Nội dung

1. Dấu hiệu viêm đại tràng

2. Những nguyên nhân phổ biến gây viêm đại tràng

3. Những đối tượng có nguy cơ mắc viêm đại tràng

4. Top 5 thực phẩm tốt cho người viêm đại tràng

4.1. Thịt nạc

4.2. Cá hồi

4.3. Trứng

4.4. Quả bơ

4.5. Sữa chua và các thực phẩm lên men

6. Viêm đại tràng hạn chế ăn gì?

 

Đại tràng là bộ phận quan trọng của đường ruột, còn được gọi là ruột già, là nơi hấp thụ nước, muối khoáng từ thức ăn, đồng thời chuyển đổi bã thức ăn thành phân, bài tiết qua trực tràng. Chính vì vậy, nơi đây thường chứa nhiều vi sinh vật phát triển và gây bệnh.

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan toả ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ, người bệnh bị viêm đại tràng xuất hiện các vết viêm gây đau đớn. Giai đoạn nặng có thể xuất hiện các ổ loét, xuất huyết, hay có thể là những ổ áp xe ở đại tràng.

Viêm đại tràng được các chuyên gia nhận định là loại bệnh lý kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.

1. DẤU HIỆU VIÊM ĐẠI TRÀNG

Dấu hiệu viêm đại tràng

Bệnh viêm đại tràng thường được chia thành 2 thể là viêm đại tràng cấp tính và viêm đại tràng mạn tính, do đó mỗi thể sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết riêng biệt.

1.1. Dấu hiệu viêm đại tràng cấp tính

Các dấu hiệu, triệu chứng của thể viêm đại tràng cấp tính thường khởi phát đột ngột, dễ nhận biết như:

Đau bụng

Đây là một trong những dấu hiệu viêm đại tràng biểu hiện đặc trưng nhất. Cơn đau có thể quặn thắt bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng, có khi gây cứng bụng, đầy hơi, căng tức bụng, khó tiêu…

Tiêu chảy

Người bị viêm đại tràng cấp thường xuyên đi cầu nhiều lần trong ngày, thậm chí cả chục lần. Phân nát hoặc toàn nước, có thể lẫn máu. Đi xong không cảm thấy thoải mái mà vẫn muốn đi tiếp.

Triệu chứng tiêu chảy càng rõ ràng sau khi người bệnh ăn đồ lạ, đồ sống, tái hoặc những thực phẩm cay, nóng hay hải sản…

Chán ăn

Người bệnh viêm đại tràng luôn trong tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon miệng, trí nhớ suy giảm, không muốn làm việc cũng như vui chơi, đôi khi còn sốt nhẹ.

Ngoài những dấu hiệu viêm đại tràng cấp tính nêu trên, tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng đặc trưng khác.

1.2. Dấu hiệu viêm đại tràng mạn tính

Các dấu hiệu của thể viêm đại tràng mạn tính thường khởi phát chậm và tiến triển dai dẳng như:

Đau bụng kéo dài

Người bệnh viêm đại tràng mạn tính thường bị đau dọc theo khung đại tràng và hai hố chậu. Có thể đau quặn nhiều lần hoặc âm ỉ, cảm giác dễ chịu sau khi đi tiêu.

Đại tiện bất thường

Người bệnh thường đi ngoài nhiều lần (4 – 5 lần/ngày, thậm chí nhiều hơn), có thể táo bón hoặc tiêu chảy. Phân rất đa dạng: lỏng nát, không thành khuôn, có mùi hôi tanh và kèm chất nhầy, máu.

Có những bệnh nhân vừa bị táo bón xen kẽ với tiêu chảy, cảm giác không thoải mái sau khi đi đại tiện.

Cơ thể suy nhược, mệt mỏi

Viêm đại tràng mạn tính ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nên người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, người gầy sút, hốc hác, hay cáu gắt…

Khi thực hiện xét nghiệm phân sẽ tìm thấy hồng cầu, tế bào biểu mô ruột, ký sinh trùng, nấm, lỵ amip…

Khi nội soi đại trực tràng thường thấy các vết viêm loét được phủ lớp nhầy trắng, ổ áp xe nhỏ, vết sẹo xen kẽ các tổn thương đang hoạt động ở thành niêm mạc.

2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN GÂY VIÊM ĐẠI TRÀNG

Nguyên nhân gây viêm đại tràng

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng chủ yếu là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa khi sử dụng các loại thực phẩm hoặc đồ uống không đảm bảo vệ sinh, lạm dụng thuốc tây… Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm đại tràng.

2.1. Nhiễm khuẩn đường ruột

Đường ruột bị nhiễm khuẩn là do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín hay do nguồn nước uống bị ô nhiễm.

Khi bị nhiễm khuẩn, đường ruột dễ bị các loại vi khuẩn (E. coli, Salmonella, Shigella), virus Rota, lỵ amip, sán và một số loại nấm xâm nhập vào cơ thể, giải phóng độc tố làm bị viêm, tổn thương niêm mạc đại tràng, từ đó dẫn đến viêm đại tràng.

2.2. Bị bệnh Crohn

Bệnh Crohn có tính chất khu trú tổn thương trên từng đoạn, từng vùng của đại tràng. Bệnh thường diễn biến chậm và để lại biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa…

2.3. Bị bệnh lao

Một số trường hợp bị bệnh lao phổi, lao thực quản… có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng cao hơn những người khác.

Các vi khuẩn lao sẽ làm bị viêm đại tràng khi chúng đi vào đường ruột. Nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây tắc ruột hay trở thành viêm đại tràng mạn tính rất khó điều trị triệt để.

2.4. Tác dụng phụ của thuốc tây

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa.

Lúc này, hại khuẩn phát triển mạnh gây tổn thương đại tràng. Đặc biệt, nếu sử dụng kháng sinh dài ngày ở trẻ em và người già thì có thể khiến vi khuẩn nhờn thuốc, kháng kháng sinh, chức năng đại tràng ngày càng yếu đi và dễ bị viêm nhiễm.

2.5. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, người bệnh có thể mắc phải viêm đại tràng nếu gặp phải những vấn đề như sau:

- Táo bón kéo dài: Táo bón kéo dài kèm theo các hiện tượng như đi ngoài ra máu, bụng đau âm ỉ, khó tiêu là yếu tố tác động khiến bạn mắc bệnh viêm đại tràng cấp tính.

- Một số bệnh lý về đường ruột: Các bệnh lý như thiếu máu cục bộ đại tràng, bị viêm ruột… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

- Nhiễm độc: Bệnh viêm đại tràng cũng có thể xuất hiện khi người bệnh bị nhiễm độc asen, chì, thủy ngân, thuốc diệt cỏ…

- Căng thẳng, stress: Lo lắng, stress kéo dài, ăn uống thất thường… cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm đại tràng.

3. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG CÓ NGUY CƠ MẮC VIÊM ĐẠI TRÀNG

Đối tượng dễ mắc viêm đại tràng

Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, những nhóm đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao hơn người bình thường.

3.1. Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học

Những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín kĩ, nguồn nước bị ô nhiễm… làm tổn thương niêm mạc, dẫn đến bị viêm loét đại tràng.

3.2. Người lạm dụng thuốc tây

Người lạm dụng thuốc tây nhất là những người sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm tổn thương niêm mạc đại tràng.

3.3. Người thường xuyên căng thẳng, stress

Người thường xuyên chịu áp lực công việc, căng thẳng, stress kéo dài… sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng nhiều hơn. Ngoài ra những người mắc bệnh lao, bệnh Crohn nếu phải chịu stress nhiều sẽ tăng nguy cơ bị bệnh viêm đại tràng cao hơn người bình thường.

3.4. Mắc các bệnh lý về đường ruột

Những người có hệ đường ruột yếu, bị tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc thiếu máu cục bộ, viêm ruột…  cũng có khả năng cao bị viêm đại tràng.

4. TOP 5 THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI VIÊM ĐẠI TRÀNG

Chế độ ăn uống đúng và đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng đối với người đang chữa bệnh viêm đại tràng. Dưới đây là 5 thực phẩm người bệnh viêm đại tràng nên ăn.

Thực phẩm tốt cho người viêm đại tràng

4.1. Thịt nạc

Theo viện Y học Ứng dụng Việt Nam cho biết, người bệnh viêm đại tràng cần bổ sung lượng thịt nạc cần thiết trong và sau khi bị viêm đại tràng. Hàm lượng protein dồi dào trong thịt sẽ giúp cho đại tràng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, chúng còn giúp thúc đẩy tốc độ hồi phục nhanh chóng.

Đặc biệt, protein chứa trong thịt còn có tác dụng chống stress, căng thẳng và giảm nguy cơ bị viêm, nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh nên ăn thịt nạc hàng ngày để giúp tăng cường hệ miễn dịch của đại tràng, làm giảm nguy cơ bị viêm nhiễm.

Một số loại thịt nạc tốt cần có trong chế độ ăn uống của người bị viêm đại tràng là: thịt gia cầm bỏ da, thịt bò thăn hoặc thịt lợn thăn,… Những món ăn chế biến từ các loại thịt này giàu protein nhưng ít chất béo bão hòa nên không gây khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến dạ dày và đại tràng.

4.2. Cá hồi

Thêm một loại thực phẩm mà người bệnh viêm đại tràng nên ăn đó là cá hồi. Đây là loại cá rất giàu axit béo omega-3, loại axit béo rất tốt cho trí não, tim mạch, làn da và đại tràng. Các loại axit béo cần thiết được cho là có tác dụng làm giảm viêm. Điều đó có nghĩa là, ăn cá hồi có thể giúp giữ cân bằng được tình trạng viêm xảy ra trong mỗi đợt viêm loét đại tràng bùng phát. Tuy nhiên, cần lưu ý tuy cá hồi có thể ăn sống nhưng những người bị viêm đại tràng thì nên sử dụng cá hồi đã qua chế biến (hấp, chiên, rim…) để tránh đau bụng.

Bên cạnh cá hồi, cá ngừ cũng là món ăn ngon và cung cấp axit béo omega 3 rất tốt và người bệnh nên ăn thường xuyên hai loại cá này.

4.3. Trứng

Trứng chính là thực phẩm đơn giản, dễ chế biến mà người bị viêm đại tràng đang gặp khó khăn trong việc dụng nạp đủ chất dinh dưỡng nên ăn. Bởi trứng là nguồn cung cấp protein rất tốt và cũng được dung nạp khá tốt, không gây khó tiêu kể cả trong khi các cơn viêm loét đại tràng bùng phát. Trứng cũng rất giàu các vitamin nhóm B là những loại vitamin có khả năng chuyển hóa thực phẩm thành năng lượng.

4.4. Quả bơ

Bơ là một nguồn cung cấp các chất béo không bão hòa đơn rất tốt cho cơ thể. Nếu bạn đang bị sụt cân vì bệnh viêm đại tràng, thì quả bơ chính là thực phẩm người bệnh nên ăn để có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể theo cách lành mạnh nhất.

Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng, trên 85% số người bị viêm ruột cũng bị suy dinh dưỡng, và bơ là loại thực phẩm có thể giúp bạn chống lại tình trạng dinh dưỡng kém.

4.5. Sữa chua và các thực phẩm lên men

Người bệnh viêm đại tràng nên ăn sữa chua và các loại thực phẩm lên men khác như tương đậu nành hay dưa cải muối. Vì những loại thực phẩm này đều có chứa các vi khuẩn có lợi hay còn gọi là probiotics. Loại vi khuẩn có lợi này rất tốt cho hệ tiêu hóa và giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ăn uống những loại thực phẩm có chứa vi khuẩn có lợi có thể giúp duy trì ở mức độ tối đa các loại vi khuẩn tốt trong đường ruột.

Tuy nhiên, người bệnh nên ăn sữa chua nguyên chất, không đường, bởi nó là lựa chọn tốt nhất cho người bệnh viêm loét đại tràng. Nếu không quen ăn sữa chua không đường, bạn cũng có thể cho thêm một chút hoa quả hoặc mật ong để dễ ăn hơn.

>> Xem thêm: Viêm đại tràng uống thuốc gì hiệu quả?

6. VIÊM ĐẠI TRÀNG HẠN CHẾ ĂN GÌ?         

Người bệnh viêm đại tràng nên tránh những món ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ

Người bệnh viêm đại tràng nên tránh những món ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ​

Bên cạnh câu hỏi “Viêm đại tràng nên ăn gì?”, cũng không ít người bệnh thắc mắc “Bị viêm đại tràng hạn chế ăn gì?”. Dưới đây là các nhóm thực phẩm mà người bệnh viêm đại tràng nên hạn chế sử dụng để giúp quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất:

- Các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, các chất có cồn, đồ uống có ga… là những loại đồ uống dễ gây nên hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng. Đặc biệt, chúng tác động mạnh vào đường ruột, khiến những nơi bị viêm trở nên khó lành, thậm chí trầm trọng hơn.

- Những món ăn chua, cay, nóng: Đây cũng là những món ăn nên hạn chế sử dụng. Bởi chúng rất dễ kích thích niêm mạc ruột, khiến các vết viêm loét thêm trầm trọng.

- Những món ăn ngọt hoặc đồ ăn nhiều dầu mỡ: Những món ăn này dễ gây đầy bụng, khó tiêu, trướng bụng, ảnh hưởng đến vết viêm loét, dễ gây tiêu chảy cho người bệnh.

- Đồ tanh, sống, lạnh, để lâu, ôi thiu: Người bệnh viêm đại tràng cần tránh xa những món ăn này, bởi chúng sẽ khiến vi khuẩn gây hại phát triển mạnh. Khi sử dụng dễ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây nên các hiện tượng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy..

- Các món ăn cứng, khó tiêu: Những món ăn cứng khi tiêu hóa sẽ gây cọ xát khiến niêm mạc đại tràng tổn thương thêm, làm bệnh viêm đại tràng thêm nặng. Người bệnh cần tránh ăn những loại thực phẩm này.

Việc nắm được người bệnh viêm đại tràng nên ăn gì và kiêng gì chỉ là một trong những biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh ở mức độ nhất định chứ không giúp điều trị bệnh. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để có quá trình xử lý đúng, phù hợp với tình trạng của bản thân.

Ngoài ra, người bệnh viêm đại tràng cần sử dụng thêm các sản phẩm tăng cường chức năng đại tràng để hỗ trợ quá trình điều trị viêm đại tràng đạt kết quả tốt nhất. Hiện nay, sản phẩm Colon Herbal Cleanser của Mason Natural chính là sản phẩm hỗ trợ chức năng đại tràng được nhiều người bệnh lựa chọn.

 Colon Herbal Cleanser - Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng

Colon Herbal Cleanser có tới 12 loại thảo dược quý như: Bentonite, bột vỏ hạt mã đề (Plantago ovate), chiết xuất lá lúa mì, chiết xuất lá linh lăng, bột cây vỏ thiêng, chiết xuất lá lô hội, bột cây hắc mai, bột cây rễ đại hoàng, bột cây hải cẩu vàng, bột hạt tiểu hồi hương, bột quả chanh, bột yến mạch. Các thành phần này được bào chế theo công thức độc quyền của Mason Natural giúp bổ sung chất xơ, tăng cường lợi khuẩn, đào thải độc tố, làm giảm đi ngoài, táo bón do viêm đại tràng gây ra. Đồng thời hỗ trợ tăng cường sức khỏe đại tràng, từ đó giúp cho việc điều trị bệnh viêm đại tràng đạt được kết quả tốt nhất.

Đặc biệt, Colon Herbal Cleanser còn có công dụng phòng ngừa ung thư đại tràng, biến chứng xấu của viêm đại tràng, nhờ có chứa thành phần hạt tiểu hồi hương, đây là thành phần giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và giúp ức chế hoạt động của tế bào HTC116 - tế bào ung thư đại tràng.

Sản phẩm Colon Herbal Cleanser chính là lựa chọn tốt cho người bệnh đại tràng. Bởi vì sản phẩm không chỉ giúp hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng hiệu quả mà nó còn là sản phẩm thuộc thương hiệu Mason Natural nổi tiếng của công ty Mason Vitamin, Inc - Công ty thực phẩm chức năng hàng đầu tại Mỹ với hơn 300 sản phẩm chăm sóc sức khỏe và được phân phối tại hơn 70 quốc gia trên thế giới.

Không chỉ thế, Colon Herbal Cleanser còn trải qua quy trình sản xuất khép kín với các quy định gắt gao từ khâu thu mua nguyên liệu thô đến quá trình sản xuất thành phẩm. Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe tại Mỹ, phải trải qua các cuộc kiểm tra định kỳ của địa phương, của tiểu bang và đặc biệt phải đáp ứng các tiêu của FDA Hoa Kỳ. Đồng thời sản phẩm được cấp giấy chứng nhận của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm cho phép lưu hành tại thị trường Việt Nam.

>> Xem thêm chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY

>> Xem thêm: Review khách hàng nhà thuốc Phương Chính chia sẻ về sản phẩm Colon của Mason