Nội dung

I. Bệnh đại tràng là gì?

II. Nguyên nhân gây bệnh đại tràng

III. Biểu hiện nhận biết bệnh đại tràng

IV. Mức độ nguy hiểm khi mắc bệnh đại tràng

V. Cách điều trị bệnh đại tràng

I. BỆNH ĐẠI TRÀNG LÀ GÌ?

Đại tràng hay còn gọi là ruột già, là một bộ phận của hệ thống tiêu hóa có vị trí nằm ở gần cuối nối liền với ống hậu môn. Cơ quan này được cấu thành từ 3 phần chính là: manh tràng, kết tràng và trực tràng theo cấu trúc hình khung uốn lượn nằm trong ổ bụng. Ở người trưởng thành, đại tràng có thể đạt chiều dài đến 1,48m, chiếm tới 1/5 tổng chiều dài của hệ thống tiêu hóa.

Đại tràng có chức năng chính là hấp thu nước, vitamin và chất khoáng từ thức ăn, đồ uống đã được tiêu hóa. Đồng thời, giữ phân được tạo ra từ bã thức ăn và hỗ trợ quá trình bài tiết chúng ra khỏi cơ thể.

Bệnh đại tràng là gì?

Chiếm một phần lớn của hệ thống tiêu hóa, lại là nơi chứa chất thải của cơ thể, với những chức năng hết sức đặc biệt nên đại tràng rất dễ bị tổn thương và hình thành bệnh lý. Bệnh lý được hình thành ở khu vực này được gọi chung là bệnh đại tràng.

Theo thống kê từ các bệnh viện lớn, hiện có rất nhiều bệnh lý có thể xảy ra ở khu vực đại tràng, trong đó phổ biến nhất phải kể đến như: Viêm đại tràng, viêm đại tràng co thắt, xuất huyết đại tràng, polyp đại tràng, xoắn đại tràng, crohn và cả ung thư đại tràng.

II. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐẠI TRÀNG

Là một cơ quan có vai trò rất đặc biệt, nên nguyên nhân gây tổn thương tạo điều kiện hình thành bệnh lý rồi thúc đẩy bệnh trở nên nặng hơn ở đại tràng có rất nhiều. Trong đó, phổ biến nhất có các vấn đề sau:

- Do thực phẩm

Như đã tìm hiểu ở trên, đại tràng là một phần trong hệ thống đường tiêu hóa, nên thức ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra bệnh lý ở khu vực này. Có thể kể đến như: tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm với hội chứng đại tràng kích thích; thức ăn nhiễm độc tố; uống kháng sinh trong thời gian dài khiến cho vi khuẩn Clostridium difficle phát triển mạnh có thể sản sinh ra độc tố ruột và độc tố gây độc cho các tế bào gây; dùng nhiều các loại thực phẩm khó tiêu, chứa chất kích thích như sô cô la, gia vị, chất béo, trái cây, các loại đậu, cải bắp, bông cải trắng, bông cải xanh, sữa, thức uống có ga và rượu bia...

Nguyên nhân gây bệnh đại tràng

- Do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học

Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, việc ăn uống, sinh hoạt của chúng ta hàng ngày có ảnh hưởng rất lớn tới toàn bộ hệ thống tiêu hóa. Trong đó, đại tràng là cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất bởi nó có chức năng tiếp nhận, chứa đựng, xử lý và hỗ trợ đào thải mọi chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Hàng ngày, chúng ta vẫn cứ vô tư ăn các loại đồ ăn sống, đồ ăn nhanh…; vô tư uống rượu bia, hút thuốc lá; vô tư thức khuya lướt web, hoặc để tình trạng căng thẳng, stress kéo dài… mà không hề lo lắng tới những nguy hại đối với đại tràng. Hậu quả là, chức năng đại tràng bị suy giảm, niêm mạc đại tràng dễ dàng bị tấn công bởi các vi khuẩn, các chất độc hại có trong các loại thức ăn không hợp vệ sinh và gây ra các đợt viêm cấp tính với các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng….

- Do căng thẳng

Đây cũng là một trong những nguyên nhân rất phổ biến gây ra hội chứng đại tràng kích thích – một trong những bệnh lý phổ biến ở cơ quan gần cuối của hệ thống tiêu hóa này. Người bệnh dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng của mình xấu đi hoặc thường xuyên hơn trong các giai đoạn có nhiều căng thẳng, như tuần cuối cùng hoặc tuần đầu tiên làm công việc mới.

- Do nội tiết tố

Các nhà nghiên đã khám phá ra rằng, sự thay đổi nội tiết tố đóng một vai trò trong việc gây ra các bệnh về đại tràng ở phụ nữ. Trong đó, tỷ lệ mắc hội chứng đại tràng kích thích cao gấp hai lần nam giới. Nhiều phụ nữ nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng trở nên nặng hơn trong hoặc trước/sau kỳ kinh nguyệt.

- Do các bệnh lý khác

Đôi khi các bệnh lý khác như đợt tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính (viêm dạ dày ruột) hoặc tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức trong đường ruột (loạn khuẩn) có thể gây ra các bệnh viêm ở khu vực đại tràng. Và từ việc bị viêm này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh khác ở khu vực đại tràng.

Ngoài những nguyên nhân chính trên, các bệnh về đại tràng có khả năng xuất hiện cao hơn ở những trường hợp sau:

- Trẻ tuổi: Hội chứng đại tràng kích thích có xu hướng xảy ra ở những người dưới 45 tuổi

- Là phụ nữ: Nhìn chung, phụ nữ bị tình trạng này cao hơn nam giới gấp hai lần

- Có tiền sử gia đình bị bệnh đại tràng: Các nghiên cứu cho thấy những người có thành viên gia đình bị bệnh đại tràng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Có vấn đề về sức khỏe tinh thần: Lo lắng, trầm cảm, rối loạn nhân cách và tiền sử lạm dụng tình dục ở thời kỳ trẻ em đều là các yếu tố nguy cơ. Đối với phụ nữ, bạo hành gia đình cũng có thể là yếu tố nguy cơ.

III. BIỂU HIỆN NHẬN BIẾT BỆNH ĐẠI TRÀNG

3.1. Biểu hiện chung

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, tuy đại tràng là khu vực có thể xuất hiện rất nhiều bệnh lý, nhưng biểu hiện của những căn bệnh này có rất nhiều điểm tương đồng nhau như:

Biểu hiện nhận biết bệnh đại tràng

- Đau bụng: đôi khi là đau quặn vùng bụng, đau từng cơn hoặc đau âm ỉ

- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, chán ăn, mệt mỏi

- Tiêu chảy, táo bón hoặc kết hợp cả 2

- Đi đại tiện khó, đi rồi lại muốn đi tiếp

- Phân cứng hoặc nhão hoặc kết hợp cả hai

- Phân lẫn máu, có chất nhầy

- Đau lưng, nhức đầu, mất ngủ, rối loạn vị giác, trầm cảm, chóng mặt, đau ngực...

- Riêng với phụ nữ có thể xảy ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt

Ngoài việc nhận biết những biểu hiện chung của các bệnh lý có thể gặp phải ở khu vực đại tràng, các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn với biểu hiện của từng bệnh lý cụ thể đã được các chuyên gia cập nhật thông tin như sau:

3.2. Biểu hiện của những bệnh lý cụ thể thường gặp

1.Viêm đại tràng

Viêm đại tràng là tình trạng đại tràng bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm. Các tổn thương có thể khu trú tại một vài điểm hoặc lan rộng khắp niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau.

Biểu hiện nhận biết

*Triệu chứng viêm đại tràng cấp

Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có các biểu hiện tương ứng:

- Viêm đại tràng cấp tính do lỵ amip: đau bụng quặn từng cơn, buồn đại tiện liên tục, nhưng mỗi lần đi đại tiện chỉ có một ít phân, có máu và chất nhầy kèm theo phân.

- Viêm đại tràng cấp do lỵ trực khuẩn: sốt, đau bụng, đi ngoài phân lỏng có máu, trong một ngày đêm đi nhiều lần phân lẫn máu, phân có màu như máu cá. Đặc biệt, nếu do Shigella shiga, số lần đi đại tiện không thể đếm được (phân chảy ra theo đường hậu môn, không thành khuôn), mất nước và chất điện giải nhiều rất dễ gây trụy tim mạch.

- Viêm đại tràng cấp do các nguyên nhân khác: triệu chứng đau bụng là chủ yếu, đau thắt bụng dưới, đau từng đoạn hoặc đau dọc theo khung đại tràng, đau do co thắt đại tràng, có khi gây cứng bụng, tiêu chảy xảy ra đột ngột, phân toàn nước (có thể có máu, nhầy), người mệt mỏi, gầy sút nhanh.

Biểu hiện nhận biết bệnh đại tràng

*Triệu chứng viêm đại tràng mãn tính

Tùy theo các triệu chứng phối hợp với nhau mà chia ra các thể như sau:

- Thể tiêu lỏng và đau bụng: người bệnh thấy đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đi đại tiện xong thì mới hết đau, mỗi ngày đi đại tiện 3 - 4 lần, thường vào buổi sáng lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong, ít đi vào buổi chiều, yên ổn về đêm.

- Phân lần đầu có thể đặc nhưng không thành khuôn, những lần sau phân lỏng, nhầy, đa số trường hợp là phân nát hay phân sống.

- Trước mỗi lần đi đại tiện có đau bụng, thường đau dọc khung đại tràng nhưng thường ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau khi đi đại tiện được thì hết đau bụng và dễ chịu.

- Thể táo bón và đau bụng: người bệnh bị táo bón, phân khô, ít và cứng, đau bụng, thường gặp ở người lớn tuổi và nữ giới.

- Thể táo bón và tiêu lỏng xen kẽ nhau từng đợt: từng đợt táo bón tiếp với một đợt tiêu lỏng, diễn biến nhiều năm nhưng thể trạng người bệnh cũng như sinh hoạt vẫn bình thường, bụng thường đầy hơi.

2. Viêm đại tràng co thắt

Còn được gọi là hội chứng ruột kích thích. Đây là tình trạng bất thường của nhu động ruột, gây nên những cơn đau bụng dữ dội kèm theo tình trạng rối loạn đại tiện rất khó chịu.

Biểu hiện nhận biết

- Viêm đại tràng co thắt điển hình bởi triệu chứng đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy

- Tiêu chảy hoặc táo bón

- Đôi khi có trường hợp táo bón xen kẽ với tiêu chảy

- Luôn có cảm giác khó chịu và chướng bụng

- Đau bụng giữa

- Có cảm giác đi đại tiện không hết

- Đầy hơi

- Ăn uống kém

- Phân mềm, lỏng và thường đi kèm với chất nhầy

3. Xuất huyết đại tràng

Là một trong những bệnh đại tràng nguy hiểm, xảy ra khi đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, đại tràng bị sưng, viêm loét rộng dẫn đến giãn nở mạch máu và gây xuất huyết ở lớp niêm mạc dạ dày.

Biểu hiện nhận biết bệnh đại tràng

Biểu hiện nhận biết

Nếu có một số dấu hiệu này, có khả năng cao bạn đã mắc chứng xuất huyết đại tràng: 

- Đại tiện kèm máu, phân lỏng, nát, có màu cà phê

- Người bệnh bị táo bón lẫn tiêu chảy 

- Mất nước, nguy cơ suy nhược cơ thể, mệt mỏi, choáng váng

- Thiếu máu do chảy máu đại tràng, chán ăn, cơ thể suy nhược, da dẻ xanh xao, thiếu sức sống 

- Thường xuyên buồn nôn, nôn kèm máu. Khi nôn có mùi tanh, thức ăn lẫn chưa tiêu hóa hết. Đại tràng co thắt mỗi lần nôn 

- Đau khó chịu vùng thượng vị. Các cơn đau xuất hiện đột ngột, đau dữ dội và kéo dài, bệnh nhân bị vã mồ hôi, có thể sốt nhẹ. 

4. Polyp đại tràng

Là bệnh lý mà các tế bào hình thành khối nhỏ ngay trên niêm mạc đại tràng.

Biểu hiện nhận biết

Hầu hết các polyp đại tràng không có triệu chứng. Bác sĩ có thể phát hiện nó khi đang kiểm tra định kỳ hoặc cố gắng để chẩn đoán một bệnh khác. Tuy nhiên, khi các triệu chứng xuất hiện có thể bao gồm:

- Chảy máu từ trực tràng: Máu có thể dính trên đồ lót hoặc giấy vệ sinh sau khi đi cầu. Đây có thể là một dấu hiệu của polyp đại tràng hoặc ung thư hoặc các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh trĩ hay nứt hậu môn.

- Thay đổi thói quen đại tiện: Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn một tuần có thể chỉ ra sự hiện diện của một polyp to ở đại tràng. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra những thay đổi trong thói quen đi cầu.

- Thay đổi màu phân: Máu có thể biểu hiện thành những vệt đỏ trong phân hoặc làm cho phân có màu đen. Một sự thay đổi về màu sắc cũng có thể gây ra bởi các loại thực phẩm, thuốc men.

- Đau, buồn nôn hoặc nôn (hiếm): Một polyp đại tràng lớn có thể gây cản trở đường ruột của bạn, dẫn đến quặn đau bụng, buồn nôn và ói mửa (tắc ruột).

- Thiếu máu: Chảy máu từ polyp có thể xảy ra từ từ theo thời gian mà không thể nhìn thấy máu trong phân của bạn. Chảy máu mạn tính gây thiếu sắt để sản xuất các chất cho phép hồng cầu mang oxy đến cơ thể của bạn (hemoglobin). Kết quả là thiếu máu do thiếu sắt, có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở.

Biểu hiện nhận biết bệnh đại tràng

5. Viêm đại tràng giả mạc

Là bệnh lý gây ra bởi việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài khiến cho vi khuẩn Clostridium difficle phát triển mạnh gây bệnh. Sở dĩ như vậy là vì vi khuẩn này có thể sản sinh ra độc tố ruột và độc tố gây độc cho các tế bào. Những độc tố này tác động vào niêm mạc đại tràng, tăng bài tiết và tạo nên giả mạc màu trắng.

Biểu hiện nhận biết

Các dấu hiệu viêm đại tràng giả mạc có thể xuất hiện là:

- Tiêu chảy (với phân rất nhiều nước)

- Đau bụng, đau quặn hoặc ấn đau thực thể

- Sốt

- Phân có nhầy hoặc có mủ

- Buồn nôn

- Mất nước

Các triệu chứng của viêm đại tràng giả mạc có thể xuất hiện rất sớm, chỉ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh từ 1 đến 2 ngày; nhưng cũng có thể rất lâu sau khi đã kết thúc sử dụng kháng sinh, tới hàng tháng (hoặc thậm chí lâu hơn) bệnh mới khởi phát.

6. Bệnh xoắn đại tràng

Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm do đại tràng bị xoắn lại, không theo cấu trúc và hình dáng bình thường.

Biểu hiện nhận biết

- Đau bụng cấp, từng cơn

- Chướng bụng xảy ra nhanh do tắc nghẽn lưu thông dịch tiêu hóa. Chướng bụng không đều, ít khi xuất hiện chướng bụng toàn bộ. Xoắn đại tràng sigma gây chướng bụng bên trái, trong khi xoắn manh tràng gây chướng bụng bên phải. Bệnh diễn tiến nhiều giờ gây chướng toàn bộ vùng bụng.

- Nôn mửa nhiều, đôi khi nôn ra cả mật có màu vàng xanh và vị đắng

- Không trung tiện và đại tiện được

- Khi xoắn đại tràng diễn tiến mãn tính, hội chứng bán tắc ruột là biểu hiện lâm sàng chính. Người bệnh cảm thấy đau bụng râm ran, căng tức vùng bụng dưới, táo bón, đôi khi trung tiện được. Nếu dựa vào các biểu hiện lâm sàng, rất khó để phân biệt được xoắn đại tràng sigma với xoắn manh tràng.

Biểu hiện nhận biết bệnh đại tràng

7. Bệnh Crohn

Bệnh Crohn hay gọi đơn giản là bệnh viêm ruột, nó có thể gây viêm nhiễm bất kỳ vị trí nào trong đường ruột, trong đó có đại tràng. 

Biểu hiện nhận biết

Triệu chứng của bệnh Crohn có thể từ nhẹ đến nặng và phát triển từ từ, nhưng đôi khi sẽ xuất hiện đột ngột, không có dấu hiệu báo trước. Người mắc bệnh có thể có những khoảng thời gian không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh khiến họ nghĩ tình trạng bệnh Crohn đã thuyên giảm.

Khi bệnh ở thể hoạt động có các triệu chứng điển hình như sau:

- Tiêu chảy

- Sốt

- Mệt mỏi

- Đau bụng và chuột rút

- Có máu trong phân do có bệnh Crohn đại tràng

- Loét miệng

- Giảm thèm ăn và giảm cân

- Đau gần hoặc xung quanh hậu môn

Những người bị bệnh Crohn nặng sẽ có một số triệu chứng khác như:

- Viêm da, mắt và khớp

- Viêm gan hoặc viêm đường ống mật

- Trẻ chậm lớn hoặc chậm phát triển các đặc tính sinh dục ở tuổi dậy thì

8. Thiếu máu cục bộ đại tràng

Đây là tình trạng động mạch đại tràng bị tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu tới cơ quan này gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ.

Biểu hiện nhận biết

Các triệu chứng và dấu hiệu có thể bao gồm:

- Đau, căng tức vùng bụng, đau quanh rốn. Đau khởi phát đột ngột hoặc từ từ, tăng dần.

- Tiêu phân lẫn máu, đôi khi, tiêu máu không kèm phân.

- Cảm thấy sôi bụng.

- Tiêu chảy.

- Táo bón.

Nguy cơ gặp biến chứng nặng cao hơn khi các triệu chứng xuất hiện ở bụng phải của bạn. Đó là do các động mạch cấp máu cho đại tràng bên phải cung cấp máu cho một phần ruột non, do đó phần đại tràng có thể bị nặng hơn do nhận ít máu hơn nữa. Kèm theo đó, triệu chứng đau bụng có xu hướng nặng nề hơn.

Lưu lượng máu đến nuôi ruột non cũng có thể bị chặn, và nhanh chóng dẫn đến hoại tử mô ruột (sự chết của các tế bào ở ruột non). Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng, và nếu xảy ra, người bệnh cần được phẫu thuật để loại bỏ tắc nghẽn và phần ruột bị tổn thương.

9. Ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm ở đại tràng. Bệnh gây ra bởi sự hình thành các khối u ác tính. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong đại tràng và ngày càng lan rộng nếu không được khống chế.

Ung thư đại tràng thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu, đến khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, việc điều trị là vô cùng khó khăn. Nếu phát hiện muộn, các khối u có thể di căn sang những bộ phận khác của cơ thể. Lúc này cơ hội sống của người bệnh là rất mong manh.

Biểu hiện nhận biết bệnh đại tràng

Biểu hiện nhận biết

Bị ung thư đại tràng, người bệnh thường có những biểu hiện thường gặp sau:

- Đau bụng: Đau bụng là một trong  những triệu chứng sớm nhất và có ở 70 - 80% bệnh nhân ung thư đại tràng. Hoàn cảnh xuất hiện cơn đau không theo một quy luật nào: có thể đau bất kỳ lúc nào trong ngày, không liên quan đến bữa ăn, vị trí đau thường ở vùng bị ung thư. Cơn đau có thể dài hay ngắn, từ vài phút đến vài giờ. Cường độ đau lúc đầu thì ít, về sau đau nhiều.

- Ung thư ở đại tràng phải đến muộn thường có triệu chứng bán tắc ruột: người bệnh đau bụng từng cơn, đôi khi thấy sôi bụng, sau khi trung tiện được thì hết đau (hội chứng Koenig).

- Ung thư ở đại tràng trái thường đau dữ dội khi có biến chứng tắc ruột.

- Rối loạn tiêu hóa: Thường có ở 60% bệnh nhân ung thư đại tràng, biểu hiện bằng táo bón, tiêu lỏng hoặc xen kẽ giữa táo bón và tiêu lỏng.

- Phân lẫn máu: Người bệnh đi tiêu, phân thường có máu do chảy máu ở vị trí ung thư (bên phải bị nhiều hơn bên trái). Xuất huyết ở đại tràng phải phân thường có màu đỏ sẫm, xuất huyết ở đại tràng trái phân có màu đỏ tươi hơn. Phân lẫn máu thường có ít chất nhầy của niêm mạc ruột. Hiện tượng xuất huyết thường rỉ rả, từng ít một nên lúc đầu không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Sau đó do mất máu kéo dài nên làm người bệnh thiếu máu.

- Triệu chứng toàn thân: Sụt cân: có thể sụt cân từ từ làm người bệnh không chú ý, nhưng cũng có khi sụt cân nhanh (5kg trong 1 tháng), kèm theo các triệu chứng chán ăn, mệt mỏi; Thiếu máu: đặc điểm của thiếu máu trong ung thư đại tràng là thiếu máu mà không biểu hiện rõ sự mất máu nên khó phát hiện; Sốt: khoảng 16%- 18% bệnh nhân ung thư đại tràng có triệu chứng duy nhất là sốt.

IV. MỨC ĐỘ NGUY HIỂM KHI MẮC BỆNH ĐẠI TRÀNG

Khi mắc bệnh đại tràng, điều đầu tiên người bệnh hứng chịu đó là sự “dày vò” của các biểu hiện bệnh đối với cơ thể cũng như cuộc sống sinh hoạt và làm việc như: đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, đại tiện khó, cơ thể mệt mỏi không tập trung được vào công việc hay thậm chí có thể bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng….

Bệnh cạnh việc phải đương đầu với những biểu hiện bệnh, thì ẩn sau những căn bệnh này là hàng tá những mối nguy hại đến sức khỏe cần nắm bắt như:

Mức độ nguy hiểm khi mắc bệnh đại tràng

- Niêm mạc đại tràng kém bền vững và dễ bị chảy máu nếu bị viêm đại tràng ở mức độ nhẹ.

- Loét vết viêm, xung huyết, thậm chí tạo thành các áp-xe nhỏ đối với tình trạng viêm đại tràng nặng.

- Phình giãn đại tràng, nhiễm trùng huyết, thủng ruột, thậm chí gây ung thư đại tràng đe dọa đến tính mạng của người bệnh đối với tình trạng viêm đại tràng cấp kéo dài.

- Viêm da, viêm khớp, viêm đường ống mật… khi bệnh Crohn trở nặng không được điều trị.

- Đại tràng bị sưng, viêm loét rộng dẫn đến giãn nở mạch máu và gây xuất huyết ở lớp niêm mạc dạ dày đối với tình trạng xung huyết đại tràng.

- Chảy máu ồ ạt khó cầm, thủng đại tràng, hoặc dẫn đến ung thư trong thường hợp bị xung huyết nặng và kéo dài.

- Làm tắc ruột, gây đau quặn vùng bụng và kèm theo nôi mửa khi các khối polyp phát triển lớn

- Các khối polyp biến chứng thành ung thư đại tràng, gây hại cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

- Tắc nghẽn ruột, thiếu máu cục bộ, tụt huyết ap, nhiễm khuẩn huyết, khó thở, thậm chí có thể gây hoại tử hoặc thủng đại tràng đối với tình trạng xoắn đại tràng.

- Bị hoại tử đại tràng, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh khi tình trạng thiếu máu cục bộ diễn ra trong thời gian dài.

- Khối u di căn sang những bộ phận khác của cơ thể, giành giật sự sống qua từng ngày đối với người bệnh mắc ung thư đại tràng.

V. CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐẠI TRÀNG

Đối với bệnh đại tràng, việc điều trị có rất nhiều cách thức khác nhau, tùy vào tình trạng bệnh cũng như mong muốn của người bệnh. Trong đó, phổ biến nhất sẽ có những phương án sau:

5.1. Điều trị bệnh đại tràng bằng phương pháp dân gian hoặc đông y

Đại tràng là bệnh lý có nguyên nhân trực tiếp do thực phẩm và thói quen sinh hoạt nên việc mắc phải căn bệnh này không chỉ có ở những người sống trong thế giới hiện đại, mà bệnh rất có thể đã xuất hiện từ khi con người có mặt trên trái đất. Bằng kinh nghiệm và những kiến thức có được, từ xa xưa con người đã có rất nhiều phương pháp để điều trị căn bệnh này có thể gọi chung là mẹo dân gian hoặc có chuyên môn y khoa hơn là những bài thuốc cổ.

Đặc điểm chung của những phương pháp này là đều sử dụng các loại thảo mộc tự nhiên, với dược tính có khả năng chế ngự biểu hiện bệnh, loại trừ bệnh đại tràng một cách từ từ theo thời gian sử dụng. Nhìn chung, những phương pháp này dùng tương đối lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng nhưng tác dụng rất chậm và không phù hợp đối với tình trạng bệnh đại tràng đã biến chứng, trở nặng.

Cách điều trị bệnh đại tràng

5.2. Điều trị bệnh đại tràng bằng biện pháp y khoa

Ở thời điểm khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc như hiện tại, con người đã nghiên cứu và cho ra đời rất nhiều phương pháp điều trị bệnh hiện đại, mang đến tác dụng nhanh chóng cho người bệnh, trong đó bao gồm cả bệnh về đường tiêu hóa như đại tràng.

Nên thay vì sử dụng các phương pháp dân gian mất nhiều thời gian, thì nhiều người lựa chọn cách điều trị bằng những biện pháp y khoa.

Mặc dù có hiệu quả nhanh, nhưng với những bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là khu vực đại tràng kết quả điều trị thường không triệt để và bệnh hoàn toàn có thể tái phát sau đó một thời gian.

Thường thì, phương pháp can thiệp này chỉ ứng dụng với những tình trạng bệnh đã trở nên rất nặng và phải xử lý gấp các điểm viêm, khối polyp lớn hay khu vực xuất huyết, bị co thắt, xoắn và thậm chí là ung thư.

Đối với những can thiệp y khoa sâu rộng đến khu vực đại tràng rất dễ để lại tác dụng phụ cũng như gây đau đớn cho người bệnh. Nhất là quá trình điều trị các biến chứng, đặc biệt là ung thư đại tràng.

Cách điều trị bệnh đại tràng

5.3. Điều trị viêm đại tràng bằng viên uống Mason Colon Herbal Cleanser

Mason Colon Herbal Cleanser là phương pháp điều trị bệnh đại tràng với sự kết hợp của y học cổ và hiện đại, nhờ đó mang đến hiệu quả nhanh chóng lại giảm thiểu được tối đa tác dụng phụ so với những can thiệp y khoa.

Colon Herbal Cleanser sở hữu công thức độc quyền 2000mg với 12 thành phần gồm: Bentonite, bột vỏ hạt mã đề (Plantago ovate), chiết xuất lá lúa mì, chiết xuất lá linh lăng, bột cây vỏ thiêng, chiết xuất lá lô hội, bột cây hắc mai, bột cây rễ đại hoàng, bột cây hải cẩu vàng, bột hạt tiểu hồi hương, bột quả chanh, bột yến mạch.

Mang đến cho viên uống Colon Herbal Cleanser cơ chế hoạt động theo 5 bước giúp: Làm sạch, nhuận tràng ==> Cân bằng hệ vi sinh đường ruột ==> Kiểm soát co thắt đại tràng ==> Chống oxy hóa, chống viêm ==> Ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Mason Colon Herbal Cleanser hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng

Bước 1: Làm sạch - nhuận tràng

- Bentonite: có tác dụng làm sạch đại tràng.

- Bột vỏ hạt mã đề: có tác dụng hấp thụ các độc tố trong đường ruột bằng cách tạo thành một khối dạng keo, xốp bên trong ruột. Bằng cách phình to và hút các chất lỏng, nó phá tan và đưa các chất thải trong các khúc cuộn và khe của đường ruột ra ngoài. Làm dịu thành ruột, tạo 1 lớp màng trơn mỏng ở vách trong đường ruột, giúp chất thải di chuyển dễ dàng hơn.

- Bột cây hắc mai: hỗ trợ việc đi ngoài đều đặn do khả năng hỗ trợ hoạt động cơ.

Bước 2: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột

- Bột cây hải cẩu vàng: giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy cơ thể sản xuất kháng thể IgM.

- Chiết xuất lá linh lăng: giúp tăng cường lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa đường ruột.

- Bột yến mạch: ổn định đường huyết, cải thiện chức năng đường ruột.

Bước 3: Kiểm soát co thắt đại tràng

- Bột cây vỏ thiêng: Giúp nhuận tràng bằng cơ chế kiểm soát các cơn co thắt trong đại tràng, giúp đẩy chất ra khỏi đường tiêu hóa.

Bước 4: Chống oxy hóa, chống viêm

- Chiết xuất lá lúa mì: giúp chống viêm, oxi hóa mạnh, giảm viêm đại tràng.

- Chiết xuất lá lô hội: giúp nhuận tràng, kháng khuẩn, kháng viêm.

- Bột quả chanh: chống oxy hóa, chống viêm.

Bước 5: Ngăn ngừa ung thư đại tràng

- Bột hạt tiểu hồi hương: chống chứng co thắt không đều đặn (gây tiêu hóa khó khăn). Chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm. Ức chế hoạt động của tế bào HTC116 - tế bào ung thư đại tràng.

Colon Herbal Cleanser đã được thử nghiệm tại Hoa Kỳ, với hệ thống máy móc và phòng thí nghiệm hiện đại tuân thủ cGMP và đạt chứng nhận an toàn thực phẩm ASI. Đảm bảo mang lại hiệu quả điều trị cao nhất và đồng thời hỗ trợ phòng tái phát trở lại cho người bệnh đại tràng.

Để “tiễn” căn bệnh đại tràng ra khỏi cuộc sống không phải điều dễ dàng – đây là nhận định của các bác sĩ. Chính vì thế khi tiến hành điều trị, dù bằng phương pháp nào thì người bệnh cũng phải kiên nhẫn thực hiện và chờ đợi.

>>> Xem thêm: Bị bệnh đại tràng uống gì nhanh khỏi nhất?