Nội dung I. Xác định vị trí và nhiệm vụ của đại tràng đối với cơ thể II. Các biểu hiện giúp nhận biết bị “đau đại tràng” |
I. XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐẠI TRÀNG ĐỐI VỚI CƠ THỂ
Đại tràng là thuật ngữ y khoa được dùng để chỉ bộ phận ruột già trong cơ thể người. Đây là một phần của hệ thống tiêu hoá và nằm tại vị trí gần cuối nối liền với ống hậu môn. Đại tràng được cấu thành từ 3 phần chính là:
- Manh tràng
- Kết tràng
- Trực tràng
Đại tràng của người trưởng thành có chiều dài lên đến 1,48m với cấu trúc hình khung uốn lượn nằm trong ổ bụng. Đây cũng là bộ phận chiếm 1/5 tổng chiều dài của hệ thống ống tiêu hoá. Theo các nghiên cứu và công bố từ báo cáo y khoa của các tổ chức y tế thế giới, đại tràng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể người.
Ngoài chức năng chính là hấp thụ thức ăn đã được tiêu hoá và giữ phân được tạo ra từ bã thức ăn để bài tiết qua trực tràng thì đại tràng còn có các khả năng như:
- Tổng hợp các loại protein và vitamin K, vitamin B12, thiamin, riboflavin giúp tăng cường khả năng chuyển hóa chất trong cơ thể.
- Tiết dịch đại tràng để hỗ trợ phần thức ăn chưa được tiêu hoá hết tại ruột non. Cùng với đó, nhờ có môi trường kiềm của đại tràng sẽ giúp làm mềm phân giúp quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi hơn.
- Hấp thụ lượng nước, chất khoáng từ thức ăn và thức uống hàng ngày để đưa vào thận.
II. CÁC BIỂU HIỆN GIÚP NHẬN BIẾT BỊ “ĐAU ĐẠI TRÀNG”
Đại tràng là bộ phận bên trong nội tạng nên khó có thể chẩn đoán chính xác, nhưng dựa trên kết cấu, vị trí và vai trò sẽ có nhiều trường hợp cũng như khả năng đau khác nhau như sau:
- Đau râm ran vùng ổ bụng.
- Đau tại khu vực trực tràng tại vị trí gần hậu môn.
- Đau dữ dội tại ổ bụng và tiêu chảy.
- Rối loạn tiêu hóa.
- Co thắt từng đợt tại ổ bụng.
III. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU ĐẠI TRÀNG
Đại tràng là bộ phận có kết cấu và vận hành khá phức tạp chính vì thế tình trạng đau đại tràng có thể xuất phát nhiều nguyên khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau đại tràng thường gặp:
3.1. Táo bón lâu ngày
Táo bón được định nghĩa là số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần. Kèm theo đó là rất nhiều vấn đề khác như: khi đi đại tiện rất khó khăn, có cảm giác bị tắc nghẽn hoặc đi không hết, thậm chí phải sử dụng thêm hỗ trợ khi đi.
Trong khi đó, niêm mạc thành ruột khá mỏng và nhạy cảm nên khi phân khô sẽ dễ khiến cho khu vực này bị trầy xước do dùng lực mạnh để đẩy phân ra ngoài. Vì thế, hiện tượng đau vùng trực tràng và hậu môn sẽ xuất hiện trong các tình huống này.
3.2. Hội chứng ruột kích thích
Với chức năng hấp thụ thức ăn và loại bỏ các loại thức ăn không thể tiêu hoá được khiến cho đại tràng là nơi chứa nhiều vi khuẩn, chất nhầy cần được thải ra ngoài. Trong các trường hợp ngộ độc thực phẩm hoặc các loại khuẩn gây bệnh tiêu chảy cũng khiến cho đại tràng bị đau và tình trạng này sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu loại vi khuẩn không được tiêu diệt hoàn toàn.
3.3. Viêm đại tràng
Thông thường viêm đại tràng là nguyên nhân gây đau đại tràng phổ biến. Dấu hiệu của viêm đại tràng thường gặp chính là đi tiêu ra máu hoặc táo bón thời gian nhiều ngày, phân có lẫn máu và mùi hôi khó chịu bất thường.
Tình trạng viêm đại tràng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như: viêm loét, chảy máu bên trong đại tràng, viêm đại tràng do nhiễm trùng, nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, viêm đại tràng do thiếu máu, viêm đại tràng trong quá trình điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp xạ trị,… Nếu không điều trị sớm các triệu chứng viêm đại tràng sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng nội tạng, nhiễm trùng máu đe dọa đến tính mạng.
3.4. Xuất huyết đại tràng
Là do đại tràng bị sưng, viêm loét rộng dẫn đến giãn nở mạch máu và gây xuất huyết ở lớp niêm mạc dạ dày. Khi bị xuất huyết đại tràng, ngoài những biểu hiện đặc trưng như đại tiện kèm máu, phân lỏng, nát, có màu cà phê… thì nó còn khiến người bệnh bị đau khó chịu vùng thượng vị. Các cơn đau xuất hiện đột ngột, đau dữ dội và kéo dài, bệnh nhân bị vã mồ hôi, có thể sốt nhẹ.
3.5. Polyp đại tràng
Là bệnh lý mà các tế bào hình thành khối nhỏ ngay trên niêm mạc đại tràng. Thông thường, các khối polyp lành tính, không gây hại. Tuy nhiên, nếu để lâu, khối polyp này có thể phát triển thành ung thư đại tràng, gây hại cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Ngoài ra, nếu không được cắt bỏ sớm, các khối polyp sẽ phát triển lớn hơn và có nguy cơ làm tắc ruột, gây đau quặn vùng bụng và kèm theo nôi mửa.
3.6. Viêm đại tràng giả mạc
Là bệnh lý gây ra bởi việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài khiến cho vi khuẩn Clostridium difficle phát triển mạnh gây bệnh. Sở dĩ như vậy là vì vi khuẩn này có thể sản sinh ra độc tố ruột và độc tố gây độc cho các tế bào. Những độc tố này tác động vào niêm mạc đại tràng, tăng bài tiết và tạo nên giả mạc màu trắng.
Khi bị viêm đại tràng giả mạc, tiêu chảy và đau bụng, cơn đau xảy ra quặn thắt hoặc ấn đau thực thể là những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh. Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể xuất hiện rất sớm, chỉ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh từ 1 đến 2 ngày; nhưng cũng có thể rất lâu sau khi đã kết thúc sử dụng kháng sinh, tới hàng tháng (hoặc thậm chí lâu hơn) bệnh mới khởi phát.
3.7. Bệnh xoắn đại tràng
Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm do đại tràng bị xoắn lại, không theo cấu trúc và hình dáng bình thường. Nếu không được chữa trị sớm, bệnh có thể gây tắc nghẽn ruột, thiếu máu cục bộ, tụt huyết ap, nhiễm khuẩn huyết, khó thở, thậm chí có thể gây hoại tử hoặc thủng đại tràng.
Khi bị xoắn đại tràng, hội chứng bán tắc ruột và chướng bụng là biểu hiện lâm sàng chính. Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng râm ran, căng tức vùng bụng dưới, táo bón, đôi khi trung tiện được.
3.8. Bệnh Crohn
Bệnh Crohn hay gọi đơn giản là bệnh viêm ruột, nó có thể gây viêm nhiễm bất kỳ vị trí nào trong đường ruột, trong đó có đại tràng.
Triệu chứng của bệnh Crohn thường nặng hơn bệnh viêm đại trạng thông thường. Nhưng cũng tiến triển từ nhẹ đến nặng với các dầu hiệu không báo trước như tiêu chảy, sốt, mệt mỏi, đau bụng, chuột rút… Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng khác như viêm da, viêm khớp, viêm đường ống mật…
3.9. Thiếu máu cục bộ đại tràng
Đây là tình trạng động mạch đại tràng bị tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu tới cơ quan này gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ. Khi bị thiết máu cục bộ, bệnh thường gây ra các cơn đau quanh rốn, căng tức bụng và cảm thấy sôi bụng kèm tiêu chảy. Cơn đau có thể khởi phát đột ngột hoặc từ từ rồi tăng dần.
Nếu bị thiếu máu trong thời gian dài, đại tràng có thể bị hoại tử, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
3.10. Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng là bệnh lý hình thành chủ yếu do sự tăng sinh niêm mạc đại trực tràng. Các khối u này có thể nằm rải rác trong đại tràng hoặc do di căn từ các bộ phận khác. Khi khối u phát triển đến một kích thước nhất định sẽ gây chèn ép dây thần kinh tại ruột già và gây ra các cơn đau.
Thông thường các bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn đầu chỉ đau âm ỉ gây nhầm lẫn với các triệu chứng khác. Đến khi chuyển biến đến giai đoạn nặng, bệnh nghiêm trọng hơn sẽ khiến cho mức độ đau tăng dần và có thể ảnh hưởng nhiều biến chứng sức khỏe.
IV. CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẠI TRÀNG
4.1. Cách điều trị khi đau đại tràng xuất hiện
Ngay khi phát hiện bị đau đại tràng, điều cần làm đầu tiên để “tiễn” tình trạng này ra khỏi cuộc sống là đến các cơ sở y tế thực hiện thăm khám để chẩn đoán bệnh.
Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án thực hiện điều trị phù hợp nhất. Trong các trường hợp không may phát hiện đau đại tràng là biểu hiện của tình trạng nặng từ một trong số những căn bệnh về đại tràng, người bệnh cần nhất nhất tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Trong trường hợp đau đại tràng là biểu hiện nhẹ của bệnh lý được phát hiện, đa phần người bệnh không phải điều trị bằng các can thiệp y khoa phức tạp. Thay vào đó, là những đơn thuốc, hoặc phương thuốc dân gian là cách thức điều trị phù hợp.
Lựa chọn phương pháp điều trị, đa phần người bệnh về đại tràng ở thể nhẹ đều nghiêng về cách sử dụng các phương thuốc dân gian với những thành phần thảo dược tự nhiên lành tính lại an toàn. Và để tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng, nhiều người bệnh quyết định lựa chọn các dạng viên uống hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên.
Trong số đó, viên uống Colon Herbal Cleanser đến từ thương hiệu Mason Natural – Mỹ là sản phẩm được rất nhiều người bệnh tin tưởng chọn dùng.
Colon Herbal Cleanser sở hữu công thức độc quyền 2000mg gồm 12 thành phần gồm: Bentonite, bột vỏ hạt mã đề (Plantago ovate), chiết xuất lá lúa mì, chiết xuất lá linh lăng, bột cây vỏ thiêng, chiết xuất lá lô hội, bột cây hắc mai, bột cây rễ đại hoàng, bột cây hải cẩu vàng, bột hạt tiểu hồi hương, bột quả chanh, bột yến mạch.
Mang đến cho viên uống Colon Herbal Cleanser cơ chế hoạt động theo 5 bước giúp: Làm sạch, nhuận tràng ==> Cân bằng hệ vi sinh đường ruột ==> Kiểm soát co thắt đại tràng ==> Chống oxy hóa, chống viêm ==> Ngăn ngừa ung thư đại tràng.
Bước 1: Làm sạch - nhuận tràng
- Bentonite: có tác dụng làm sạch đại tràng.
- Bột vỏ hạt mã đề: có tác dụng hấp thụ các độc tố trong đường ruột bằng cách tạo thành một khối dạng keo, xốp bên trong ruột. Bằng cách phình to và hút các chất lỏng, nó phá tan và đưa các chất thải trong các khúc cuộn và khe của đường ruột ra ngoài. Làm dịu thành ruột, tạo 1 lớp màng trơn mỏng ở vách trong đường ruột, giúp chất thải di chuyển dễ dàng hơn.
- Bột cây hắc mai: hỗ trợ việc đi ngoài đều đặn do khả năng hỗ trợ hoạt động cơ.
Bước 2: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Bột cây hải cẩu vàng: giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy cơ thể sản xuất kháng thể IgM.
- Chiết xuất lá linh lăng: giúp tăng cường lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa đường ruột.
- Bột yến mạch: ổn định đường huyết, cải thiện chức năng đường ruột.
Bước 3: Kiểm soát co thắt đại tràng
- Bột cây vỏ thiêng: Giúp nhuận tràng bằng cơ chế kiểm soát các cơn co thắt trong đại tràng, giúp đẩy chất ra khỏi đường tiêu hóa.
Bước 4: Chống oxy hóa, chống viêm
- Chiết xuất lá lúa mì: giúp chống viêm, oxi hóa mạnh, giảm viêm đại tràng.
- Chiết xuất lá lô hội: giúp nhuận tràng, kháng khuẩn, kháng viêm.
- Bột quả chanh: chống oxy hóa, chống viêm.
Bước 5: Ngăn ngừa ung thư đại tràng
- Bột hạt tiểu hồi hương: chống chứng co thắt không đều đặn (gây tiêu hóa khó khăn). Chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm. Ức chế hoạt động của tế bào HTC116 - tế bào ung thư đại tràng.
Colon Herbal Cleanser đã được thử nghiệm tại Hoa Kỳ, với hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm hiện đại tuân thủ cGMP và đạt chứng nhận an toàn thực phẩm ASI. Đảm bảo mang lại hiệu quả điều trị cao nhất và đồng thời hỗ trợ phòng tái phát trở lại cho người bệnh đại tràng.
4.2. Cách phòng đau đại tràng xuất hiện và tái phát
Các bệnh về đại tràng có biểu hiện gây đau đa phần xuất hiện từ thói quen ăn uống và những sinh hoạt thiếu lành mạnh. Do đó, muốn chủ động phòng tránh bệnh cũng như giúp quá trình điều trị có hiệu tốt và không làm bệnh tái phát cần điều chỉnh lại nhịp sống, thói quen ăn uống và sinh hoạt như sau:
- Vận động thường xuyên
HIện nay phần lớn chúng ta không có thói quen tập thể dục thường xuyên do nhịp sống ngày càng bận rộn hơn. Đặc biệt là đối với các công việc có đặc thù ít vận động như nhân viên văn phòng khiến hệ tiêu hoá hoạt động không hiệu quả và dễ dẫn đến các bệnh đau đại tràng.
Cho dù chúng ta làm việc trong lĩnh vực, ngành nghề nào thì cũng nên tập luyện thể thao thường xuyên từ 2 - 3 buổi/ tuần với các bài tập vận động phù hợp với sức khoẻ mỗi người.
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ
Kiểm tra sức khỏe tổng quát thường xuyên là yếu tố quan trọng giúp bạn tránh được các tình trạng có thể đang tồn tại trong cơ thể. Nhờ kiểm tra sức khỏe thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng tầm soát được các triệu chứng hoặc chẩn đoán sớm và có phác đồ điều trị nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Hầu hết các gói kiểm tra sức khỏe định kỳ hiện nay đều được bao gồm các kiểm tra liên quan đến hệ tiêu hoá với nhiều phương thức khác nhau tùy theo nhu cầu của bạn.
- Ăn uống khoa học
Việc ăn uống thiếu khoa học và không cân bằng về các loại chất dinh dưỡng trong bữa ăn là những nguyên nhân gây đau đại tràng cấp tính và mãn tính. Điều này đã được chứng minh dựa trên việc số lượng người bị đau đại tràng chiếm phần lớn là những người có thói quen sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh chế biến sẵn. Những chất bảo quản và dầu mỡ trong các loại thực phẩm này gây cản trở quá trình tiêu hoá của hệ thống ruột trong cơ thể dẫn đến tình trạng táo bón lâu ngày và viêm đại tràng.
Khẩu phần ăn của chúng ta luôn phải cân bằng lượng protein và lượng chất xơ phù hợp. Bởi vì chất xơ từ rau củ quả hoặc trái cây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng không chỉ tốt cho hệ tiêu hoá mà còn giúp ngăn ngừa quá trình lão hoá của cơ thể. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn để thúc đẩy quá trình tiêu hoá và bài tiết dễ dàng hơn.
Lời kết: Qua những thông tin đã chia sẻ dễ dàng nhận thấy, đau đại tràng không phải là một bệnh lý mà là biểu hiện của rất nhiều bệnh về đại tràng. Để chủ động phát hiện hoặc phòng tránh bệnh về đại tràng với biểu hiện “đau đại tràng” những thông tin được chia sẻ chắc chắn sẽ giúp ích được bạn rất nhiều. Trong trường hợp cần được hỗ trợ thêm, chuyên sâu vời về các bệnh lý về đại tràng hãy đề lại thắc mắc ở bên dưới bài viết này để được hỗ trợ ngay.
>>> Xem thêm: Top 9 căn bệnh đại tràng thường gặp nhất và biện pháp điều trị phù hợp