Nội dung

Các bệnh ung thư nói chung có tính di truyền hay không?

Ung thư đại tràng có di truyền không?

Có thể phát hiện sớm những yếu tố di truyền có nguy cơ hình thành bệnh ung thư đại tràng hay không?

Những người nên được xét nghiệm ung thư đại tràng di truyền là ai?

Quá trình phát triển và tiên lượng sống của người mắc bệnh ung thư đại tràng

Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư đại tràng hiện nay

 

Là một trong 4 bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất thế giới, chỉ sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan, ung thư đại tràng -hay còn gọi là ung thư ruột già- là một bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Các bệnh ung thư nói chung có tính di truyền hay không?

Ung thư nói chung là căn bệnh liên quan đến đột biến trong bộ gen, dẫn đến việc mất khả năng kiểm soát quá trình phát triển và phân chia các tế bào trong cơ thể người. Một số đột biến làm thay đổi các gen, thúc đẩy quá trình sản sinh protein tăng trưởng của tế bào. Trong khi đó, một số đột biến khác lại làm mất chức năng của protein, tổn thương tế bào, gây ức chế sinh u.

Các bệnh ung thư nói chung có tính di truyền hay không?

Do sự tác động của nhiều yếu tố lên bộ gen như đột biến mắc phải hoặc đột biến bẩm sinh mà mỗi người trong chúng ta đều có khả năng mắc bệnh ung thư trong cuộc đời.

- Đột biến mắc phải (đột biến soma) hình thành do tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây ung thư cao, dẫn đến quá trình phân chia tế bào bị rối loạn.

- Đột biến bẩm sinh (đột biến germline) là đột biến do chứa các yếu tố gây ung thư được di truyền từ (các) thế hệ trước trong gia đình.

Như vậy, nói một cách đơn giản thì ung thư là bệnh do bị tổn thương gen. Những gen bị tổn thương này có thể di truyền nhưng sẽ không di truyền cho tất cả thế hệ sau mà chỉ khoảng 50% số con của những người mang gen này mới thừa hưởng các gen đó. Và cũng không phải tất cả những người mang gen đột biến do di truyền đều bị ung thư, mà sẽ chỉ có một tỉ lệ nhỏ khoảng 20% trong số họ có nguy cơ mắc bệnh, 80% còn lại phụ thuộc rất nhiều vào lối sống sinh hoạt và các yếu tố bên ngoài tác động vào cơ thể.

Ung thư đại tràng có di truyền không?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giữa ung thư đại tràng, gen và đột biến có những mối liên hệ mật thiết với nhau. Tế bào ung thư đại tràng của một người gần như luôn được lưu lại trong cơ thể thế hệ sau của người đó dưới dạng tế bào mầm. Theo thời gian và do tác động từ những ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt cũng như môi trường sống hằng ngày, các tế bào mầm này có thể phát triển thành đột biến gen, và kết quả là thế hệ sau mắc bệnh di truyền từ thế hệ trước.

Vì vậy, nếu một người có quan hệ gần gũi (bố, mẹ, anh, chị, em) với bệnh nhân ung thư đại tràng thì người đó có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn những người khác.

Như vậy, cũng giống như những bệnh ung thư khác, bản thân căn bệnh ung thư đại tràng không phải là một căn bệnh di truyền, tuy nhiên các gen đột biến gây ung thư lại có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Số liệu thống kê trên thế giới chỉ ra rằng bệnh ung thư đại tràng là một trong số các bệnh ung thư có tính di truyền cao, khoảng 5 - 10% người mắc căn bệnh này là do thừa hưởng gen đột biến gây ung thư từ các thế hệ trước trong gia đình, với 2 hội chứng thường gặp là Lynch và đa polyp.

- Hội chứng đa polyp tuyến gia đình (FAP): là một tình trạng hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% số người được chuẩn đoán mắc căn bệnh này mỗi năm. Người thừa hưởng hội chứng này có xu hướng bị mắc bệnh ung thư đại tràng sớm, thường trước 40 tuổi và còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác.

- Hội chứng Lynch (không polyp): 3 – 5% người mắc bệnh ung thư đại tràng có liên quan đến yếu tố này và cũng có xu hướng mắc bệnh khi còn rất trẻ từ 20 -25 tuổi; thường do sự đột biến gen MLH1 và MSH2 gây nên, khiến cho nguy cơ mắc bệnh suốt đời ở những người mang hội chứng này có thể lên tới 80%.

- Ngoài ra, người mắc bệnh ung thư đại tràng cũng có thể thừa hưởng gen đột biến với 2 hội chứng khác là: hội chứng Turcot (một bệnh di truyền hiếm gặp, người mắc hội chứng này có nhiều khối polyp ở đại tràng và có thể làm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại tràng) và hội chứng Peutz Jeghers (do sự đột biến gen STK11 gây nên, làm tăng nguy cơ mắc bệnh).

Ung thư đại tràng có di truyền không?

Có thể phát hiện sớm những yếu tố di truyền có nguy cơ hình thành bệnh ung thư đại tràng hay không?

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ngành y tế nói chung và những phương pháp hỗ trợ ngăn ngừa, điều trị xung quanh các căn bệnh ung thư nói riêng đã và đang có nhiều tiến bộ rất đáng ghi nhận. Sự ra đời của nhiều xét nghiệm gen có thể giúp tầm soát ung thư sớm và phát hiện nhanh chóng xem các gen đột biến gây ung thư có phải được thừa hưởng từ thế hệ trước trong gia đình hay không, hoặc có khả năng truyền lại cho thế hệ sau hay không, thậm chí ngay trước cả khi căn bệnh này có những dấu hiệu biểu hiện rõ ràng. Và ung thư đại tràng cũng không phải là trường hợp ngoại lệ.

Thực tế cho thấy hiện này rất nhiều người đến xét nghiệm tầm soát ung thư đại tràng trong tình trạng bệnh đã tiến triển qua giai đoạn đầu, lúc này bệnh đã trở nên khó điều trị hơn. Do đó, việc phát hiện và chẩn đoán sớm căn bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến các phương pháp điều trị bệnh và tiên lượng bệnh.

Theo các chuyên gia của Mỹ, tất cả chúng ta đều nên thực hiện xét nghiệm ung thư di truyền, nhất là khi trong gia đình có một (hoặc một vài) người mắc bệnh ung thư đại tràng. Việc xét nghiệm sớm giúp mỗi người trong chúng ta chủ động bảo vệ mình, đồng thời chăm sóc sức khỏe của cả những thành viên gia đình trong tương lai.

Những người nên được xét nghiệm ung thư đại tràng di truyền là ai?

Mỗi người trong chúng ta đều nên khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm ung thư đại tràng di truyền nhằm kiểm soát và nắm rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, đồng thời có thể tránh được tình trạng một thế hệ nào đó trong gia đình đã từng mắc bệnh nhưng những thành viên trong gia đình lại không nhớ hoặc không biết.

Đặc biệt những người có tiền sử sức khỏe bản thân và gia đình có những đặc điểm sau thì nên ưu tiên và chủ động trong việc tiến hành xét nghiệm ung thư đại tràng:

- Là bệnh nhân ung thư đại tràng

- Bị ung thư nội mạc tử cung được chẩn đoán trước tuổi 64

- Có từ 2 thành viên trong gia đình trở lên mắc bệnh ung thư có liên quan đến hội chứng Lynch và 1 trong số họ được chấn đoán bệnh trước 50 tuổi.

- Có thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư tiền phát liên quan đến hội chứng Lynch

- Có thành viên trong gia đình được chẩn đoán mang gen đột biến gây bệnh

- Nhiều người trong một họ (họ nội hoặc họ ngoại) cùng mắc một loại ung thư

- Một thành viên trong gia đình mắc nhiều loại ung thư tiền phát

- Có thành viên trong gia đình có dấu hiệu của hội chứng Lynch, Familial Adenomatous Polyposis (FAP), MUTYH-Asociated Polyposis, Juvenile Polyposis, Peutz-Jeghers, Colonic Adenomatous Polyposis of Unknown Etiology hoặc Serrated Polyposis

- Những người mắc bệnh viêm ruột (viêm loét kết tràng)

Quá trình phát triển và tiên lượng sống của người mắc bệnh ung thư đại tràng

Việc người mắc bệnh ung thư đại tràng có thể sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thời gian kể từ khi bệnh được phát hiện, kích thước của khối u, thể trạng người mắc bệnh, nguyên nhân mắc bệnh và đang ở trong giai đoạn tiến triển nào của bệnh, các bệnh lý nền (nếu có), bên cạnh đó cũng phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan như: chế độ dinh dưỡng, tâm lý người bệnh…

Quá trình phát triền và tiên lượng sống của người mắc bệnh ung thư đại tràng

Căn bệnh này phát triển với 4 giai đoạn chính, bệnh được phát hiện càng sớm thì càng dễ điều trị, tiên lượng sống càng lâu, và ngược lại.

- Giai đoạn đầu: là giai đoạn sớm nhất, lúc này các tế bào ung thư chỉ có ở niêm mạc, phát triển trong phạm vi các lớp của đại tràng. Người mắc bệnh được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn này có khả năng chữa khỏi lên tới 90%.

- Giai đoạn II: các tế bào ung thư bắt đầu lan ra và xâm nhập vào các khu vực khác của đại tràng nhưng chưa lây lan ra các bộ phận khác trong cơ thể. Người mắc bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này có khả năng chữa khỏi là 80 – 83%.

- Giai đoạn III: các tế bào ung thư bắt đầu lan ra các hạch bạch huyết gần nhất. Người mắc bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này có khả năng chữa khỏi là 60%.

- Giai đoạn cuối: các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phân khác trong cơ thể. Người mắc bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này thì khả năng chữa khỏi bệnh chỉ là 11%.

Ngày nay, với nhiều tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật trong ngành y tế, các chuyên gia đã tìm ra được nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị giúp tăng cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư đại tràng (cả nam và nữ).

Một số phương pháp điều trị bệnh ung thư đại tràng hiện nay

Tùy vào mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh mà các bác sỹ hay chuyên gia y tế sẽ có những lời khuyên về phương pháp điều trị cho bệnh nhân. Hiện nay, các phương pháp chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh ung thư đại tràng là: phẫu thuật và có thể kết hợp cùng với xạ trị, hóa trị, điều trị bằng liệu pháp miễn dịch…

Nhìn chung, khả năng chữa khỏi ở người mắc bệnh ung thư đại tràng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, mặc dù y học ngày càng tiên tiến và nhiều phương pháp điều trị bệnh đang ngày càng được hoàn thiện với sự giúp đỡ của công nghệ hiện đại, tối ưu, thì cách tốt nhất và hiệu quả nhất để không phải rơi vào tình trạng này vẫn là phòng ngừa căn bệnh kịp thời, chú trọng tăng cường sức đề kháng đại tràng và hỗ trợ chức năng đại tràng.

Mason Natural Colon Herbal được sản xuất tại Mỹ, là sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe đại tràng và hệ tiêu hóa, hỗ trợ tái tạo niêm mạc đại tràng, đồng thời giúp loại bỏ các chất thải và độc tố ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.