • Bệnh tăng tần suất phát lại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của bệnh nhân.
  • Cục tophi bên trong khớp hình thành và phát triển ở khu vực vành tai, ngón chân, khuỷu tay,...Vì vậy, dẫn đến tình trạng cứng, sưng khớp, biến dạng khớp, giảm khả năng vận động của khớp.
  • Sỏi thận: khi bị gout cơ thể sẽ tích trữ rất nhiều tinh thể urat tổn hại trực tiếp đến thận, tạo sỏi đường tiết niệu.
  • Giảm chức năng của thận.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Xuất hiện nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Do đó, can thiệp và điều trị gout giai đoạn sớm là điều rất cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe bản thân.

II. Triệu chứng của bệnh gout

Gout giai đoạn đầu thường sẽ không có bất kỳ triệu chứng gì bất thường và khó để phát hiện. Theo thời gian, tình trạng bệnh gout xấu đi, nồng độ axit uric trong máu cao. Vì vậy, dẫn đến sự tích tụ các tinh thể urat gây ra các cơn đau khớp. bệnh. Một số triệu chứng điển hình của bệnh gout như:

Triệu chứng của bệnh gout

  • Đau khớp dữ dội: xảy ra ở các khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay. Dần dần, các cơn đau sẽ lan đến khớp ở háng, vai và vùng xương chậu. Các cơn đau có thể kéo dài từ 4-12 tiếng.
  • Đau âm ỉ, kéo dài: bệnh gout sẽ có triệu chứng nặng hơn khi bệnh nhân có những cơn đau âm ỉ, kéo dài và đợt đau sau thường sẽ kéo dài thời gian hơn đợt đau trước.
  • Viêm tấy đỏ ở vị trí các khớp. Khi chạm vào vùng viêm đỏ bạn sẽ cảm thấy nóng ran và rất đau.
  • Hạn chế khả năng vận động: Khi bệnh gout ngày càng xấu đi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng vận động của cơ thể.

III. Đối tượng có nguy cơ cao bị gout

Đối tượng có nguy cơ cao bị gout

Phòng bệnh hơn chữa bệnh là câu nói rất đúng với bệnh gout. Bởi loại bệnh này khi bị sẽ rất khó chữa dứt điểm và phải chung sống với nó cả đời. Một số đối tượng có nguy cơ cao bị gout, bạn đọc nên chú ý như:

  • Nam giới sau 40 tuổi.
  • Phụ nữ tuổi mãn kinh.
  • Trong gia đình có người bị gout.
  • Đang sử dụng một số loại thuốc có khả năng làm tăng axit uric như thuốc lợi tiểu, thuốc có chứa salicylate…
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Người có chức năng thận không được tốt.

IV. Lưu ý cần tuân thủ với bệnh nhân bị gout

  • Không sử dụng rượu bia, nước ngọt.
  • Bổ sung nhiều loại rau củ như cải bắp, rau cần, rau cải bẹ, khoai  tây,...và các loại trái cây như táo, cherry, bơ, đu đủ,...
  • Tuân thủ đúng việc sử dụng thuốc từ bác sĩ, không tự ý tăng liều hay giảm liều vì sẽ tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Lời kết: Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh gout. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp người đọc có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình của minh được tốt hơn.