Nội dung

I. Lý do cơ thể thiếu sắt, thiếu máu

II. Biến chứng nguy hiểm của thiếu sắt thiếu máu não với phụ nữ

1. Thiếu máu não

2. Biểu hiện của thiếu máu não

3. Biến chứng của thiếu sắt, thiếu máu não

III. Cách khắc phục tình trạng thiếu sắt thiếu máu não

I. Lý do cơ thể thiếu sắt, thiếu máu

1. Thế nào là thiếu sắt, thiếu máu

thiếu sắt thiếu máu

Thiếu sắt thiếu máu là một bệnh lý phổ biến trên toàn thế giới. Thiếu máu là một dạnh tinh giảm huyết sắc tố của người bệnh so với những người bình thường, nó gây ra các triệu chứng khác nhau.

Thiếu máu thiếu sắt là do cơ thể không cung cấp đủ sắt tổng hợp lên hồng cầu, lên sẽ tạo ra tình trạng thiếu máu. Theo quy định của tổ chức y tế thế giới WHO, thiếu máu đối với nam là lượng huyết sắc tố nhỏ hơn 130g/lít. Với nữ lượng huyết sắc tố dưới 120g/lít. Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu nhưng thiếu sắt thiếu máu là một nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu.

2. Lý do cơ thể thiếu sắt, thiếu máu

thiếu sắt thiếu máu

Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp và sản xuất được các loại sắt cho cơ thể. Vì vậy, cách duy nhất để bổ sung sắt cho cơ thể đó là chúng ta phải bổ sung sắt từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, sắt là một nguyên tố vi lượng cơ thể rất khó hấp thụ. Hãy cùng xem những nguyên nhân phổ biến khiến cơ thể chúng ta thiếu sắt thiếu máu:

- Không bổ sung sắt đầy đủ: Phần đông trong chúng ta không quá quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể. Vì vậy, các thực phẩm hàng ngày có thể bị thiếu sắt. Trong thời gian dài, cơ thể chúng ta không được bổ sung sắt sẽ gây ra tình trạng thiếu sắt, thiếu máu.

- Cơ thể hấp thu sắt kém: Một số người gặp các loại bệnh lý giống như viêm dạ dày, viêm ruột, điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ sắt trong cơ thể. Ngoài ra, khi bổ sung sắt một lúc với một số các chất như tanin, phytat, canxi sẽ cản trở việc hấp thụ sắt, làm giảm hàm lượng sắt được hấp thụ vào trong cơ thể.

- Rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh là trường hợp hiếm gây ra hậu quả cơ thể rất khó hấp thụ sắt cho cơ thể. Khi cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được transferrin gây ra những khó khăn trong vận chuyển sắt. Căn bệnh này sẽ dẫn đến một số các biến chứng nghiêm trọng cho gan, tim, xương khớp như suy tim, đau xương khớp, tiểu đường,...

Như vậy, 3 nguyên nhân cơ bản đó là không cung cấp đủ nhu cầu sắt, rối loạn chuyển hóa sắt bẩm sinh, mất sắt do một số bệnh mạn tính khiến cơ thể bị thiếu sắt thiếu máu.

II. Biến chứng nguy hiểm của thiếu sắt thiếu máu não với phụ nữ

1. Thiếu máu não

thiếu sắt thiếu máu

Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp gây ra thiếu máu cho cơ thể. Và một trong số những bệnh thiếu máu nguy hiểm nhất đó là thiếu máu não. Thiếu máu não bản chất là tình trạng giảm tuần hoàn máu nên não. Nói cách khác, khi thiếu máu não cơ thể giảm khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất. Từ đó, ảnh hưởng đến cấu trúc, chức năng một phần hoặc nhiều phần não bộ. 

2. Biểu hiện của thiếu máu não

thiếu sắt thiếu máu

Phụ nữ sau 40 tuổi khi thiếu máu lên não có những biểu hiện như:

- Đau đầu là biểu hiện thường gặp của thiếu máu não. Hầu hết chị em thiếu máu não đều gặp phải tình trạng đau nhức bất chợt, tần suất tăng dần theo thời gian và mức độ bệnh. Khi thiếu máu ở mức độ nhẹ, đau đầu chỉ xuất hiện ở một số vùng cố định. tuy nhiên, khi thiếu máu lên não ngày càng diễn biến nặng hơn các cơn đau sẽ lan rộng ra vùng đầu. Đặc biệt, khi người bệnh di chuyển đột ngột, thức giấc hoặc tâm lý căng thẳng kéo dài.

- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai là biểu hiện thường xuất hiện khi người bệnh đứng dậy, khiên cơ thể cảm thấy choáng, không đứng vững, ù tai.

- Rối loạn giấc ngủ là những triệu chứng không thể không kể đến của những bệnh nhân thiếu máu não với các triệu chứng như ngủ chập chờn, khó ngủ, dễ bị tỉnh giấc, ngủ không sâu, hay mơ,...Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần của người bệnh. Chất lượng giấc ngủ kém, xảy ra trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của người bệnh. Chất lượng giấc ngủ kém trong thời gian dài sẽ khiến sức khỏe người bệnh giảm sút, thiếu tỉnh táo, cát gắt, phát triển chứng lo âu hoặc trầm cảm.

- Tê bì chân tay: Thiếu máu não sẽ thường đi kèm với các triệu chứng tê bị chân tay như cảm giác kiến bò. Thiếu máu gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh trung ương và các biểu hiện tê bì chân tay rất rõ ràng. Đồng thời những cơn đau mỏi vai gáy, đau dọc xương sườn, lạnh sống lưng,...gây khó khăn trong cuộc sống.

- Cơ thể mệt mỏi, suy giảm trí nhớ: Khi tế bào não không được cung cấp đủ năng lượng hoạt động thường xuyên dẫn đến tình trạng lão hóa tăng lên, hoạt động và chức năng não bị suy giảm. Trong đó, chứng suy giảm trí nhớ là xuất hiện sớm nhất, nặng nhất và lâu dần khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

3. Biến chứng của thiếu sắt, thiếu máu não

Khi cơ thể không đủ lượng sắt để kích thích sản sinh ra máu, sẽ khiến lượng máu trong cơ thể suy giảm và gây ra tình trạng thiếu máu lên não. Khi máu không lên não sẽ làm tổn thương các mô não và người bệnh có nguy cơ đối mặt với rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Thiếu oxy lên não: Tế bào não là những tế bào rất nhạy cảm với oxy. Khi máu nuôi não không đủ, sẽ gây thiếu oxy cho não. Các biểu hiện của tình trạng bệnh này phải kể đến đau đầu, chóng mặt. Khi tình trạng thiếu oxy não trở nặng còn có thể gây ra việc mất ý thức, hôn mê, thậm chí nặng nhất có thể gây nên tử vong.

- Đột quỵ là một trong những biến chứng đáng sợ nhất của việc thiếu máu lên não. Khi máu lên não không được bổ sung liền mạch sẽ dẫn đến nguy cơ cao hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu. Đột quỵ thường bắt đầu bằng các dấu hiệu nói ngọng, méo mặt, tê yếu nửa người, đau đầu dữ dội,...

- Sa sút trí tuệ: Việc liên tục thiếu máu lên não sẽ đẩy nhanh tốc độ thoái hóa của tế bào não. Lâu dần, sẽ dẫn đến tình trạng gây suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ lớn hơn so với tuổi.

Đặc biệt với đối tượng phụ nữ ngoài 40, đây là giai đoạn phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, tiền mãn kinh. Khi đó, cơ thể có rất nhiều những thay đổi mang chiều hướng tiêu cực. Các cơ quan trong cơ thể lão hóa nhanh, khiến sức khỏe phụ nữ suy giảm.

III. Cách khắc phục tình trạng thiếu sắt thiếu máu não

1. Bổ sung bằng thực phẩm

thiếu sắt thiếu máu

Dù bạn là đối tượng bị thiếu sắt thiếu máu hay là những người có nguy cơ cao về căn bệnh này. Cách tốt nhất để bổ sung sắt đó là bổ sung qua con đường thực phẩm. Đây là cách bổ sung sắt tự nhiên được lấy từ nguồn dinh dưỡng hàng ngày:

Rau màu xanh đậm

thiếu sắt thiếu máu

Các loại rau màu xanh đậm bao gồm các loại rau như bông cải xanh, rau bina,...chứa nhiều sắt. Các loại rau này chứa các chất chống oxy hóa, cellulose rất tốt cho sức khỏe phụ nữ ngoài 40, vừa bổ sung sắt, vừa làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể phụ nữ.

Hạt bí xanh và bí đỏ

Hạt bí xanh và các loại hạt bí đỏ là thực phẩm bổ sung rất nhiều sản phẩm chứa sắt. Lượng sắt loại thực phẩm này cung cấp có thể lên đến 34mg tương đương với 188% lượng sắt cần thiết. Mặt khác, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạt bí đỏ có thể giúp cản trở hình thành sỏi thận. Ngoài ra, các loại hạt khác cũng chứa nhiều sắt như vừng, hướng dương, hạt lanh. Bạn có thể sử dụng chúng như các loại đồ ăn vặt hàng ngày vừa cung cấp sắt và các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Đậu phụ

Đậu phụ là một món ăn bổ sung sắt ít người biết đến. Trong thành phần của đậu phụ chứa một lượng sắt non-heme cung cấp sắt cho cơ thể. Ngoài ra, sử dụng đậu phụ có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư vú, rất tốt cho sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh.

Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ là loại thịt cung cấp lượng sắt vô cùng phong phú. Trong đó, phần thị lạc của thịt bò là chứa nhiều hàm lượng sắt nhất. Cứ 100g thịt bò nạc sẽ cung cấp khoảng 3,1 tương 21% lượng sắt cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Chế đô ăn bổ sung thịt đỏ hợp lý sẽ ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt, thiếu máu trong cơ thể. Bên cạnh đó, sử dụng thịt đỏ sẽ giúp hạ lượng cholesterol trong cơ thể xuống mức thấp hơn.

Bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm, bạn có thể bổ sung nguyên tố sắt và các loại dinh dưỡng, vitamin khác nhau. giúp cơ thể cân đối dinh dưỡng và kích thích sự ngon miệng trong các bữa ăn.

2. Bổ sung bằng sản phẩm bổ sung sắt 

Đối với những người thiếu máu, thiếu sắt ở mức độ cao thì chỉ bổ sung qua đường thực phẩm thôi là không đủ. Lúc đó, chúng ta cần phải tìm đến các sản phẩm bổ sung sắt chuyên dụng được kê toa từ các y, bác sĩ. Hoặc có thể lựa chọn sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung sắt. Tác dụng của việc sử dụng thực phẩm chức năng giúp cơ thể bạn được cung cấp một lượng sắt cần thiết. Từ đó, tăng lượng sắt trong cơ thể nhanh chóng, khắc phục được tình trạng thiếu sắt.

Tốt nhất, để lựa chọn bổ sung sắt phù hợp bạn nên chọn sản phẩm sắt được sản xuất từ nguyên liệu sắt hữu cơ, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đến từ thương hiệu nổi tiếng. Đặc biệt, sản phẩm bổ sung sắt được chia liều lượng hợp lý để người sử dụng có thể kiểm soát được lượng sắt mỗi khi nạp vào cơ thể.

3. Bổ sung sắt hiệu quả với Ferrous Gluconate - Bổ máu, tăng sinh tế bào hồng cầu

thiếu sắt thiếu máu

Các chị em ngoài 40 thiếu sắt, thiếu máu đang không biết nên lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt nào tốt có thể tham khảo sản phẩm bổ sung sắt Ferrous Gluconate. Đây là sản phẩm sắt được bào chế từ sắt hữu cơ, với thành phần mỗi viên sắt chứa 27mg Iron (as ferrous gluconate). Uống 1 viên Ferrous Gluconatte Mason sẽ cung cấp đầy đủ lượng sắt hàng ngày cho chị em.

Khi sử dụng sản phẩm Ferrous Gluconatte Mason sẽ giúp cơ thể chị em bổ sung sắt tạo hồng cầu, kích thích tuần hoàn máu trong cơ thể. Từ đó, cải thiện các triệu chứng mệt mỏi, tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt. Đồng thời bổ sung sắt hỗ trợ tăng cường miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể cho chị em.

Hơn nữa, sản phẩm Ferrous Gluconatte Mason là sản phẩm đến từ thương hiệu Mason một thương hiệu nội địa Mỹ nổi tiếng có quá trình hình thành và phát triển 50 năm. Sản phẩm được hàng triệu khách hàng trên 70 quốc gia trên thế giới tin tưởng sử dụng.

>>>Xem thêm chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Các chị em thân mến, ngoài 40 tuổi là giai đoạn chị em chúng ta đối mặt với tiền mãn kinh và mãn kinh. Vì vậy, nếu không chăm sóc sức khỏe thật tốt là chúng ta đang ngược đãi với chính mình. Thiếu sắt, thiếu máu, tưởng chừng là căn bệnh phổ biến. Tuy nhiên, những biến chứng nó để lại vô cùng nặng nề, đặc biệt là tổn thương não. Vậy nên, mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này, chị em có thêm những kiến thức bổ ích để chăm sóc và yêu thương bản thân tốt hơn.