Nội dung

I. Bệnh gout là gì?

II. Triệu chứng của người bị gout

III. Nguyên nhân gây bệnh gout

IV. Kiêng ăn có thể điều trị dứt điểm bệnh gout không?

V. 7 thực phẩm người bị gout nên tránh xa

VI. Cách cải thiện tình trạng gout

I. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là một trong những dạng viêm khớp gây đau và sưng khớp. Các vết sưng đau thường kéo dài trong 1 đến 2 tuần rồi biến mất. Vết sưng do gout thường bắt đầu ở ngón chân cái và lan toàn chi dưới.

Bản chất của bệnh gout do nồng độ uric trong máu tăng cao. Khi đó, các tinh thể hình kim hình thành trong khớp và xung quanh khớp. Tình trạng này xảy ra dẫn đến viêm khớp. Từ đó tạo nên những cơn đau dữ dội về đêm kèm việc sưng đỏ, nóng cứng tại vị trí khớp bị tổn thương.

II. Triệu chứng của người bị gout

Bệnh gout

Có thể nói bệnh gout thường bắt đầu bằng những cơn đau khớp kéo dài vài ngày. Sau đó, thời gian các cơn đau diễn ra dài hơn và kéo dài liên tục. Nếu chúng ta không can thiệp hạ urat trong máu sẽ khiến bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính. Khi bệnh gout trở nặng, cơ thể sẽ xuất hiện các hạt tophi tập trung ở các khớp và gây biến dạng và thoái hóa khớp.

Một số triệu chứng điển hình khi bị mắc gout như:

  • Xảy ra các cơn đau dữ dội vào ban đêm.
  • Tại các khớp có hiện tượng viêm, sưng đỏ, nóng ở khớp và khi chạm sẽ thấy đau.
  • Đau khớp do gout thường diễn ra từ 5-7 ngày sau đó giảm dần.

Khi cơ thể phát sinh các vấn đề trên, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời để cải thiện sức khỏe sớm nhất.

III. Nguyên nhân gây bệnh gout

Nguyên nhân gây nên bệnh gout

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gout, dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến căn bệnh này:

  • Tuổi tác và giới tính: nam giới trên 65 tuổi có nguy cơ bị gout cao hơn rất nhiều so với nữ giới và trẻ em.
  • Di truyền: nếu trong gia đình của bạn có người bị gout thì nguy cơ bạn bị gout sẽ rất cao.
  • Lối sống không lành mạnh: đồ ăn, thức uống hangf nagyf với hàm lượng axit uric cao sẽ khiến cơ thể tăng nguy cơ bị gout
  • Tiếp xúc với kim loại độc hại như chì.
  • Người có bệnh lý về thận: khó giúp cơ thể đào thải axit uric. Vì vậy dễ khiến axit uric trong máu tăng cao và tăng nguy cơ bị gout.

IV. Kiêng ăn có thể điều trị dứt điểm bệnh gout không?

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra bệnh gout có khỏi dứt điểm nếu chúng ta siết chặt chế độ ăn uống hay không? Câu trả lời là không. Bởi, gout bắt nguồn từ nguyên nhân rối loạn chuyển hóa phức tạp của cơ thể, nó liên quan nhiều đến chức năng chuyển hóa, sự đào thải axit uric ở thận. 

Vì vậy, để điều trị gout tốt, người bệnh cần ổn định chuyển hóa, ngăn ngừa axit uric ngay từ đầu. Khi mắc gout, người bệnh cần xác định sẽ chung sống với căn bệnh suốt đời. Tuy nhiên, nếu gout nhẹ bệnh nhân hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng sức khỏe và có một cuộc sống khỏe mạnh.

V. 7 thực phẩm người bị gout nên tránh xa

Nhìn chung, người bị gout nên tránh ăn những thực phẩm giàu purin và fructose để có thể duy trì kiểm soát nồng độ axit uric ổn định. Dưới đây là những thực phẩm người bị gout nên tránh:

1. Thịt đỏ

Thịt đỏ

Xếp số 1 trong số các thực phẩm không nên ăn dành cho bệnh nhân bị gout đó là thịt đỏ. Thịt đỏ là loại thịt bao gồm thịt bò, thịt heo, thịt dê,...đây đều là các loại thịt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu đạm, vitamin E, B6, B12,... Chính hàm lượng protein cao trong các thực phẩm này là nguyên nhân hàng đầu khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Các món ăn từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa cùng với xúc tác của enzyme khiến purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric. 

Tất nhiên, người bị gout không nên kiêng hoàn toàn loại thịt này. Người bệnh nên duy trì sử dụng thịt đỏ ở mức vừa phải, nên ăn tối đa 2 lần/tuần. Hãy nhớ chế biến thịt đỏ chí thật kỹ ở dạng luộc, kho hay hấp sẽ tốt hơn ăn nướng, chiên xào, hạn chế được lượng mỡ tối đa nạp vào cơ thể.

2. Thịt gia cầm

Thịt gia cầm

Trong thịt gia cầm trong đó cần kể đến thịt gà, thịt ngỗng có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B, khoáng chất, axit amin, sắt, photpho, purin. Vì vậy, người gout sử dụng quá nhiều loại thịt này sẽ khiến cơ thể dễ tăng nồng độ purin trong máu, tăng nguy cơ mắc các cơn đau nhức do gout gây ra.

3. Hải sản

Hải sản

Hải sản như một số loại cá trích, cá ngừ, sò, ốc,...đều là các thực phẩm dinh dưỡng chứa hàm lượng purin trong máu cao. Đồng thời, thực phẩm này còn chứa lượng đạm cao nên không tốt cho người bị gout. Vì vậy, hạn chế ăn hải sản sẽ tốt cho sức khỏe của bệnh nhân bị gout hơn rất nhiều.

4. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật

Có những người có sở thích ăn các loại nội tạng động vật. Nội tạng động vật như gan, thận, tim, phèo, phổi, ...dù rất giàu dinh dưỡng nhưng cũng chứa lượng lớn purin không tốt cho sức khỏe. Khi lượng purin trong cơ thể tăng sẽ tăng hàm lượng axit uric trong máu, khiến tình trạng của bệnh nhân trầm trọng, sưng đau nhiều hơn.

5. Đồ ăn nhanh

Đồ ăn nhanh

Chúng ta thường rất thích những món ăn như gà rán, nem chua, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, ...Đây là những thực phẩm hoàn toàn không tốt với sức khỏe của người bị gout. Thay vì ăn đồ ăn nhanh thường xuyên, bạn nên sử dụng các thực phẩm tươi mới, tự chế biến để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.

6. Đồ uống kích thích: rượu, bia, đồ uống có đường

Rượu bia, nước ngọt là một trong những loại đồ uống kích thích rất không tốt với bệnh nhân bị gout. Việc cố ý sử dụng các loại đồ uống này sẽ khiến tình trạng bệnh của bạn trở nên tệ hơn cũng như các cơn đau do gout kéo dài thêm.

7. Các loại rau chứa hàm lượng purin cao

Rau chứa hàm lượng purin cao

Rau tưởng chứng là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải loại rau nào cũng phù hợp với bệnh nhân bị gout. Một số loại rau chứa hàm lượng purin cao cần kể đến như: đậu lăng, đậu đen, đậu phộng, đậu hà lan, đậu trắng, đậu xanh, cải xoăn, su hào…

Thay vì những thực phẩm nên hạn chế ăn uống nêu trên, người bị gout có thể bổ sung một số thực phẩm như: trái cây, thực phẩm giàu vitamin C, thịt trắng, trứng, đậu nành, rau củ, ngũ cốc nguyên cám, cà phê, trà xanh,...

VI. Cách cải thiện tình trạng gout

Khi xác định được bản thân mắc gout, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh gout, như:

  • Bổ sung nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể.
  • Giữ cho đầu óc thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
  • Dùng túi đá lạnh chườm vào vết sưng để giảm tình trạng viêm sưng, đau nhức.
  • Tuân thủ quy trình điều trị và chỉ định của bác sĩ.
  • Kiểm soát cân nặng của mình.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Tập thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe.
  • Tránh uống rượu, bia.
  • Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, corticoid.
  • Ăn nhiều rau xanh, bắp cải, cà rốt.
  • Không nên đi giày, tất, mắc quần áo quá chất ở những nơi viêm đau.

Lời kết: Bài viết trên là top 7 thực phẩm người bị gout nên tránh xa. Bên cạnh đó, bạn đừng quên vận động cũng như tuân thủ liệu trình điều trị để nhanh chóng hồi phục. Chúc các bạn có thể sống "hòa bình" với căn bệnh này.