NỘI DUNG

1. Co thắt đại tràng là gì?

2. Nguyên nhân dẫn tới co thắt đại tràng

3. Một số triệu chứng của co thắt đại tràng

4. Đại tràng co thắt có nguy hiểm không?

5. Tổng hợp 3 phương pháp giảm co thắt đại tràng nhanh chóng

5.1. Giảm co thắt đại tràng với nghệ và mật ong

5.2. Giảm co thắt đại tràng với củ riềng

5.3. Mát xa vùng bụng giúp giảm co thắt đại tràng

6. Người bị co thắt đại tràng nên ăn gì?

 

Co thắt đại tràng

1. Co thắt đại tràng là gì?

Đại tràng co thắt, hay Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Sydrome - IBS) là bệnh lý xuất hiện khi cơ đại tràng co bóp thất thường gây ra một số triệu chứng như đau bụng không rõ nguyên nhân, vùng bụng nổi cục cứng, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng nát thất thường…

Đây là một căn bệnh rối loạn chức năng đại tràng không gây ra tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe con người nhưng lại làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh thường bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý. Những người càng lo lắng, căng thẳng, bất an thì càng dẫn đến rối loạn đại tràng, khiến cơ thể và tinh thần thường xuyên ở trong tình trạng khó chịu, mệt mỏi.

Đại tràng co thắt thường có 3 dạng chính như sau:

- Viêm đại tràng co thắt kèm theo đau bụng và tiêu chảy

- Viêm đại tràng co thắt kèm theo đau bụng và táo bón

- Viêm đại tràng co thắt kèm theo đau bụng, tiêu chảy và táo bón

2. Nguyên nhân dẫn tới co thắt đại tràng

Nguyên nhân dẫn tới co thắt đại tràng

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đại tràng bị co thắt, tuy nhiên nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do sự rối loạn thần kinh thực vật – hệ thần kinh chi phối nhiều nhất hoạt động co bóp của cơ đại tràng.

Hệ thần kinh thực vật bị rối loạn dẫn tới kích thích các cơ đại tràng co bóp thất thường, khi tăng co bóp gây tình trạng đau bụng, đi ngoài nhiều lần phân lỏng nát. Khi giảm co bóp có thể gây ra tình trạng táo bón.

Bên cạnh đó, một số yếu tố sau cũng góp phần làm dẫn tới co thắt đại tràng:

- Yếu tố tâm lý: khi cơ thể người ở trong tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài và thường xuyên có thể kích thích thần kinh thực vật, làm tăng tần suất co bóp của đại tràng gây ra đau bụng, tiêu chảy.

- Chế độ ăn uống chứa nhiều đồ có tính kích thích: một số thực phẩm kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng và đồ nhiều dầu mỡ… cũng là nguyên nhân dẫn tới các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy của bệnh thêm nặng nề.

- Viêm đại tràng, viêm loét đại tràng: cũng có thể làm nặng thêm các triệu chứng bệnh co thắt đại tràng.

3. Một số triệu chứng của co thắt đại tràng

triệu chứng của co thắt đại tràng

- Đau bụng

Đây là dấu hiệu thường thấy nhất ở người bị co thắt đại tràng. Đau bụng ở viêm đại tràng co thắt rất đa dạng, người bệnh có thể cảm thấy đau vùng bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng, nhất là sau khi ăn và khi cơ thể ở trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Đau bụng do bị co thắt đại tràng thường diễn ra thường xuyên và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày.

- Đầy hơi, chướng bụng

Bụng đầy hơi, chướng nhẹ, gây cảm giác khó chịu, nặng bụng, khó tiêu dẫn đến chán ăn, sức khỏe suy giảm khiến cơ thể mệt mỏi, yếu ớt.

- Thay đổi tính chất phân

Người bị co thắt đại trạng thường có bị tiêu chảy hoặc táo bón hoặc tiêu chảy xen lẫn với từng đợt táo bón. Phân ở người mắc phải căn bệnh này cũng nhỏ hơn bình thường, có thể kèm nước hoặc chất nhầy.

4. Đại tràng co thắt có nguy hiểm không?

Đại tràng co thắt có nguy hiểm không

Co thắt đại tràng không phải là một bệnh lý gây nguy hiểm đến tính mạng cho người mắc phải. Tuy nhiên, các triệu chứng của căn bệnh này lại gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần kém. Đặc biệt, người bị co thắt đại tràng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so với người bình thường.

5. Tổng hợp 3 phương pháp giảm co thắt đại tràng nhanh chóng

5.1. Giảm co thắt đại tràng với nghệ và mật ong

nghệ và mật ong

Không chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của co thắt đại tràng, công thức nghệ kết hợp với mật ong là bài thuốc dân gian được áp dụng cho nhiều bệnh lý khác nhau.

Mật ong được biết đến như một chất kháng sinh tự nhiên, lành tính, an toàn với mọi đối tượng, trong khi đó nghệ chứa nhiều hoạt chất curcumin giúp kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành các vết thương nhanh chóng.

Để làm giảm co thắt đại tràng với 2 nguyên liệu này, người bệnh có thể thực hiện như sau:

+ Nghệ tươi thái lát, xay nhuyễn cùng với nước lọc, sau đó chắt lấy nước cốt

+ Chia nước nghệ thành 2 phần, dùng hết trong 1 ngày. Trước khi uống nước cốt nghệ thì uống trước 2 thìa mật ong

5.2. Giảm co thắt đại tràng với củ riềng

củ riềng

Theo y học cổ truyền, củ riềng có tác dụng ôn trung tán hàn, chống nôn chỉ tả, làm ấm tỳ vị, tăng cường tỳ thổ.

Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền cách làm giảm đau co thắt đại tràng với củ riềng, cách thực hiện như sau:

+ Riềng và lá lốt: Thái lát 20g riềng, hãm với nước sôi cùng 20g lá lốt, sau đó chắt lấy nước và uống như một loại nước giải khát, dùng hết trong ngày.

+ Riềng và vỏ chuối xanh: Thái lát 20g riềng, hãm nước sôi và vỏ chuối xanh, sau đó chắt lấy nước và dùng trong ngày.

+ Riềng và lá mã đề: Thái lát 20g riềng tươi, hãm với nước sôi cùng lá mã đề, uống từ 2 - 3 lần/ngày.

+ Riềng, bạch truật, lệ chi và quế: Thái lát 20g riềng tươi, hãm với nước sôi cùng 16g bạch truật, 20g lệ chi, 8g quế, uống từ 2-3 lần/ngày.

5.3. Mát xa vùng bụng giúp giảm co thắt đại tràng

Mát xa vùng bụng

Là một trong 3 cách giúp giảm co thắt đại tràng hiệu quả nhất, mát xa giúp cơ thể giải phỏng nhiều Endorphins, một chất giảm đau tự nhiên, đồng thời mát xa vùng bụng còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột.

- Mát xa vùng bụng với tư thế đứng thẳng

+ Người bệnh đứng thẳng, tay trái chống eo sao cho ngón cái nằm phía trước eo và các ngón còn lại nằm ở phía sau, đồng thời đặt úp tay phải lên vùng rốn và tiến hành xoa tròn theo chiều của kim đồng hồ.

+ Xoa tại rốn sau đó xoa đều ra xung quanh vùng bụng, thực hiện đều đặn từ 100 – 150 lần, sau đó đổi tay và thao tác tương tự.

- Mát xa vùng bụng khi nằm

+ Người bệnh nằm ngửa, 2 chân song song, thả lỏng cơ thể, đặt úp tay phải lên bụng và đặt tay trái lên trên.

+ Chuyển động tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ, thực hiện từ 60 – 64 lần vào buổi sáng hoặc mỗi buổi tối trước khi ngủ.

6. Người bị co thắt đại tràng nên ăn gì?

sữa chua

Sữa chua: là thực phẩm có chứa lợi khuẩn probiotics tốt cho hoạt động tiêu hóa, khắc phục tình trạng rối loạn đại tiện.

Cá hồi, quả óc chó, dầu hạnh nhân: chứa thành phần acid béo omega 3, chống viêm, tốt cho đại tràng và tim.

Các loại bí: bí đỏ, bí ngô, bí xanh chứa nhiều chất xơ, vitamin C và beta carotene giúp duy trì hệ sinh vật đường ruột khỏe mạnh, giúp thúc đẩy làm lành niêm mạc đại tràng tổn thương.

Những cách giúp làm giảm co thắt đại tràng cũng như một số thực phẩm giúp cải thiện tình trạng này nhìn chung không thể điều trị dứt điểm căn bệnh này, do đó để tránh nguy cơ mắc mắc bệnh đại tràng co thắt, chúng ta nên chủ động bảo vệ và chăm sóc đại tràng, dạ dày cũng như hệ tiêu hóa nói chung.

Mason Natural Colon Herbal Cleanser – Bảo vệ đại tràng, chăm sóc đường ruột, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa

Với thành phần chiết xuất từ tự nhiên như bột vỏ hạt mã đề, chiết xuất lá lúa mì, chiết xuất lá đinh lăng, bột cây vỏ thiêng, chiết xuất lá lô hội... cùng nhiều thảo dược quý khác, sản phẩm đã được chứng minh có hiệu quả lớn trong việc hỗ trợ điều trị chứng đầy hơi, táo bón, khó tiêu, giúp tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, đồng thời bổ sung chất xơ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa thải các chất độc tố ra khỏi cơ thể hiệu quả.

Mason Natural Colon Herbal Cleanser

Colon Herbal Cleanser là sản phẩm của thương hiệu Mason Natural - một trong những công ty sản xuất và phân phối thực phẩm chức năng lớn nhất Hoa Kỳ với hơn 300 sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đáp ứng mọi nhu cầu và đối tượng khách hàng.

>>> Xem thêm chi tiết về sản phẩm TẠI ĐÂY