Nội dung

1. Nguyên nhân khiến phụ nữ bị viêm đại tràng khi mang thai

2. Biểu hiện của bệnh viêm đại tràng khi mang thai

3. Viêm đại tràng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

4. Mẹ bầu nên làm gì để có thai kỳ khoẻ mạnh khi mắc viêm đại tràng?

1. Nguyên nhân khiến phụ nữ bị viêm đại tràng khi mang thai

Hệ miễn dịch của người phụ nữ mang thai yếu nên rất dễ mắc bệnh viêm đại tràng

Giai đoạn thai kỳ là thời điểm hệ miễn dịch của người phụ nữ bị suy yếu, do đó rất dễ phát sinh các vấn đề về sức khoẻ trong đó viêm đại tràng là một trong số đó.

Một số nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ bị viêm đại tràng khi mang thai:

1.1. Chế độ ăn uống thay đổi

Đa số chị em phụ nữ đều gặp tình trạng nghén trong giai đoạn mang thai, nhất là 3 tháng đầu. Nhiều chị em ăn uống được rất ít trong giai đoạn này. Số khác lại thường xuyên có cảm giác thèm ăn các món không lành mạnh như: Đồ ăn chua cay, đồ mặn, hoặc các loại thức ăn ngọt,… Chế độ ăn uống này kéo dài rất dễ gây rối loạn tiêu hoá – tác nhân gây bệnh viêm đại tràng.

1.2. Táo bón kéo dài

Táo bón là tình trạng rất phổ biến ở chị em phụ nữ mang thai. Nguyên nhân thường bắt nguồn từ việc ăn uống thêm các thực phẩm bổ sung trong suốt thai kỳ. Táo bón khiến đồ ăn thừa tích tụ lâu trong đại trực tràng, tạo thành những ổ khuẩn gây viêm nhiễm.

1.3. Tâm lý lo lắng, căng thằng

Mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý chị em. Việc chị em thường xuyên lo nghĩ, đầu óc căng thẳng, mất ngủ,… góp phần tác động xấu tới hoạt động của tiêu hoá. Lâu dần sẽ sinh ra viêm đại tràng.

>>> Xem thêm: Viêm đại tràng: Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả nhất

2. Biểu hiện của bệnh viêm đại tràng khi mang thai

Do trong giai đoạn đầu các triệu chứng và biểu hiện của bệnh không rõ ràng nên các mẹ bầu thường bỏ qua hoặc nhầm lẫn đó là tình trạng ốm nghén trong thai kỳ. Bệnh viêm đại tràng nếu không được phát hiện điều trị kịp thời dẫn có thể dẫn đến đến những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến cả mẹ và con.

Dưới đây là một số biểu hiện viêm đại tràng thường thấy, chị em cần lưu ý để nhận biết bệnh:

2.1. Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng phổ biến đối với các bệnh nhân viêm đại tràng

Đau bụng là triệu chứng phổ biến đối với các bệnh nhân viêm đại tràng. Đối với phụ nữ mang thai cũng không ngoại lệ. Các cơn đau xuất hiện dọc khung đại tràng, gần với tử cung chứa thai nhi.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý trong một số trường hợp, đau bụng có thể là dấu hiệu của việc mẹ đã bị động thai, sảy thai,…Do đó, mẹ cần chủ động thăm khám bác sĩ  để sớm phát hiện vấn đề và để có hướng xử lý kịp thời.

2.2. Chướng bụng đầy hơi

Đây cũng là một biểu hiện thường thấy. Tình trạng xuất hiện ngay cả chị em ăn ít, ăn các loại đồ ăn lành mạnh. Chị em sẽ cảm thấy bụng mình luôn bị đầy hơi, căng tức khó chịu, mệt mỏi, làm giảm cảm giác ngon miệng khi ăn.

2.3. Rối loạn đại tiện

Bệnh viêm đại tràng khiến mẹ bầu có nhu cầu đại tiện nhiều hơn

Bệnh viêm đại tràng khiến mẹ bầu có nhu cầu đại tiện nhiều hơn. Hầu hết các mẹ bầu bị viêm đại tràng sẽ xuất hiện tình trạng táo bón và tiêu chảy xen kẽ. Rối loạn tiêu hóa thời gian dài khiến ổ bụng mẹ bầu liên tục chịu áp lực, lâu ngày gây hiện tượng san giãn, chèn ép mạch máu dẫn đến phù nề chi dưới. Táo bón lâu dài nếu không có biện pháp xử lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho em bé trong bụng.

Ngoài những dấu hiệu đặc trưng được đề cập ở trên thì viêm đại tràng còn khiến mẹ bầu gặp phải một số biểu hiện khác như: mệt mỏi, buồn nôn, khó thở… khi có một trong những triệu chứng bất thường nêu trên phát sinh, mẹ bầu cần chủ động thăm khám để biết được rõ tình trạng bệnh từ đó có cách điều trị phù hợp.

3. Viêm đại tràng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các bác sĩ phụ sản mẹ bầu phải thật thận trọng trong thời kỳ mang thai, bởi giai đoạn này bất cứ vấn đề sức khỏe nào mẹ bầu gặp phải cũng đều ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến thai kỳ.

Một số hệ lụy mà bệnh viêm đại tràng gây ra cho mẹ bầu có thể kể đến như:

- Giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng: Mang thai là thời gian mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để đảm bảo thai kì được phát triển khỏe mạnh. Nếu mẹ bị viêm đại tràng sẽ khiến hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động kém hiệu quả từ đó không hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi khoẻ mạnh. Do đó, bé sinh ra có thể bị còi cọc, suy dinh dưỡng.

- Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non: Ở những tuần đầu mang thai, thai nhi chưa được bám chắc vào thành tử cung. Bệnh viêm đại tràng kèm theo táo bón kéo dài có thể gây ra nhiều ảnh hưởng. Khi mẹ bầu mót rặn mạnh lúc đại tiện sẽ làm tăng áp lực lên tử cung. Từ đó, mẹ có nguy cơ bị động thai, sẩy thai. Còn ở những tháng cuối thai kỳ thì rất dễ khiến mẹ bị sinh non.

- Ảnh hưởng đến tâm lý: Bệnh ít nhiều khiến chị em bị ảnh hưởng tâm lý. Nhất là việc lo lắng quá độ. Điều này gián tiếp tác động không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

- Có thể di truyền cho con: Có khoảng 2 - 5% trẻ sinh ra bị di truyền viêm đại tràng từ mẹ. Tỷ lệ này sẽ tăng lên khoảng 30% nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh.

Dù không đe dọa trực tiếp đến mẹ bầu và thai nhi, tuy nhiên bệnh viêm đại tràng vẫn gây ra rất nhiều hệ lụy xấu. Chính vì vậy mà mẹ bầu luôn phải cảnh giác để sớm phát hiện và điều trị bệnh.

4. Mẹ bầu nên làm gì để có thai kỳ khoẻ mạnh khi mắc viêm đại tràng?

Do giai đoạn mang thai là khoảng thời gian nhạy cảm nên việc khắc phục viêm đại tràng đối với thai phụ sẽ có phần phức tạp hơn những đối tượng khác. Nếu không cẩn thận thì dù chỉ một sơ suất nhỏ nhất trong điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Đối với bệnh viêm đại tràng, mẹ bầu có thể dễ dàng khắc phục khi phát hiện sớm. Còn trong trường hợp bệnh chuyển nặng thì có thể phải cân nhắc việc dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Một số biện pháp điều trị bệnh viêm đại tràng đơn giản mà các mẹ bầu có thể tham khảo:

4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Các chuyên gia đánh giá việc điều chỉnh chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong điều trị bệnh viêm đại tràng

Các chuyên gia đánh giá việc điều chỉnh chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong điều trị bệnh viêm đại tràng. Mẹ nên duy trì một chế độ ăn uống khoa học đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Mẹ bầu cần chú ý điều chỉnh thực đơn theo các gợi ý dưới đây:

- Bổ sung vừa đủ lượng chất xơ mà cơ thể cần, mẹ có thể bổ sung chất này thông qua các loại thực phẩm như: rau xanh, và ngũ cốc nguyên cám, trái cây…

- Tránh xa các thực phẩm có chứa chất kích thích như: cà phê, rượu, bia, thức uống có gas...

- Bổ sung cho cơ thể chất đạm từ sữa đậu nành, các loại thịt trắng, sữa không chứa lactose, đậu hũ non…

- Hạn chế chiên, rán thực phẩm. Nên ăn các món luộc, hầm, canh…

- Chia nhỏ bữa ăn và điều chỉnh lại lượng thức ăn phù hợp trong mỗi bữa để tránh gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa.

4.2. Uống đủ nước

Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ bầu đặc biệt phải lưu ý uống đủ nước hàng ngày. Uống đủ nước sẽ giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón.  Mẹ bầu có thể uống thêm các loại nước ép để ngon miệng hơn nhất là nước ép mận, loại thức uống này có tác dụng giảm táo bón rất tốt.  Nếu mẹ nào bị nghén nặng, khó chịu với mùi các loại nước ép thì hãy thử khắc phục với một cốc nước gừng ấm nhé.

4.3. Thiết lập chế độ luyện tập hợp lý

Vận động hợp lý là phương pháp an toàn có thể hỗ trợ đẩy lùi một số triệu chứng của bệnh viêm đại tràng

Vận động hợp lý là phương pháp an toàn có thể hỗ trợ đẩy lùi một số triệu chứng của bệnh viêm đại tràng. Ngoài ra, việc tập luyện còn tăng cường quá trình chuyển hóa và kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên bà bầu cũng nên lưu ý chỉ tập các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ hay những động tác yoga đơn giản. 

4.4. Tạo tâm lý thoải mái, hạnh phúc

Theo các chuyên gia, tình trạng căng thẳng, stress lâu ngày có thể gây ra hoặc khiến triệu chứng viêm đại tràng thêm nặng nề. Do đó, giải pháp đẩy lùi các triệu chứng bệnh chính là quản lý trạng thái tâm lý của mình. 

Mẹ bầu cần chú ý tránh xa những áp lực, mệt mỏi trong công việc và cuộc sống. Đồng thời luôn tạo tâm thái, thoải mái, thư thái, vui vẻ, hạnh phúc.

Dưới đây là một số cách có thể giúp quản lý căng thẳng:

- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

- Ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc, không thức khuya sau 11 giờ đêm.

- Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày.

- Tạo thói quen lành mạnh: đọc sách, nghe nhạc nhẹ… vào thời gian rảnh rỗi.

4.5. Áp dụng các bài thuốc từ dân gian

Các bài thuốc dân gian sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên thường rất lành tính. Vì thế được cho là tương đối an toàn cho mẹ bầu.

Dưới đây là một số bài thuốc từ dân gian mẹ bầu có thể tham khảo áp dụng để chữa viêm đại tràng khi mang thai:

Sử dụng lá mơ lông

Theo dân gian, lá mơ được gọi là rau bình vị, giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt

Theo dân gian, lá mơ được gọi là rau bình vị, giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt. Rau mơ có vị đắng, tính mát, thanh nhiệt, sát trùng. Các công dụng của lá mơ (Theo Báo Sức Khoẻ và Đời Sống): 

- Trị chứng sôi bụng, ăn khó tiêu: Do tỳ vị suy yếu khi ăn vào thường hay sôi bụng ùng ục, khó tiêu hóa.

- Chữa chứng kiết lỵ: Đi tiêu phân có máu kèm chất nhầy, đôi khi sốt nhẹ.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã tìm thấy các thành phần có dược tính cao có trong lá mơ. Đặc biệt là thành phần hoạt chất sulfur dimethyl disulphit, đây là chất được cho là có tác dụng tương tự như kháng sinh. Thành phần này giúp kháng viêm, ức chế hoạt động và tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh viêm đại tràng.

Thực hiện:

- Chuẩn bị 100g lá mơ lông, rửa sạch và đem thái nhỏ.

- Trộn chung với 10g gừng tươi băm nhỏ và 2 lòng đỏ trứng gà.

- Cho hỗn hợp trên vào chảo, lót một lớp lá chuối tươi rồi bật bếp. Đợi chín một mặt thì lật.

- Ăn khi còn nóng.

Sử dụng nghệ và mật ong

Hợp chất curcumin dồi dào có trong nghệ có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ hoạt động tiêu hóa

Hợp chất curcumin dồi dào có trong nghệ có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, thúc đẩy dạ dày co bóp. Kết hợp với mật ong có tính chống viêm, kháng khuẩn tốt có thể ức chế quá trình viêm nhiễm và chữa lành tổn thương ở niêm mạc đại tràng.

Thực hiện:

- Trộn bột nghệ với mật ong.

- Nặn thành từng viên nhỏ như đầu ngón tay út.

- Bảo quản trong lọ thủy tinh ở ngăn mát tủ lạnh.

- Mỗi ngày ăn khoảng 3 - 5 viên.

Sử dụng mè đen và mật ong

Mè đen và mật ong hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng viêm đại tràng

Mè đen có tính bình, vị ngọt với nhiều tác dụng tốt như nhuận tràng, dưỡng huyết. Ngoài ra nó còn chứa các thành phần dinh dưỡng như saccharose, pentose, lipit, canxi, protein, … rất tốt cho sức khỏe. Kết hợp với mật ong có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn cao sẽ hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng viêm đại tràng.

Thực hiện:

- Lấy 100g mè đen đem sao cho vàng, thơm. Tuyệt đối không để cháy

- Mỗi ngày, sử dụng 1 thìa mè đen và 1/4 thìa mật ong trộn trực tiếp để ăn

- Ăn vào buổi sáng và tối trước bữa ăn.

Các phương pháp dân gian tự nhiên thường được đánh giá là an toàn nhưng mẹ bầu vẫn cần thận trọng khi áp dụng, nhất là mẹ bầu có cơ địa dễ bị dị ứng. Trước khi áp dụng bất kì một liệu pháp nào mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe thai kỳ.

4.6. Cân nhắc sử dụng thuốc Tây

Trong nhiều trường hợp, các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ không thể giảm được các triệu chứng viêm đại tràng khi mang thai. Lúc này, mẹ bầu cần chủ động thăm khám bác sĩ để cân nhắc về việc dùng thuốc.

Các thuốc được chỉ định có thể là:

- Aminosalicylates

- Hợp chất 5-ASA

- Methotrexate

Tuy nhiên, các loại thuốc này đều có thể phát sinh tác dụng phụ, mẹ bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ. Mẹ bầu cũng cần lưu ý, đảm bảo việc dùng thuốc đúng cách, đúng thời gian, đúng liều và tần suất. Nếu phát sinh bất cứ vấn đề gì, cần chủ động tìm đến bác sĩ ngay lập tức.

Kết luận: Bệnh viêm đại tràng khi mang thai mặc dù không nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe thai kỳ. Mẹ bầu cần chú ý đề cao cảnh giác, chủ động thăm khám khi có những triệu chứng bệnh xuất hiện. Chúc mẹ có thai kỳ khỏe mạnh!

>>> Xem thêm: Đau đại tràng thường đau ở đâu?