Nội dung:

1. Những nguyên nhân gây đau bụng kinh tuổi dậy thì  

2. Thiếu máu tuổi dậy thì có phải là nguyên nhân gây đau bụng kinh không? 

3. “Bí quyết” giúp trẻ hết đau bụng kinh tuổi dậy thì hiệu quả, đơn giản 

 

1. Những nguyên nhân gây đau bụng kinh tuổi dậy thì

Dậy thì là mốc dấu đáng nhớ trong cuộc đời mỗi con người bởi đây chính là khoảng thời gian trẻ bắt đầu dần trưởng thành về mặt tâm sinh lý và đặc biệt là có những thay đổi rõ rệt về các đặc điểm giới tính thứ cấp, ví dụ nam đổi giọng, nữ xuất hiện kinh nguyệt…

Mỗi trẻ sẽ sẽ có độ tuổi dậy thì khác nhau. Đối với nữ, độ tuổi dậy thì thường là từ 10 đến 14, còn độ tuổi dậy thì của nam là từ 12 – 16 tuổi. Ngày nay, dậy thì sớm ở bé gái trở nên phổ biến hơn trước, nguyên nhân có thể do ảnh hưởng môi trường và dinh dưỡng.

Những nguyên nhân gây đau bụng kinh tuổi dậy thì

Dấu hiệu dậy thì ở nữ

Bước vào độ tuổi dậy thì, các bé gái sẽ có sự thay đổi rõ rệt về hình thể và sinh lý, có thể kể đến những dấu hiệu điển hình nhất như:

- Vòng 1 phát triển và trở nên đầy đặn hơn. Thay đổi vóc dáng, tăng cân, mỡ xuất hiện nhiều dọc trên cánh tay, đùi và lưng; hông tròn và vòng eo dần bị thu hẹp.

- Chiều cao tăng nhanh, bé gái có thể tăng từ 5 – 7.5cm trong 1 – 2 năm

- Lông mu trở nên thô và xoăn

- Xuất hiện lông ở vùng dưới cánh tay, cơ quan sinh dục

- Đổ mồ hiều, xuất hiện mùi cơ thể

- Xuất hiện mụn trứng cá

- Kinh nguyệt xuất hiện lần đầu tiên trong khoảng hai năm sau khi bắt đầu dấu hiệu dậy thì đầu tiên

- Âm đạo bắt đầu tiết dịch màu trắng, ẩm ướt và nhạy cảm hơn bình thường

Trong độ tuổi dậy thì, ngoài những thay đổi về cơ thể như xuất hiện lông mu, vòng 1 nảy nở, xuất hiện mụn trứng cá… thì một vấn đề khác cha mẹ cũng cần lưu tâm, đó là tình trạng đau bụng mỗi khi đến kì kinh nguyệt, ảnh hưởng không hề nhỏ đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Những nguyên nhân gây đau bụng kinh tuổi dậy thì

Theo đó, đau bụng kinh tuổi dậy thì là hiện tượng bé bị đau bụng trước, trong hoặc sau mỗi kì kinh nguyệt. Ở 1 – 2 năm đầu, chu kỳ kinh nguyệt các bé gái có thể chưa ổn định do hormone sinh dục chưa hoàn thiện. Đau bụng kinh được phân loại thành đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng thứ phát.

Đau bụng kinh nguyên phát: Đây là chứng đau bụng kinh thường gặp, có thể xuất hiện mỗi chu kỳ kinh nguyệt và không biểu thị các bệnh lý trong cơ thể. Cơn đau có thể xuất hiện từ 1 – 2 ngày trước khi máu kinh nguyệt xuất hiện và thường ảnh hưởng đến bụng dưới, lưng và đùi. Cơn đau có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, thường kéo dài 12 – 72 giờ. Các triệu chứng đi kèm bao gồm buồn nôn, nôn, mệt mỏi, thậm chí là đau bụng tiêu chảy.

Đau bụng kinh thứ phát: Các cơn đau do rối loạn ở cơ quan sinh sản, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hoặc nhiễm trùng gây ra. Đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu sớm hơn chu kỳ kinh nguyệt và kéo dài hơn cơn đau bụng kinh nguyên phát. Bên cạnh đó cơn đau thường không bao gồm buồn nôn, nôn, mệt mỏi và tiêu chảy.

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì thường là một cơn đau bụng kinh nguyên phát. Các cơn đau thường bắt đầu khi các cô gái có chu kỳ kinh nguyệt lần đầu tiên và có thể kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, các cơn đau thường có thể được cải thiện khi cơ thể lão hóa và có thể dừng hoàn toàn sau khi sinh con.

Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh tuổi dậy thì

Các cơn đau bụng kinh tuổi dậy thì có nhiều loại khác nhau, các cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, dồn dập kèm theo một số triệu chứng khác như đau đầu, mệt mỏi…

Theo nghiên cứu, đau bụng kinh tuổi dậy thì có thể kể đến các nguyên nhân:

- Trong kì kinh nguyệt, do niêm mạc tự cung bong ra sản sinh ra một chất tự nhiên gọi là prostaglandins – chất khiên tử cung co thắt tạo ra những cơn đau bụng kinh. Lượng prostaglandins được sản xuất cao nhất vào ngày hôm trước và ngày đầu tiên hoặc hai ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, các cơn đau bụng kinh ở tuổi dậy thì thường nghiêm trọng nhất vào những ngày này.

Ngoài ra, prostaglandins còn khiến các cơ và mạch máu trong tử cung co lại. Điều này làm hạn chế lưu lượng máu lưu thông đến tử cung, dẫn đến thiếu máu cục bộ, khiến trẻ dễ mệt mỏi, đau đầu…

- Cơ thể trẻ có sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt cũng là nguyên nhân gây tăng đau bụng kinh.

- Có dị tật bẩm sinh tử cung ngả sau hoặc ngả trước cũng ảnh hưởng đến lưu thông máu dẫn đến đau bụng kinh.

- Sự co bóp của tử cung gây áp lực lên các mạch máu cùng với tình trạng thiếu máu cục bộ gây ra tình trạng máu lưu thông kém có thể khiến tử cung co lại thành từng đợt và dẫn đến các cơn đau. Các cơn co thắt này tương tự như cơ chế hình thành cơn đau tim.

- Do viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh liên quan đến tử cung: u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng..

- Do vận động quá mạnh trước và trong giai đoạn hành kinh.

- Có thể do di truyền từ mẹ sang con gái. Những bà mẹ bị đau bụng kinh thì thường con gái cũng gặp tình trạng đau bụng kinh

Những nguyên nhân gây đau bụng kinh tuổi dậy thì

Mặc dù những cơn đau bụng kinh sẽ được cải thiện khi trẻ hết tuổi dậy thì hoặc sau khi sinh con, nhưng cũng có những trường hợp – dù hiếm nhưng đau bụng kinh có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Vậy nên, nếu thấy trẻ gặp tình trạng đau bụng kinh kéo dài, khiến trẻ kiệt sức, hãy cân nhắc việc đưa trẻ đi khám để nhận lời khuyên phù hợp.

2. Thiếu máu tuổi dậy thì có phải là nguyên nhân gây đau bụng kinh không?

Thiếu máu tuổi dậy thì có phải là nguyên nhân gây đau bụng kinh không là một trong những thắc mắc mà nhiều phụ huynh và trẻ tuổi dậy thì thắc mắc. Như vừa chia sẻ, đau bụng kinh có nhiều nguyên nhân, trong đó sự co bóp của tử cung gây áp lực lên các mạch máu cùng với tình trạng thiếu máu cục bộ gây ra tình trạng máu lưu thông kém có thể khiến tử cung co lại thành từng đợt và dẫn đến các cơn đau. Các cơn co thắt này tương tự như cơ chế hình thành cơn đau tim.

Vậy nên, mặc dù không khiến trẻ bị đau bụng kinh một cách trực diện như những nguyên nhân khác nhưng thiếu máu cũng được đánh giá là một trong những nguyên nhân gián tiếp, thúc đẩy tình đau bụng mỗi khi đến kì kinh nguyệt ở trẻ dậy thì.

Thiếu máu tuổi dậy thì có phải là nguyên nhân gây đau bụng kinh không?

Bên cạnh đó, chu kì kinh nguyệt khiến trẻ mất lượng máu khá nhiều. Theo chuyên gia giải thích, bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh vào khoảng 50-80ml. Nhưng mà lượng máu thực tế trong kinh nguyệt chiếm khoảng 36%, còn lại 64% là các thành phần khác như niêm mạc tử cung, chất nhầy cổ tử cung, âm đạo.

Thông thường, một chu kỳ kinh bình thường thì sẽ không gây ra thiếu máu được, do cơ thể sẽ tạo ra lượng máu bù vào lượng mất đi. Tuy nhiên, vào 1 - 2 năm đầu thì kinh nguyệt của các bé gái chưa ổn định do các hormone sinh dục và vùng dưới đồi chưa hoàn chỉnh. Hiện tượng đó được gọi là rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.

Rối loạn kinh nguyệt có thể khiến chu kỳ của bé kéo dài hơn bình thường, có thể là 7 ngày hoặc có khi nhiều ngày hơn nữa. Đồng thời, lượng máu của kinh nguyệt tuổi dậy thì cũng thường không ổn định, thường mất khá nhiều, có khi vượt ngưỡng 70 ml.

Vì mất máu tương đối, nên cơ thể trẻ dễ bị thiếu máu cục bộ khiến máu kém lưu thông trong cơ thể để cung cấp máu cho các cơ quan, không khiến khiến tình trạng đau bụng kinh nặng nề hơn mà còn khiến trẻ dễ bị chóng mặt, mệt mỏi… do thiếu máu lên não cũng như các cơ quan khác.

3. “Bí quyết” giúp trẻ hết đau bụng kinh tuổi dậy thì hiệu quả, đơn giản

Đối với nhiều trẻ, đau bụng kinh gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày, thậm chí phải nghỉ ngơi, không tham gia các buổi học trong thời gian này. Một số bé gái cố gắng tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp có thể bị tụt huyết áp, chóng mặt, say sẩm mặt mày, mất tập trung khi học, giảm khả năng ghi nhớ… thậm chí là ngất xỉu… Khiến mỗi lần đến kì kinh nguyệt trở thành “ác mộng”.

Chính vì vậy, cha mẹ cũng như trẻ tuổi dậy thì nên chú ý: không nên chịu đựng các cơn đau hay có tâm lý rằng kết thúc tuổi dậy thì, tình trạng đau này cũng sẽ tự chấm dứt. Thay vào đó, có thể thực hiện những việc làm dưới đây để giảm tình trạng đau bụng kinh cho trẻ dậy thì.

Chườm ấm bụng

Nguyên nhân gây đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là do nồng độ prostaglandin tăng cao, khiến cho tử cung co bóp mạnh hơn để tống máu kinh ra ngoài. Chính vì vậy mà khiến bạn cảm thấy đau đớn trong những ngày có kinh.

Bí quyết” giúp trẻ hết đau bụng kinh tuổi dậy thì hiệu quả, đơn giản

Để giảm thiểu tình trạng này, hãy thử dùng một chai nước hoặc túi chườm ấm, đặt lên vùng bụng dưới, cảm giác sẽ dễ chịu hơn rất nhiều. Bởi các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra “nhiệt có tác dụng tương tự thuốc giảm đau”, phương pháp này giúp ấm bụng dưới, tan máu đông và lưu thông máu tốt. Nên sẽ hữu hiệu để làm giảm các cơn đau co thắt.

Ngoài ra, tắm bằng nước ấm, xoa bụng bằng tinh dầu cũng là cách giúp thư giãn cơ thể và giảm đau rất tốt.

Bổ sung các sản phẩm sắt tổng hợp

Ngoài việc áp dụng phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ và các biện pháp giúp giảm đau bụng kinh tại nhà, cha mẹ có thể kết hợp thêm sản phẩm bổ sung sắt có tác dụng bổ máu, kích thích quá trình sản sinh máu để bù đắp lại lượng máu mà cơ thể trẻ bị mất trong kì kinh nguyệt cũng như đảm bảo đủ lượng máu để cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể, tăng cường lưu thông, tuần hoàn máu tốt từ đó làm giảm tình trạng đau bụng kinh hiệu quả, hạn chế các cơ đau co thắt.

Trên thị trường hiện nay, Mason Natural Ferrouse Gluconate là một trong những sản phẩm bổ sung sắt dưới dạng sắt hữu cơ dễ hấp thụ, hiệu quả tích cực được nhiều người dùng và chuyên gia đánh giá cao, với những trẻ thường xuyên đau bụng khi đến kì kinh, chỉ cần uống 1 viên/ngày sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt.

Bổ sung các sản phẩm sắt tổng hợp

Mason Natural Ferrouse Gluconate đến từ Mason Natural – thương hiệu chuyên sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe hàng đầu nước Mỹ với hơn 300 sản phẩm, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.

Tất cả các sản phẩm đến từ Mason Natural đều đạt tiêu chuẩn cGMP – Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt và đạt chứng nhận an toàn thực phẩm ASI. Đồng thời, các sản phẩm của Mason còn đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe tại Mỹ, phải trải qua các cuộc kiểm tra định kỳ của địa phương, của tiểu bang và đặc biệt phải đáp ứng các tiêu của FDA Hoa Kỳ, từ đó tạo nên lòng tin, sự an tâm cho người dùng khi quyết định “chốt” sản phẩm từ nhà Mason Natural.

Mason Natural Ferrouse Gluconate cũng ghi điểm với người dùng nhờ vào:

 Hàm lượng sắt cao, phục vụ nhu cầu bổ sung sắt của nhiều đối tượng khác nhau.

- Bổ sung sắt dưới dạng Iron (as ferrous gluconate) là sắt hữu cơ, giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn so với sắt vô cơ, không có mùi tanh nồng khó chịu. Ngoài ra, sắt hữu cơ còn giúp hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng sắt như táo bón, tiêu chảy....

- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn CGMP và ASI Hoa Kỳ.

Ferrouse Gluconate Mason bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể, tăng sinh hồng cầu, bổ máu, góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu thiếu sắt, mệt mỏi, chóng mặt, đau bụng kinh… hiệu quả.

Sử dụng sản phẩm giảm đau

Trong Tây y, để điều trị đau bụng kinh, mục tiêu thường tập trung vào việc giảm việc sản xuất prostaglandin trong niêm mạc tử cung. Có hai loại thuốc phổ biến có thể đạt được mục tiêu này bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc tránh thai nội tiết tố. Hãy đến hỏi bác sĩ và chuyên gia để có lời khuyên chính xác nhất, tránh tác dụng phụ khi sử dụng và đặc biệt không nên lạm dụng các sản phẩm giảm đau này.

Massage vùng bụng dưới bằng dầu hoặc dán cao để giảm đau bụng kinh

Dán cao hoặc sử dụng dầu thoa vào vùng bụng dưới cũng là một cách giảm đau bụng kinh tại nhà hữu hiệu. Cách này sẽ giúp máu lưu thông tốt, ấm bụng nên cơn đau sẽ mau dịu lại.

Massage vùng bụng dưới bằng dầu hoặc dán cao để giảm đau bụng kinh

Ngoài ra, trong thời kỳ kinh nguyệt, trẻ cũng nên:

- Sắp xếp thời gian hợp lý để ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lý. Giấc ngủ rất quan trọng đối với những ngày “đèn đỏ”. 

- Vệ sinh vùng kín và thay băng thường xuyên ít nhất 3 lần/ngày để cho vùng kín sạch sẽ và không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại. Thời kỳ kinh nguyệt cổ tử cung mở lên dễ bị vi khuẩn xâm nhập hơn.

- Uống đủ nước, tránh uống nước lạnh, nước có gas, đồ uống có cồn trong thời kì kinh nguyệt

- Ăn đầy đủ chất, ưu tiên chất xơ, chất đạm… tránh ăn đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, dầu mỡ…

>>> Xem thêm: Ferrouse Gluconate - Sắt hữu cơ cho bà bầu được tin dùng nhiều nhất năm 2022