Nội dung |
I. Tìm hiểu bệnh gout
Bệnh gout là một dạng viêm khớp phổ biến, khiến người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội. Các cơn đau thường xuất hiện ở khớp ngón tay, ngón chân, đầu gối. Kèm với đó là những hiện tượng sưng đỏ, không đi lại được do đau đớn.
Bệnh lý này xảy ra khi nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao, kéo dài gây nên viêm khớp. Cùng với đó, các hạt lắng đọng xung quanh và bên trong khớp gây viêm sưng và đau khớp. Hiện tượng lắng đọng axit uric kéo dài sẽ lắng đọng dưới da những hạt tophi gây nên sỏi thận, suy thận và biến dạng các chi.
Khi người bệnh đã bị gout thì sẽ rất khó để điều trị dứt điểm căn bệnh này. Thay vào đó, người bị gout cần thực hiện một chế độ ăn uống và tập luyện nghiêm ngặt để nâng cao chất lượng sống và không gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
II. Nguyên nhân gây bệnh gout
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gout, dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:
- Giảm bài tiết axit uric: khả năng bài tiết của thận kém gây nên tình trạng tích tụ axit uric trong cơ thể. Từ đó khiến lượng axit uric trong máu cao và tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
- Dư thừa axit uric trong cơ thể: chỉ số acid uric trong máu tăng cao quá mức cho phép (> 420 µmol/lít đối với nam và > 360 µmol/lít với nữ) sẽ khiến cơ thể dễ mắc bệnh gout. Khi axit uric tích tụ lâu trong cơ thể sẽ kết hợp lại với nhau và tạo thành những khối trong suốt gọi là tinh thể muối urat. Tinh thể urat lắng đọng trong màng hoạt dịch khớp gây viêm, đau khớp và lâu dần tạo thành biến chứng khớp.
- Chế độ ăn uống không phù hợp: dung nạp quá nhiều purin là nguyên nhân khởi phát gây nên bệnh gout. Khi hấp thụ vào cơ thể, purin sẽ chuyển hóa thành axit uric. Và nếu axit uric quá lớn sẽ tích tụ trong máu và hình thành bệnh gout.
- Tuổi tác và giới tính: nam từ 40 tuổi trở lên sẽ có xu hướng mắc gout cao hơn nữ giới.
- Thừa cân, béo phì: sẽ khiến có thể bị mất cân bằng trong quá trình trao đổi chất. Đồng thời, nó làm tăng tổng hợp axit uric trong máu dẫn đến nguy cơ mắc gout cao hơn.
- Do di truyền: nếu trong gia đình có người có tiền sử mắc gout thì thế hệ con cháu sẽ có nguy cơ mắc gout cao hơn so với những gia đình bình thường.
III. 9 thực phẩm tốt cho người bị gout không thể bỏ qua
Chế độ ăn uống là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến bệnh gout. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ cải thiện đáng kể tình hình căn bệnh này.
1. Trái cây và rau củ
Trái cây là nguồn thực phẩm mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bởi thành phần của trái cây giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống oxy hóa và có lợi cho người bệnh. Người bị gout nên chọn các loại thực phẩm chứa hàm lượng purin thấp và giàu chất xơ để tốt cho sức khỏe.
Ví dụ một số loại rau xanh như súp lơ, rau chân vịt đều chứa nhiều chất xơ và làm giảm sự hấp thụ đạm của cơ thể từ đó giảm sự hình thành axit uric. Bên cạnh đó, một số loại rau có tính kiềm như cải xanh, củ cải, rau bí,... Các loại rau này giúp trung hòa axit uric trong máu làm giảm quá trình tiến triển của bệnh.
Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số loại rau như măng tây, măng tre, nấm, giá, dọc mùng, cam, quýt, bưởi, dứa đều là những loại quả cải thiện rất tốt triệu chứng của bệnh gout.
2. Các loại thịt trắng
Người bị gout thường phải kiêng cữ với các loại thịt đỏ. Thay vào đó, người bệnh có thể bổ sung một số loại thịt trắng như thịt ức gà, cá sống, thịt cá diêu hồng, cá lóc,... các loại thực phẩm này có hàm lượng purin thấp nên tránh được tình trạng tích tụ và kết tủa purin trong cơ thể.
Tuy nhiên, người bị gout cần chú ý không bổ sung quá 100g chất đạm một ngày và nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm được chế biến tươi, sạch và chín.
3. Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C là một loại dưỡng chất hỗ trợ rất tốt quá trình giảm nồng độ axit uric trong máu. Vitamin C khi được bổ sung cho cơ thể sẽ giúp cơ thể chống viêm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa, tăng sức bền cho thành mạch. Vì vậy, một thực đơn giàu vitamin C sẽ giúp tình trạng gout của cơ thể được cải thiện.
Một số thực phẩm giàu vitamin C và tốt cho người bị gout như: cam, bưởi, chanh, rau bina, bông cải xanh, dâu tây, ớt chuông, ớt ngọt, cà chua,...
4. Chất béo tốt
Một số thực phẩm chứa chất béo tốt như dầu oliu, dầu thực vật, dầu gấc,... đều là những loại thực phẩm chứa chất béo tốt. Trong khi đó, chất béo tốt là một trong những chất có tác dụng hỗ trợ viêm khớp, giảm axit uric, giảm sưng đau và những triệu chứng của bệnh gout. Vì thế, người bị gout nên sử dụng dầu thực vật thay vì các loại mỡ động vật trong thực đơn hàng ngày.
5. Uống đủ nước
Nước rất quan trọng với cơ thể và rất tốt với bệnh nhân bị gout. Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp trung hòa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, hỗ trợ tốt quá trình trao đổi chất và đào thải lượng axit uric dư thừa. Từ đó giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh hơn.
6. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, lúa mạch đều là các loại ngũ cốc giàu chất xơ và có hiệu quả trong việc làm giảm nồng độ CRP, cải thiện tình trạng viêm đau cho khớp. Không chỉ vậy các loại ngũ cốc còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
7. Sữa ít béo
Người bị gout hoàn toàn cho thể sử dụng các loại sữa mà không cần lo lắng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lựa chọn sữa ít béo sẽ mang lại những lợi ích vô cùng lớn đối với sức khỏe người bệnh.
Các loại sữa ít béo và sữa không béo có khả năng ngăn ngừa các đợt tái phát của bệnh gout. Thực phẩm này có thể làm giảm nồng độ axit uric, chứa một số đặc tính chống viêm và giảm phản ứng viêm đối với các tinh thể urat monosodium trong khớp.
8. Trà xanh
Trà xanh là một thức uống tốt với bệnh nhân bị gout. Bởi nồng độ oxy hóa trong trà xanh rất cao có tác dụng giảm triệu chứng sưng đau của gout. Bên cạnh đó, sử dụng trà xanh hợp lý còn giúp đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric dư thừa qua đường nước tiểu.
9. Trứng gà
Trứng gà là một loại thực phẩm chứa hàm lượng protein dồi dào nhưng lại không quá ảnh hưởng đến axit uric trong máu. Với hàm lượng omega 3 cao trong trứng có khả năng ức chế phản ứng viêm và làm giảm tình trạng đau sưng khớp, ảnh hưởng tới gout. Người bị gout nên chế biến trứng bằng phương pháp hấp và luộc để tốt nhất cho sức khỏe.
IV. Cách cải thiện tình trạng gout
Để có thể ngăn chặn các triệu chứng sưng đau do bệnh gout gây nên, chúng ta cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh. Không chỉ với một chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt tập luyện khoa học để cải thiện cũng như ngăn ngừa với những người chưa mắc bệnh.
1. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Kiểm soát cân nặng là một trong những biện pháp phòng tránh tái phát của các đợt viêm cấp của bệnh gout. Đồng thời một cân nặng phù hợp còn góp phần hạn chế tổn thương, thoái hóa khớp.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý, việc ép cân lại mang đến tác dụng ngược lại, làm tăng rủi ro tái phát bệnh trong thời gian ngắn. Do đó, kiểm soát cân nặng bằng những phương pháp khoa học sẽ mang đến hiệu quả tốt và lành mạnh hơn.
2. Rèn luyện thể chất
Nhiều quan điểm cho rằng khi bị gout thì vận động sẽ khiến tình trạng bệnh tệ hơn. Tuy nhiên, đây là cách hiểu sai. Vận động chưa bao giờ thừa đối với bệnh nhân bị gout. Tuy nhiên, người bị gout thường có vấn đề về xương khớp. Vì thế, khi vận động, người bệnh nên lựa chọn các bộ môn có cường độ nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe.
3. Các thực phẩm cần tránh
Bia rượu, thuốc lá chính là “kẻ thù không đội trời chung” với bệnh gout. Khi đưa các chất kích thích từ các sản phẩm trên vào cơ thể sẽ gây ức chế khả năng bài tiết axit uric của cơ thể. Từ đó góp phần khiến axit uric trong máu tăng và khiến bệnh gout trở nên tệ hơn.
Ngoài ra, người bị gout thường tránh các thực phẩm giàu purin và fructose để giúp duy trì và kiểm soát nồng độ axit uric ổn hơn. Một số nhóm thực phẩm người bị gout nên tránh như: thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, đồ chiên rán,...
4. Tuân thủ nghiêm ngặt liệu trình điều trị
Khi mắc phải bệnh gout, người bệnh sẽ rất khó để chữa dứt điểm căn bệnh này. Vì vậy, việc kiểm soát và tuân thủ quy trình trị liệu là cách để người bệnh có thể cải thiện chất lượng sống tốt hơn.
Lời kết: Trên đây những thực phẩm tốt cho sức khỏe với bệnh nhân gout. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn cho câu hỏi "Bệnh gout nên ăn gì?". Chúc các bạn xây dựng một thực đơn lành mạnh với sức khỏe của mình.