Nội dung:

1. Vị trí của đại tràng 

2. Cấu tạo của đại tràng 

3. Chức năng của đại tràng 

4. Cách để bảo vệ đại tràng luôn khỏe mạnh 

1. Vị trí của đại tràng

Đại tràng là bộ phận quan trọng của hệ thống tiêu hóa, có tên latinh là intestinum crassum, trong tiếng Anh là colon (ruột dày). Trong y học cổ truyền, đại tràng (đại trường, ruột già) là 1 trong lục phủ tạng quan trọng của cơ thể. Đây là bộ phận nằm ở phần áp cuối trong hệ tiêu hóa, chặng cuối cùng của ống tiêu hóa là hậu môn trong những động vật có xương sống. Ở người trưởng thành, đại tràng có độ dài trung bình khoảng 1.5m (người Việt Nam có đại tràng trung bình dài 1.48m), có sự khác biệt giữa giới tính, độ cao… nhưng chênh lệch không quá nhiều, trừ những trường hợp đặc biệt ghi nhận đại tràng của một số người dài tới 1.9m.

Vị trí của đại tràng

Có thể hình dung vị trí của đại tràng khi được đặt với các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa. Thức ăn được chuyển từ miệng đến thực quản xuống dạ dày, tiếp theo là ruột non rồi ruột già và cuối cùng là hậu môn. Khác với ruột non nằm tập trung ở 1 vị trí thì đại tràng lại chạy dọc xung quanh ruột non nên còn được gọi là khung tràng, tạo thành một cấu trúc khoa học bên trong hệ tiêu hóa.

So với ruột non (dài khoảng 5 – 9m, trung bình khoảng 6.5m), đại tràng có chiều dài chỉ bằng ¼ lần nhưng tiết diện lớn hơn giúp cân bằng ống tiêu hóa trong cơ thể cũng như hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ thức ăn khó tiêu mà ruột non và dạ dày chưa tiêu hóa được hết, đồng thời giúp dễ dàng đóng khuôn và đẩy chất thải ra khỏi cơ thể.

2. Cấu tạo của đại tràng

Về cấu tạo, đại tràng được chia thành 3 phần chính là: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Tại ranh giới giữa manh tràng và kết tràng là vị trí ruột non thông với ruột già. Tại vị trí nối ruột non và ruột già có van hồi – manh. Chức năng của van này là ngăn không cho các chất có trong ruột già trào ngược lên ruột non. Ngoài ra, nó còn được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác. Cụ thể:

2.1 Manh tràng

Khi nhắc đến đại tràng, kết tràng và trực tràng được nhắc đến nhiều hơn so với manh tràng, nhưng đây lại là bộ phận “bắt đầu” đại tràng và bất cứ sự thay đổi nào ở manh tràng đều ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe chung của con người. Tên gọi manh tràng có nguồn gốc từ tiếng Latin từ caecum có nghĩa là “mù” (từ “manh” trong tiếng Hán Việt cũng có nghĩa là mù).

Manh tràng có hình dạng giống như chiếc túi hình tròn nằm tại phía dưới hỗng tràng được đổ vào bên trong ruột già và dính với ruột thừa nên khi quan sát sẽ nhìn giống như ngón tay. Ở người trưởng thành, manh tràng có chiều cao trung bình khoảng 9cm và đường kính khoảng 0,5cm – 1cm.

Manh tràng

Theo cấu trúc, phần mặt trước manh tràng tiếp xúc với thành bụng trước, nhưng mạc nối lớn và các quai ruột non có thể chen ngang. Thông thường, manh tràng được phúc mạc phủ và nối với hố chậu bởi liên kết mô vô cùng lỏng lẻo. Còn ở mặt sau manh tràng tựa trên cơ chậu (thần kinh bì đùi ngoài nằm xen giữa cơ chậu và manh tràng) và cơ thắt lưng ở phía bên phải được ngăn cách với cả 2 cơ bởi mạc và phúc mạc. Có thể có nhiều hơn 2 nếp phúc mạc nối ở mặt sau nó và phúc mạc thành. Sau manh tràng là ngách sau manh tràng – nơi mà ruột thừa thường nằm.

Ở phần đầu manh tràng thường có một đoạn ruột nhỏ khoảng 10cm và dính vào manh tràng. Đoạn ruột này khá nhỏ, hơi cong được gọi là phần ruột thừa. Nếu trong quá trình tiêu thụ thức ăn, sỏi hoặc sạn trong thức ăn rơi vào ruột thừa có thể dẫn đến tình trạng viêm ruột thừa, tắt ruột.

Trước đây, người ta thường cho rằng ruột thừa không hề quan trọng nên thường làm các phẫu thuật để cắt bỏ đoạn ruột này. Song, ngày nay người ta đã phát hiện ra ruột thừa có chứa một số lympho phong phú đóng vai trò rất thiết yếu đối với cơ thể và được xem là cơ quan miễn dịch đầu não với với chức năng lớn là tạo ra tế bào miễn dịch và thể miễn dịch. Đồng thời, ruột thừa cũng có chứa tế bào lympho B và lympho T với chức năng tiêu diệt tế bào gây hại đối với hệ tiêu hóa và cơ thể.

Trong một số tài liệu khác, manh tràng nằm trên nữa ngoài của dây chằng bẹn và nắm giữ nhiều chức năng quan trọng, một trong số đó là ngăn chặn các chất có trong ruột non sang đại tràng quá nhanh và ngăn ngừa các chất ở đại tràng chạy ngược lại ruột non bởi giữa các manh tràng và hồi tràng thường có van hãm. Van hãm này còn có tác dụng giữ lại các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa ở ruột non để đi nuôi cơ thể.

2.2 Kết tràng

Kết tràng là thành phần chính bên trong đại tràng, nó giới hạn phía đầu với manh tràng và giới hạn phía cuối bởi trực tràng. Kết tràng có hình chữ U ngược, ôm lấy hồi tràng và hỗng tràng. Kết tràng gồm 4 phần cơ bản là: Kết tràng lên nằm ở phía bên phải ổ bụng; Kết tràng ngang nằm ở ngang phần trên của bụng; Kết tràng xuống chạy từ trên xuống dưới bụng trái, là vị trí hay viêm nhiễm nhất; Kết tràng sigma: là đoạn cong nhỏ nằm trước trực tràng.

kết tràng

Thức ăn được tiêu hóa một phần sẽ di chuyển qua manh tràng vào kết tràng. Đây chính là nơi nước, một số chất dinh dưỡng và chất điện giải được cơ thể hấp thụ và chuyển qua thận hay những bộ phận khác. Phần còn lại, chất thải rắn được gọi là phân, di chuyển qua kết tràng. Nó được lưu trữ trong trực tràng, ra khỏi cơ thể qua ống hậu môn và hậu môn.

Xét về hình thể bên ngoài, kết tràng có 3 dải cơ dọc, bao gồm: Mạc treo kết tràng (phía sau trong); Mạc nối (phía sau ngoài); Dải tự do (phía trước).

Xét về cấu tạo bên trong, kết tràng gồm 5 lớp:

- Lớp niêm mạc: Có nhiều nang bạch huyết.

- Tấm dưới niêm mạc: Chứa nhiều thần kinh và mạch máu.

- Lớp cơ: Bên ngoài là lớp cơ dọc, bên trong là lớp cơ vòng.

- Tấm dưới thanh mạc.

- Lớp thanh mạc do lá tạng của phúc mạc ổ bụng tạo thành, có túi thừa mạc nối.

Sở dĩ nói kết tràng là bộ phận quan trọng nhất của đại tràng vì nó đảm nhiệm hầu hết chức năng đại tràng gồm:

- Tiêu hóa: Kết tràng có chức năng tiêu hóa những thức ăn mà dạ dày và ruột non chưa tiêu hóa được như chất xơ, các chất lipid, protein, glucid…

- Tái hấp thu nước và các ion khoáng chất như natri và clorua: Vào thời điểm thức ăn được tiêu hóa một phần đến phần cuối của ruột non (hồi tràng), khoảng 80% hàm lượng nước đã được hấp thụ. Đại tràng hấp thụ hầu hết lượng nước còn lại.

- Đóng khuôn các chất bã. Đồng thời, đây cũng là nơi hình thành và lưu trữ tạm thời của phân.

- Là nơi diễn ra quá trình lên men vi khuẩn của các chất khó tiêu.’

Đặc biệt nhất, bên trong kết tràng có một hệ quần thể cư trú của hơn 500 loài vi khuẩn đường ruột, thực hiện một loạt các chức năng quan trọng như tương tác với hệ thống miễn dịch, sản xuất các vitamin như vitamin K, kích thích giải phóng các hormone liên quan đến việc lưu trữ chất béo, ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm giác khỏe mạnh của con người.

2.3 Trực tràng

Trực tràng theo tiếng Latin là rectum intestinum có nghĩa là đoạn ruột thẳng, dài 11-15cm, kích cỡ giống với đại tràng hình sigma ở đoạn đầu, nhưng ở đoạn cuối giãn ra tạo thành các bóng trực tràng, khi nhìn nghiêng, trực tràng có hình dạng như dấu chấm hỏi, uốn cong theo mặt trước của xương cùng – cụt. Trực tràng có chiều dài 15cm đối với người trưởng thành, bắt đầu từ ổ bụng dưới và kết thúc tại hậu môn, mở ra bên ngoài cơ thể. Cũng như các bộ phận khác, trực tràng có cấu tạo đặc biệt và nắm giữ những chức năng quan trọng. Cụ thể:

Cấu tạo của trực tràng gồm 5 lớp: Lớp niêm mạc; Lớp dưới niêm mạc; Lớp có bao gồm lớp cơ vòm trong và lớp cơ dọc bên ngoài; Lớp dưới thanh mạc; Lớp thanh mạc.

2.3 Trực tràng

Bên cạnh đó, do cấu tạo của cơ quan sinh dục của nam giới và nữ giới là khác nhau nên vị trí trực tràng ở nam và nữ cũng khác nhau.

- Ở nam giới: Trực tràng nằm ở sau bàng quang, túi tinh, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, ngăn cách bởi mạch sau bàng quang và nối đến tận trung tâm đáy xương chậu.

- Ở nữ giới: Trực tràng thường nằm ở phía trước cùng với thân tử cung, cổ tử cung và vòm âm đạo. Còn phần dưới của trực tràng sẽ liên quan đến thành sau âm đạo.

Khi nói về chức năng, trực tràng đảm nhiệm khá nhiều nhiệm vụ quan trọng, nhất là tại đây có 2 cơ vòng làm nhiệm vụ trong việc kiểm soát những hoạt động như đóng và mở cửa trực tràng, nằm ở phía sau tử cung của nữ và bàng quang của nam.Ngoài ra, trực tràng là nơi giữ chất thải ở lại và tiếp tục tham gia vào quá trình đào thải các chất cặn bã qua đường đại tiện. Quá trình này được cụ thể như sau:

Ngay sau khi tiếp nhận thức ăn, dạ dày sẽ làm nhiệm vụ co bóp và tiêu hóa thành dạng dịch lỏng, sau đó được chuyển qua ruột non, tiếp đến là đại tràng và cuối cùng là trực tràng. Cùng lúc này, lượng thức ăn dạng dịch được các vi khuẩn trong đại tràng tiếp nhận và tiến hành phân giải. Một lần nữa các vitamin và khoáng chất có lợi cho đường tiêu hóa và cơ thể sẽ tiếp tục được đại tràng tách từ các tổ hợp chất sẵn có. Sau đó đại tràng sẽ giữ lại những chất dư thừa không tiêu hóa được hoặc không có lợi cho cơ thể.

Tiếp theo là quá trình đào thải các chất đó ra khỏi cơ thể bằng đại tiện. Đây cũng là quá trình cho thấy chức năng chính của trực tràng, cụ thể như sau: đại tràng sẽ làm nhiệm vụ đưa chất thải xuống trực tràng, đồng thời các dây thần kinh sẽ được kích thích, truyền tín hiệu đến vỏ đại não, tạo cảm giác muốn đi đại tiện. Lúc này trực tràng đã sẵn sàng quá trình đẩy chất thải ra ngoài thông qua hậu môn.

3. Chức năng của đại tràng

Từ những chia sẻ trên, có thể hình dung được chức năng của đại tràng. Nhưng đó là chưa đủ, bởi mỗi bộ phận lại có chức năng riêng và khi kết hợp với nhau tạo thành “điểm đặc biệt” của đại tràng. Có thể kể đến:

3.1 Chức năng hấp thụ

Hấp thụ dinh dưỡng và khoáng chất là chức năng cơ bản của đại tràng. Sự hấp thụ xảy ra ở nửa đầu đại tràng, nhờ những nếp gấp niêm mạc nên khả năng hấp thu của niêm mạc rất lớn và có thể hấp thụ:

Hấp thụ ion Na: Na+ được hấp thu vào máu, kéo theo Cl– để trung hòa điện. Dung dịch NaCl sau đó tạo ra áp lực thẩm thấu đưa nước từ ruột vào máu.

Chức năng của đại tràng

Hấp thụ nước: 1 lít nước từ ruột non được chuyển xuống ruột già và sau đó hấp thu. Khi thải ra ngoài môi trường theo đường phân thì chúng chỉ còn lại khoảng 80 – 150 ml. Phân ở lại càng lâu trong ruột già thì sự hấp thu nước càng tăng lên. Chính vì thế mà chúng ta thường bị táo bón khi nhịn đi cầu.

Hấp thụ thuốc: Nhiều loại thuốc như an thần, hạ sốt, giảm đau… có thể hấp thụ hiệu quả ở đại trạng. Điều này được thể hiện thông qua nhiều loại thuốc được bác sĩ chỉ định đưa từ đường hậu môn dưới dạng thuốc đạn.

Hấp thụ muối: Muối là một trong những nguyên tố cần thiết cho cơ thể và được hấp thụ ở đoạn đầu đại tràng.

Hấp thụ NH3: Một số vi khuẩn trong ruột già sẽ hấp thu NH3 vào máu. Để tránh lượng NH3 được hấp thu quá lớn gây hôn mê gan thi nên tránh táo bón và viêm đại tràng. Thụt rửa đại tràng và dùng thuốc kháng sinh dành cho đường ruột là một lựa chọn phù hợp những trường hợp này.

3.2 Chức năng bài tiết

Bài tiết chất nhầy: Niêm mạc đại tràng có chức năng bài tiết chất nhầy để làm trơn và bảo vệ thành ruột khỏi bị trầy xước đồng thời bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi tác hại của vi khuẩn có nhiều trong phân và làm cho phân dính với nhau.

Bài tiết chất tồn dư: Đại tràng giúp bài tiết, hay nói cách khác là đẩy chất tồn dư ra khỏi cơ thể sau khi sử dụng thuốc hay đồ ăn chứa nhiều chất độc hại.

Bài tiết K+: Đại tràng giúp K+ được bài tiết, làm tăng nồng độ K+ tại đây. Sự bài tiết K+ tại ruột già do aldeosterone điều khiển.

3.3 Bài tiết phân

Có thể nhiều người chưa biết, trong phần lớn thời gian trực tràng không chứa phân mà hầu hết phân sau khi được tạo hình, đảm bảo độ mềm cần thiết và đủ lượng sẽ được đại tràng phát tín hiệu bài tiết ra khỏi cơ thể. Nếu có đầy đủ các điều kiện, thuận tiện cho việc đại tiện tốt, vỏ não chủ động thực hiện động tác rặn đẩy phân ra ngoài.

Bình thường, phân gồm ¾ nước và ¼ chất rắn. Trong đó 30 % là xác vi khuẩn, 10 – 20 % là chất vô cơ, 2 – 3 % protein, 30 % là chất bã từ thức ăn và dịch tiêu hóa. Mùi của phân là do các sản phẩm tiêu hóa của vi khuẩn. Hơi trong ruột già là do khí hít vào, do vi khuẩn tạo ra và do khuếch tán từ máu vào. Hơi được sản xuất trong ruột già lên đến 7 – 10 lít/ngày. Chủ yếu do sự chuyển hóa thức ăn không được tiêu hóa. Một số thức ăn làm tăng sự sinh hơi bao gồm: các loại đậu, bắp cải, bông cải, bắp, giấm… Vậy nên hãy chú ý chế độ ăn uống để đảm bảo quá trình bài tiết phân luôn được đảm bảo.

3.4 Tổng hợp vitamin

Ở phần đầu đại tràng có nhiều loại vi khuẩn hoạt động và tạo ra các vitamin như vitamin K, B12, Riboflavin, Thiamin. Một số loại khí cũng được sinh ra trong đại tràng nhằm giúp cho cơ thể đầy đủ năng lượng.

3.4 Tổng hợp vitamin

Bên cạnh đó, đại tràng cũng là nơi sản sinh ra hệ sinh đường ruột từ đó góp phần cân bằng hệ vi sinh giúp hệ thống tiêu hóa luôn được khỏe mạnh.

>>> Xem thêm: Top 9 căn bệnh đại tràng thường gặp nhất và biện pháp điều trị phù hợp

4. Cách để bảo vệ đại tràng luôn khỏe mạnh

Theo các chuyên gia sức khỏe và chuyên gia dinh dưỡng, nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh đại tràng là do chế độ ăn uống thiếu điều độ, kém khoa học, thường xuyên căng thẳng, stress, hệ miễn dịch đường ruột suy giảm… Vậy nên, cách để bảo vệ đại tràng luôn khỏe mạnh đơn giản hơn chúng ta nghĩ.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh luôn tốt cho sức khỏe nói chung và đại tràng nói riêng. Theo đó, hãy thường xuyên sử dụng những thực phẩm tốt cho đại tràng như: các loại cá biển (cá hồi, cá tầm, cá ngừ…), chất xơ hòa tan (rau mùng tơi, cải bina…) sữa chua, trứng gà, thịt trắng, các loại thức uống bổ sung lợi khuẩn.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh đó, cũng nên tránh những thực phẩm “đại kị” cho đại tràng như đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích, đồ uống chứa cồn, thức ăn khó tiêu, đồ ăn tái sống, không đảm bảo…

Hạn chế căng thẳng, stress

Thường xuyên căng thẳng, stress không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, não bộ mà đại tràng và hệ tiêu hóa cũng bị tác động không nhỏ. Theo nhiều nghiên cứu, những người thường xuyên căng thẳng, stress có tỷ lệ mắc bệnh đại tràng cao hơn người bình thường, nên hãy xây dựng kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để bảo vệ đại tràng.

Vận động, tập luyện thể dục thể thao

Theo các chuyên gia Sức khỏe, chúng ta nên vận động ít nhất 15 – 30 phút mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất cho cơ thể, việc tập luyện cũng giúp nhu động ruột hoạt động khỏe mạnh hơn, từ đó giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm thiểu các bệnh đại tràng.

Sử dụng thực phẩm chức năng

Sử dụng thực phẩm chức năng là một trong những cách bảo vệ đại tràng được chuyên gia khuyên dùng hiện nay. Trong đó, Mason colon đến từ Mason Natural– thương hiệu số 1 về dòng thực phẩm chức năng tại Hoa Kỳ là sản phẩm nổi bật giúp bảo vệ sức khỏe đại tràng một cách toàn diện.

Sử dụng thực phẩm chức năng

Sản phẩm Mason Colon được chiết xuất dưới dạng viên nang và được tạo nên từ những thành phần thảo dược tự nhiên, vừa giúp “dọn dẹp” làm sạch đại tràng, vừa bổ sung hệ vi sinh giúp đại tràng khỏe mạnh đồng thời ngăn ngừa ung thư đại tràng hiệu quả. Do đó, ai cũng nên sử dụng sản phẩm để bảo vệ sức khỏe toàn diện hơn.

>>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY