Nội dung

I. Cơ thể sẽ xảy ra những vấn đề gì khi thiếu sắt? 

II. Những đối tượng nào nên uống sắt hữu cơ 

III. Các tác dụng phụ không mong muốn khi bổ sung sắt vào cơ thể 

IV. Uống sắt hữu cơ loại nào tốt? Bí quyết uống giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả nhất 

I. CƠ THỂ SẼ XẢY RA NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ KHI THIẾU SẮT?

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp hemoglobin và myoglobin. Bên cạnh đó, sắt còn đóng vai trò nhân tố tạo thành nhân tế bào và các enzim xúc tác quan trọng, thúc đẩy hệ miễn dịch. Khi thiếu sắt, cơ thể của chúng ta xuất hiện nhiều vấn đề, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Dưới đây là một các triệu chứng và hậu quả do thiếu sắt gây ra.

1. Da xanh xao, tái nhợt

Đây là một trong những những biểu hiện bên ngoài rõ ràng nhất để nhận ra ai đang có khả năng bị thiếu máu. Đặc biệt là vùng xung quanh bọng mắt, đây là khu vực có mạch, vì vậy nếu nó nhạt, đó là một dấu hiệu báo rằng bạn không nhận được đủ các tế bào máu đỏ cho các khu vực khác trên cơ thể. Các hemoglobin trong máu có tác dụng giúp bạn có làn da hồng hào, khỏe mạnh.

Nếu cơ thể không đủ sắt, làn da sẽ trở nên tái, nhợt nhạt, xanh xao hơn. Đối với những người có làn da tối màu, bạn có thể nhận biết dấu hiệu này ở bên trong môi, lưỡi và lợi răng.

2. Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, không tập trung

Ngay cả khi mức độ sắt thấp, nhưng cơ thể vẫn ưu tiên cung cấp oxy cho não trước khi chuyển đến các mô khác. Tuy nhiên, ngay cả như vậy thì não bộ của bạn vẫn nhận được ít oxy hơn mức lý tưởng cần có. Hậu quả là các động mạch của não của bạn có thể bị sưng lên và gây ra những cơn đau đầu.

Ngoài ra, ở những người thiếu chất sắt, hệ truyền dẫn thần kinh có thể thay đổi, dẫn đến chức năng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm kém hơn so với bình thường nên sẽ làm cho bạn cảm thấy căng thẳng và khó tập trung.

Đau đầu và căng thẳng liên tục dẫn đến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, chán ăn dẫn đến sụt cân và suy giảm sức khỏe.

Cơ thể đau đầu do thiếu sắt

3. Khó thở, hay bị tức ngực

Khi chỉ vận động nhẹ hoặc làm những công việc bình thường mà bạn cảm thấy khó thở thì đấy có thể là bạn đang bị thiếu máu. Nguyên nhân là do không có đủ hemoglobin sắt để cung cấp oxy cho cơ thể.

Bên cạnh đó, thiếu sắt có thể khiến trái tim phải làm việc quá sức để cung cấp oxy cho cơ thể. Hệ quả là dẫn đến tim bị loạn nhịp, đập mạnh, giãn hoặc thậm chí là suy tim.

4. Chân, tay bị tê, run rẩy

Nếu bạn có một cảm giác tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân hoặc cảm thấy lạnh nhiều chứng tỏ máu không đủ để đi nuôi các bộ phận trong cơ thể. Nhiều người có cảm giác chân tay bồn chồn khó chịu, cũng có thể là bạn đang thiếu máu.

5. Rụng tóc, móng tay và chân giòn dễ gãy

Không chỉ khi thiếu canxi, vitamin cơ thể mới xuất hiện vấn đề này. Khi trong máu thiếu sắt, phần chân tóc cũng sẽ bị ảnh hưởng, chúng sẽ yếu và dễ bị tổn thương hơn, hậu quả là làm cho tóc dễ bị rụng. Do đó, khi chải đầu, gội đầu, nếu bạn nhận thấy số tóc rụng nhiều hơn bình thường hoặc mái tóc đang mỏng đi, đó có thể là cơ thể đang bị thiếu máu.

Những biểu hiện về móng tay, móng chân như bị mỏng, giòn và yếu chỉ xảy ra khi bạn bị thiếu sắt ở giai đoạn nặng, khi chúng không còn được cung cấp đủ máu cũng như các chất dinh dưỡng để duy trì sự khỏe mạnh.

Rụng tóc do cơ thể thiếu sắt

6. Nước tiểu và phân sẫm màu

Những người bị thiếu hụt sắt thường có sự gia tăng hấp thu qua đường ruột các sắc tố nhất định. Vì thế chỉ cần ăn củ cải đỏ, cà chua, nước tiểu của họ cũng có thể có màu hồng và phân sẫm màu.

7. Hay cáu gắt, thay đổi tâm trạng

Khi thiếu máu, khả năng vận chuyển oxy lên não cũng gặp nhiều vấn đề. Lúc này,  cộng thêm việc cơ thể thường xuyên đau đầu rất dễ khiến người thiếu máu cáu gắt, khó chịu, tâm trạng thất thường. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến bệnh trầm cảm.

8. Dễ nhiễm trùng

Khi thiếu sắt, cơ thể suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch. Do đó, khi nhận thấy vết thương khó lành hoặc dễ bị nhiễm trùng thì có thể bạn đã bị thiếu máu.

9. Hội chứng chân không nghỉ

Vấn đề thiếu sắt là một nguyên nhân gây hội chứng chân không nghỉ, biểu hiện rõ nhất khi ngủ. Điều này thực sự là một tình trạng nghiêm trọng, gây ra các biểu hiện là các cơn đau nhức, co kéo, tê chân…

Hội chứng chân không nghỉ do thiếu sắt

10. Kinh nguyệt ra nhiều

Nguyên nhân số một của thiếu sắt là kinh nguyệt quá nhiều khiến cho cơ thể không sản xuất kịp để bù lại lượng máu bị mất sau mỗi kỳ đèn đỏ. Lượng kinh nguyệt bình thường chỉ khoảng 2-3 thìa cà phê mỗi tháng. Nếu bạn nhận thấy cơ thể ra quá nhiều máu kinh và kéo dài thì hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ phụ khoa.

II. NHỮNG ĐỐI TƯỢNG NÀO NÊN UỐNG SẮT HỮU CƠ?

Như đã nói ở phần trên, khi thiếu hụt sắt, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, nếu để bệnh tình kéo dài sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn. Thiếu sắt không tập trung vào đối tượng nào mà ai cũng có khả năng mắc phải. Do đó, việc uống sắt là thực sự cần thiết, đặc biệt là các đối tượng dưới đây:

- Những người bị thiếu máu

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ nếu không mang thai hoặc cho con bú cần uống 15 đến 18 miligam sắt mỗi ngày. Tuy nhiên phụ nữ đang mang thai cần nhiều hàm lượng chất sắt hơn. Theo các chuyên gia, mức sắt được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai là 27 miligam mỗi ngày.

- Nữ giới sau kỳ kinh nguyệt: Sau khi hành kinh, cơ thể phụ nữ mất nhiều máu và chất sắt, do đó nên bổ sung các sản phẩm, thực phẩm chứa sắt để máu kịp thời tái tạo.

- Vận động viên: Theo ý kiến của các chuyên gia, các vận động viên nữ là một trong những đối tượng có nguy cơ bị thiếu sắt. Họ đưa ra giả thuyết rằng, các vận động viên có thể cần nhiều tế bào hồng cầu hơn để vận chuyển oxy, từ đó họ có thể tiếp tục tập thể dục, thể thao.

- Bệnh nhân chạy thận nghiêm trọng: Thận có trách nhiệm làm cho erythropoietin, một hormone kích thích sản xuất hồng cầu. Nếu thận không hoạt động tốt thường xảy ra tình trạng thiếu máu. Ngoài ra, bạn có thể mất một lượng máu nhỏ trong quá trình lọc máu. Chế độ ăn uống có kiểm soát khi lọc máu cũng thường hạn chế lượng sắt cần nạp vào. Ngoài ra, một số loại thuốc mà những người đang chạy thận sử dụng có thể gây thiếu sắt hoặc ngăn chặn khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

- Trẻ em: Không chỉ có người lớn, trẻ em cũng là đối tượng có nguy cơ thiếu sắt cao. Uống sắt vừa giúp trẻ bổ sung chất sắt do thiếu máu vừa hỗ trợ việc hấp thu canxi cho hệ xương phát triển hoàn thiện.

Phụ nữ mang thai cần uống sắt hữu cơ

III. CÁC TÁC DỤNG PHỤ KHÔNG MONG MUỐN KHI BỔ SUNG SẮT VÀO CƠ THỂ

1. Điểm danh những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử uống sắt

Sắt sẽ rất tốt nếu được bổ sung đúng liều lượng và số lượng. Tuy nhiên,cơ thể thường chỉ hấp thu được 10-15% lượng sắt mà bạn đã cung cấp. Một số người khi uống sắt có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn như:

- Táo bón

- Phân màu xanh, đen hoặc có màu như hắc ín

- Tiêu chảy

- Rối loạn tiêu hóa

- Chán ăn

- Buồn nôn hoặc bị nôn liên tục, kéo dài

- Co thắt, đau dạ dày, trào ngược dịch mật, ợ hơi, ợ chua

- Có các hiện tượng dị ứng như: phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay, khó thở, tức ngực, sưng phù miệng, mặt, môi, lưỡi

- Đi đại tiện có vết máu trong phân

- Đau đầu, sốt

- Nóng trong khiến cơ thể trì trệ, mệt mỏi.

Phụ nữ mang thai bị buồn nôn

Nếu uống sắt quá nhiều, cơ thể bị thừa sắt lại khiến các tế bào trong mạch máu bị phá hủy. Dùng loại sắt không phù hợp còn là nguyên nhân của các bệnh tim mạch, gan, thận hay gút,… 

Sắt được chuyển hóa và hấp thụ tại ruột, uống dư thừa sắt cũng tạo ra các lắng cặn tại dạ dày, thận khiến niêm mạc dạ dày hay thận bị tổn thương. Những người bị rối loạn gen haemochromatosis còn tích lũy một lượng sắt lớn trong máu khiến họ vô cùng mệt mỏi. Nguy hiểm hơn nếu sắt tồn dư trong thời gian dài mà không được điều trị sớm còn gây ra tổn thương cho tim, gan và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

2. Bật mí các phương pháp làm giảm tác dụng phụ của sắt

- Lựa chọn dạng sắt bổ sung phù hợp

Hiện nay trên thị trường gồm có 2 dạng sắt chính đó là sắt hữu cơ và sắt vô cơ. Hai loại sắt này thường được sản xuất thành dạng viên nén và dạng nước để phù hợp hơn với từng đối tượng sử dụng.

Theo các chuyên gia, sắt vô cơ mặc dù lượng sắt nhiều, nhanh hấp thu nhưng lại khó đào thải, gây ra tình trạng lắng đọng sắt trong cơ thể. Bên cạnh đó, sắt vô cơ cũng thường gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu và nóng trong cho người sử dụng, nhất là phụ nữ mang thai.

Còn đối với sắt hữu cơ, dạng sắt này mặt dù ít lượng sắt và khó hấp thụ hơn nhưng lại an toàn hơn cho người sử dụng. Uống sắt hữu cơ ít gây táo bón, dễ uống, khả năng hấp thụ cao hơn và không gây lắng đọng trong cơ thể.

- Nên chọn loại sắt dễ hấp thụ

Khi so sánh giữa sắt vô cơ và sắt hữu cơ, các chuyên gia khoa học khuyên mọi người nên sử dụng sắt hữu cơ hơn. Bởi vì sắt hữu cơ giúp cơ thể hấp thụ sắt dễ dàng mà không gây lắng đọng. Khi không có sắt dư thừa tồn dư trong cơ thể, các tác dụng phụ của sắt cũng được hạn chế xuống mức tối thiểu.

- Uống sắt nhiều với nước

Uống sắt với nhiều nước không chỉ nhuận tràng, giảm táo bón mà còn cung cấp cho cơ thể lượng nước cần thiết, tránh mất nước. Thiếu nước có thể khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, chóng mặt. Thiếu nước nghiêm trọng còn khiến chúng ta bị ngất xỉu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

- Tăng cường sử dụng những sản phẩm giàu chất xơ

Trong quá trình sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt, bạn nên kết hợp với những thực phẩm giàu chất xơ để bổ sung sắt nhiều hơn, giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón.

- Uống sắt hữu cơ đúng liều lượng

Như đã nói ở trên, thiếu sắt có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên thừa sắt cũng có thể khiến chúng ta gặp các biến chứng tiêu cực khiến cơ thể mắc nhiều bệnh khác nhau. Do đó, bạn không được quá lạm dụng sắt mà cần uống theo hướng dẫn sử dụng để hạn chế tối đa những tác dụng phụ mà sắt mang lại.

Nên uống sắt hữu cơ đúng liều lượng

IV. UỐNG SẮT HỮU CƠ LOẠI NÀO TỐT? BÍ QUYẾT UỐNG GIÚP CƠ THỂ HẤP THỤ HIỆU QUẢ NHẤT

Các sản phẩm sắt hữu cơ trên thị trường hiện nay đa dạng về mẫu mã, phong phú về công dụng. Tuy nhiên, chính vì sự đa dạng đó mà người tiêu dùng khó lòng chọn lựa một sản phẩm phù hợp, tốt cho sức khỏe mà không lo gặp phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Một trong những sản phẩm được chuyên gia đánh giá cao hiện nay là viên uống sắt Ferrous Gluconate của thương hiệu Mason Natural.

 Sản phẩm này với công thức chứa 27mg sắt/ viên nén, đây là một con số hoàn toàn phù hợp đối với nhiều đối tượng, nhất là mẹ bầu. Theo chuyên gia, lượng sắt cần thiết cho bà bầu và thai nhi phát triển toàn diện đó là 27mg. Đặc biệt, đây là sản phẩm sắt hữu cơ nên mẹ bầu có thể an tâm không lo sợ các tác dụng phụ như các sản phẩm khác.

Uống sắt hữu cơ Ferrous Gluconate giúp bà bầu được bổ sung lượng sắt đầy đủ giúp cơ thể đảm bảo sức khỏe, đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài ra nó cũng hạn chế được các triệu chứng đặc trưng cho thời kỳ mang thai như buồn nôn, chán ăn.

Bên cạnh đó, sắt này có mùi vị dễ uống, tiện lợi khi mang theo. Đây là sản phẩm sắt hữu cơ với hàm lượng cao, sản phẩm giúp tạo máu, giảm các triệu chứng thiếu máu như chóng mặt, tụt huyết áp, tăng cường miễn dịch và kích thích sự ngon miệng trong mỗi bữa ăn.

Sản phẩm Mason Natural Ferrous Gluconate có khả năng cung cấp đầy đủ lượng sắt hàng ngày cho tất cả các thành viên trong gia đình. Đặc biệt khi sử dụng Mason Natural Ferrous Gluconate người dùng sẽ không cảm nhận được mùi tanh nồng khó chịu cũng như không gặp phải các tác dụng phụ như táo bón tiêu chảy. Cơ thể hấp thụ được sắt nhanh chóng và dễ dàng hơn.

>>> Xem chi tiết sản phẩm: Tại đây

Bí quyết giúp hấp thụ sắt hiệu quả

- Không nên uống canxi cùng lúc với thuốc sắt do liều lượng canxi đạt 300mg sẽ ảnh hưởng xấu đến sự hấp thụ của cơ thể vì nó ức chế  sắt.

- Vitamin C có khả năng khử Fe3+ thành Fe2+ giúp sắt dễ hấp thụ, thế nên bạn hãy uống nước cam hoặc nước chứa vitamin C để giúp cơ thể hấp thu sắt một cách tốt nhất.

- Protein có trong động vật cũng có chứa thành phần có khả năng giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, vậy nên hãy bổ sung vào thực đơn thịt cá cho bữa ăn mỗi ngày. 

- Không được dùng các chất kích thích như trà, cà phê hay nước ngọt có gas do chúng làm cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể.

- Không nên dùng chung thuốc sắt với các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin, nhóm quinolon, thuốc chống acid, hormon tuyến giáp.

- Thời gian sử dụng viên uống sắt tốt nhất là lúc đói. Do đó bạn nên uống trước bữa ăn và không nên uống sau khi ăn. Thức ăn sẽ làm cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể. Vì vậy thời gian phù hợp nhất để uống sắt là trước hoặc sau khi ăn từ 1 - 2 giờ. Hãy uống thật nhiều nước, ít nhất là nửa cốc khi uống sắt và không nên nhai viên thuốc lúc uống (thuốc dạng viên).

Không nên uống sắt hữu cơ và anxi cùng lúc

Lời kết: Trên đây là những thông tin về những ai nên uống sắt hữu cơ và bí quyết giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn. Hy vọng qua những kiến thức trên, bạn đã có thêm nhiều kinh nghiệm để lựa chọn những sản phẩm phù hợp chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và những người thân yêu nhé.