Nội dung

I. Người thiếu sắt nên ăn gì?

II. Top 10 thực phẩm giàu sắt được chuyên gia khuyên dùng

III. Ferrous Gluconate – Sắt hữu cơ tốt nhất nên chọn dùng

 

I. NGƯỜI THIẾU SẮT NÊN ĂN GÌ?

Trong số những cách thức khắc phục tình trạng thiếu sắt tốt và được nhiều người chọn dùng nhất là thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Người bị thiếu sắt cần cải thiện chất lượng bữa ăn đảm bảo cung cấp đủ chất sắt theo nhu cầu khuyến nghị (theo tuổi, giới).

Cụ thể:

- Tăng cường sử dụng nhóm thực phẩm cung cấp Protein có chứa nhiều sắt, acid folic và các vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B:

+ Nhóm Protein động vật:

Nhóm thịt: Nên lựa chọn các loại thịt có màu đỏ và nên sử dụng 45 – 60 g protein/ ngày tương đương 200-300g thịt/ ngày.

Thủy hải sản: ăn các loại cá giàu sắt, nhóm nhuyễn thể có vỏ và đảm bảo ăn 2 – 3 bữa thủy hải sản/ tuần.

Trứng: Trong trứng có đầy đủ các chất dinh dưỡng protein, Lipid, Glucid. Đặc biệt trong lòng đỏ của trứng còn có chứa một lượng đáng kể sắt, canxi, kẽm, vitamin A… Một tuần một người lớn nên ăn 2 – 3 quả trứng.

Người thiếu sắt nên ăn gì?

+ Nhóm Protein thực vật:

Nhóm rau lá màu xanh đậm và một ngày nên sử dụng từ 300 – 400g (tương đương với 1 bát con rau/ bữa).

Nhóm đậu, đỗ và các loại hạt

+ Các loại quả chín, quả mọng giàu vitamin C

Các loại quả này không chỉ giàu sắt mà còn chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể và giúp tăng cường hấp thu sắt. Nên sử dụng từ 100-200g quả chín/ngày

- Hạn chế sử dụng trà, cà phê vì có chứa tannin làm ức chế khả năng hấp thu sắt.

II. TOP 10 THỰC PHẨM GIÀU SẮT ĐƯỢC CHUYÊN GIA KHUYÊN DÙNG

Hầu hết các loại thực phẩm ăn hàng ngày đều chứa sắt, nhưng không phải loại nào cũng giàu khoáng chất này. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, người thiếu sắt nên ưu tiên ăn những loại thực phẩm giàu sắt đã được khoa học chứng minh sau:

1. Thịt bò

Thịt bò thuộc top đầu danh sách các loại thịt đỏ giàu sắt. Do đó, đây chính là nguồn cung cấp sắt phong phú nhất, giúp cải thiện lượng Hemoglobin cho cơ thể.

Sử dụng thịt bò, phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chứa mỡ. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt tương đương 21% lượng sắt cần thiết.

Top 10 thực phẩm giàu sắt được chuyên gia khuyên dùng

2. Gan

Gan là một trong những cơ quan nội tạng động vật thường bị người dùng bỏ qua vì nghĩ nó chứa nhiều độc tố. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khám phá được rằng, gan của các loài động vật như gà, lợn, bò đều chứa hàm lượng sắt cao. Trong 100g gan lợn cung cấp 12mg sắt, 100g gan gà cung cấp 10mg sắt và 100g gan bò cung cấp 6,5mg sắt.

Để sử dụng mà hạn chế được độc tố tồn tại trong gan, người dùng cần rửa thật sạch, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn rồi ăn là được.

Top 10 thực phẩm giàu sắt được chuyên gia khuyên dùng

3. Trứng

Trứng có tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất. Do đó, trứng là loại thực phẩm giúp hạn chế nguy cơ thiếu dinh dưỡng, bổ sung sắt, tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể. Một lòng đỏ trứng cung cấp 0,4mg sắt.

Top 10 thực phẩm giàu sắt được chuyên gia khuyên dùng

4. Hải sản

Cua, tôm, trai, hàu, sò, ngao, cá thu, cá hồi… được xếp vào danh sách các loại thực phẩm có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng chứa khá nhiều sắt. Trong 100g cua đồng có tới 4,7mg sắt; 100g cua biển có tới 3,8mg sắt; 100g tôm khô có tới 4,6mg sắt…

Ngoài ra, các loại hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu.

Top 10 thực phẩm giàu sắt được chuyên gia khuyên dùng

5. Bí ngô

Bí ngô không chỉ giàu hàm lượng sắt mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, axit amin thiết yếu, canxi, kẽm, phốt pho… Đặc biệt, hạt bí ngô cũng chứa rất nhiều sắt. Trong 100g hạt bí ngô có chứa 15mg sắt. Bí ngô nên dùng thường xuyên cho người gầy yếu, xanh xao, mới ốm dậy…

Top 10 thực phẩm giàu sắt được chuyên gia khuyên dùng

6. Khoai tây

Khoai tây là một loại thực phẩm có tác dụng bổ sung chất sắt rất hữu hiệu cho cơ thể. Trong 100g khoai tây chứa tới 3,2mg sắt. Nên dùng khoai tây thường xuyên trong thực đơn với các món như: hấp, hầm, luộc… Hạn chế dùng khoai tây rán vì khoai tây rán là “thủ phạm” có hại cho sức khỏe do nó chứa nhiều chất béo bão hòa từ dầu.

Top 10 thực phẩm giàu sắt được chuyên gia khuyên dùng

7. Bông cải xanh

Bông cải xanh bên cạnh việc bổ sung chất xơ, vitamin A, vitamin C còn chứa rất nhiều sắt, giúp cải thiện chất lượng máu trong cơ thể. Trong 100g bông cải xanh chứa tới 2,7mg sắt. Ngoài bông cải xanh thì các loại rau có lá màu xanh đậm như cần tây, rau ngót, rau bí, rau cải xanh, cải xoong… đều là những thực phẩm giàu sắt cũng như vitamin cần thiết cho khả năng hấp thụ sắt.

Top 10 thực phẩm giàu sắt được chuyên gia khuyên dùng

8. Các loại đỗ

Các loại đỗ như đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh mang trong mình hàm lượng sắt dồi dào. Chúng cũng rất giàu molypden – một khoáng chất cần thiết cho việc hấp thụ sắt và phát huy chức năng enzym. Tuy nhiên, chúng cũng chứa chất axit phytic có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Để giảm tỷ lệ chất axit phytic nên ngâm đỗ vào trong nước ấm qua đêm trước khi chế biến.

Top 10 thực phẩm giàu sắt được chuyên gia khuyên dùng

9. Nho

Nho rất giàu sắt, phốt pho, canxi, các vitamin và axit amin. Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Nho giúp gan “quét đi” lượng độc tố có hại trong cơ thể, đồng thời có ích cho quá trình tái tạo máu.

Top 10 thực phẩm giàu sắt được chuyên gia khuyên dùng

10. Mía

Mía chứa những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm… trong đó hàm lượng sắt là cao nhất. Mía cũng chứa nhiều vitamin, protein, axit hữu cơ… những chất có lợi cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, mía không chỉ tốt cho máu mà còn kích thích ngon miệng, cung cấp cho cơ thể dinh dưỡng và nhiệt lượng cần thiết.

Top 10 thực phẩm giàu sắt được chuyên gia khuyên dùng

Trong trường hợp cơ thể thiếu nhiều sắt, cần bổ sung hàm lượng lớn thì thực phẩm không đủ đáp ứng nhu cầu. Hoặc trong trường hợp là người ăn chay, cơ thể không thể cùng lúc đưa vào một lượng lớn thức ăn từ rau củ quả nên thông qua thực phẩm cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu.

Đối với những trường hợp này, người dùng nên tìm đến các viên uống bổ sung sắt để đạt được hiệu quả tốt hơn. Nếu lo sợ việc uống sắt gây nóng, táo bón hãy ưu tiên chọn sắt hữu cơ thay vì sắt vô cơ.

Sắt hữu cơ là sắt dễ hấp thu mà không gây lắng đọng sắt trong người. Trong trường dùng dư thừa, sắt hữu cơ cũng sẽ dễ đào thải ra ngoài và ít bị lắng cặn nên không gây nóng trong, táo bón hay sỏi thận – đảm bảo an toàn và hiệu quả cao cho người sử dụng.

Không chỉ tốt mà sắt hữu cơ còn được đánh giá là dễ uống hơn vì không có mùi vị tanh nồng như sắt vô cơ. Cùng với đó, kết quả nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học còn thấy rằng uống sắt hữu cơ chế được tối đa các tác dụng phụ như buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt như khi dùng sắt vô cơ.

III. FERROUSE GLUCONATE – SẮT HỮU CƠ TỐT NHẤT NÊN CHỌN DÙNG

Trong số những sản phẩm bổ sung sắt hữu cơ hiện có trên thị trường, Ferrouse Gluconate đến từ thương hiệu Mason Natural – Mỹ là viên uống được đánh giá tốt nhất hiện.

Ferrouse Gluconate – Sắt hữu cơ tốt nhất nên chọn dùng

Bởi ngoài sở hữu ưu điểm là sản phẩm bổ sung sắt gốc gluconate - là sắt hữu cơ, hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng sắt như nóng trong, táo bón, nổi mụn..... Hàm lượng sắt trên mỗi viên lên đến 27ml phù hợp đáp ứng nhu cầu thiếu sắt nhiều của cơ thể. Và viên sắt không có mùi tanh nồng khó chịu nên vô cùng dễ uống.

Thì Ferrous Gluconate là sản phẩm chất lượng cao của thương hiệu thực phẩm chức năng Mason Natural đã có 50 năm tồn tại, chăm sóc sức khỏe người Mỹ. Tất cả sản phẩm của Mason Natural đạt tiêu chuẩn CGMP và ASI Hoa Kỳ.

Không chỉ nổi tiếng và được tin dùng tại Mỹ, viên uống sắt hữu cơ Ferrous Gluconate nói riêng và các sản phẩm từ Mason Natural còn được ưa chuộng tại hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

>>> Xem chi tiết thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY