Nội Dung

1. Viêm đại tràng co thắt là gì?

2. Triệu chứng viêm đại tràng co thắt

3. Nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt

4. Bật mí 5 phương pháp hay giúp giảm cơn đau co thắt đại tràng

1. Viêm đại tràng co thắt là gì?

5 phương pháp giảm đau do viêm đại tràng co thắt hiệu quả

Bệnh viêm đại tràng co thắt còn có một số tên gọi khác như hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng chức năng, viêm đại tràng mạn tính hay rối loạn chức năng đại tràng. Đó là tình trạng rối loạn chức năng của đại tràng, gây ra sự khó chịu ở đại tràng cho người bệnh. Ban đầu bệnh là lành tính, không có tổn thương nào ở đại tràng. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như gây rối loạn chức năng đại tràng, ảnh hưởng đến tiêu hóa, đặc biệt là có thể bị ung thư đại tràng. Những cơn đau thắt kéo dài cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống của bệnh nhân.

2. Triệu chứng viêm đại tràng co thắt

Triệu chứng bệnh viêm đại tràng co thắt khá giống với một số bệnh đường tiêu hóa khác, nhất là viêm đại tràng. Tuy nhiên, người bệnh có thể phân biệt bệnh với những triệu chứng đặc trưng như:

2.1. Bụng đau quặn thắt

Đại tràng co thắt gây nên những cơn đau bụng quặn thắt, kéo dài âm ỉ, có thể kèm theo triệu chứng ợ nóng, đầy hơi, tâm trạng căng thẳng, lo âu. Tình trạng này đặc biệt thường xuất hiện sau khi ăn món chua cay, hải sản, đồ sống. Triệu chứng thuyên giảm khi người bệnh xì hơi hoặc đi đại tiện.

viêm đại tràng

 

2.2. Đại tiện thất thường

Bệnh nhân đại tràng co thắt có triệu chứng đại tiện thất thường thấy rõ như đi ngoài nhiều lần, táo bón và tiêu chảy xen kẽ. Sau khi đi vệ sinh, bệnh nhân vẫn cảm thấy đau bụng và buồn đi tiếp. Phần đầu phân rắn, đuôi nát, có thể có chất nhầy.

2.3. Bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thần kinh

viêm đại tràng

Triệu chứng bệnh nặng và thường xuyên hơn nếu bệnh nhân thường xuyên căng thẳng, lo lắng. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa bệnh viêm đại tràng co thắt và các bệnh lý đường tiêu hóa khác.

2.4. Triệu chứng khác

5 phương pháp giảm đau do viêm đại tràng co thắt hiệu quả

Triệu chứng bệnh kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao, suy nhược. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như: mất ngủ, căng thẳng mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh,…

Những triệu chứng sau cảnh báo tình trạng bệnh nghiêm trọng gồm:

- Chảy máu trực tràng.

- Tiêu chảy vào ban đêm.

- Khó nuốt thức ăn.

- Thiếu máu do thiếu sắt.

- Sụt cân nhanh không rõ nguyên do.

- Nôn nhiều.

- Đi đại tiện nhiều lần trong ngày hoặc nhiều ngày lại không đại tiện được.

- Đau bụng quặn thắt thường xuyên, cơn đau tăng không giảm dù đi ngoài hay xì hơi.

Khi gặp những triệu chứng này, bệnh nhân cần sớm tới thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị sớm.

3. Nguyên nhân gây viêm đại tràng co thắt

Hiện nay, y học chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh, song vẫn khoanh vùng được những yếu tố nguy cơ chính.

3.1. Nhu động tiêu hóa hoạt động kém

Nhu động ruột là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa, giúp co bóp trộn đều thức ăn và vận chuyển qua các bộ phận của đường tiêu hóa. Các nghiên cứu chỉ ra, người bị đại tràng co thắt có nhu động ruột bị thay đổi cường độ co bóp. 

Nhu động ruột làm việc bất thường gây rối loạn tiêu hóa, cường độ co bóp nhanh gây triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng, nhưng nếu co bóp chậm làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn. Điều này khiến phân trở nên khô cứng, gây táo bón.

Khi gặp những triệu chứng này, bệnh nhân cần sớm tới thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị sớm.

3.2. Yếu tố tâm lý

Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài là những yếu tố hàng đầu dẫn tới viêm đại tràng co thắt. Tâm lý càng mất ổn định, áp lực stress tăng thì triệu chứng bệnh càng rõ ràng. Phân tích ảnh hưởng thấy, tâm lý tác động xấu đến dây thần kinh của hệ tiêu hóa, làm rối loạn hoạt động và gây bệnh.

Bên cạnh đó, stress căng thẳng khiến các tín hiệu giữa não và ruột phối hợp kém, gây ra những rối loạn của quá trình tiêu hóa. Điều này lí giải tại sao bệnh nhân đại tiện thất thường, lúc bị tiêu chảy, lúc bị táo bón.

3.3. Viêm ruột, nhiễm trùng

Ở người bị viêm đại tràng co thắt, hệ miễn dịch đường ruột sẽ suy giảm. Do đó, vi khuẩn, virus rất dễ nhân cơ hội gây bệnh nhiễm trùng khiến bệnh càng nguy hiểm. Triệu chứng thấy rõ của tình trạng này là tiêu chảy nặng kéo dài.

3.4. Ăn uống kém lành mạnh

viêm đại tràng co thắt

Chế độ ăn uống kém lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

- Đồ ăn cay nóng.

- Thức ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản, thức ăn để lâu hoặc không đảm bảo vệ sinh.

- Bia, rượu, nước ngọt có ga và các chất kích thích khác.

- Sữa và chế phẩm từ sữa chứa lactose.

- Thói quen ăn nhanh, không nhai kĩ, thường xuyên bỏ bữa.

 3.5. Rối loạn nội tiết tố

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam có khoảng 30 – 40% số người gặp phải các biểu hiện của viêm đại tràng co thắt, trong đó phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với đàn ông, nguyên nhân chủ yếu do thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ mang thai hay tiền mãn kinh. 

4.  Bật mí 5 phương pháp hay giúp giảm cơn đau co thắt đại tràng

4.1. Xoa bụng

viêm đại tràng co thắt

Xoa bụng giúp kích thích tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột. Có 2 cách xoa bụng để giảm cơn đau co thắt đại tràng như sau:

Xoa bụng ở tư thế đứng thẳng

Người bệnh đứng thẳng, tay bên trái chống vào eo sao cho ngón cái nằm phía trước và các ngón còn lại nằm sau eo, tay phải đặt úp lên vùng rốn và bắt đầu xoa tròn theo chiều kim đồng hồ. Xoa từ vùng rốn lan dần ra xung quanh rồi xoa dọc theo khung đại tràng khoảng 100-150 vòng.

Lần 2 đổi tay, dùng tay phải để massage. Đặt tay phải chống vào eo và đặt tay trái vào ổ bụng. Tuy nhiên, lần này lại xoa từ phía ngoài di chuyển dần vào bên trong rốn, cũng xoa liên tục khoảng 100-150 vòng nữa sao cho tổng số vòng xoa nằm trong khoảng 200-300 lần. Xoa ở vùng rốn vài phút rồi massage rộng ra xung quanh đến khu vực đại tràng.

Động tác này vừa có tác dụng giảm đau, vừa giúp ổn định nhu động ruột. Đồng thời giúp kích thích tiêu hóa và chống táo bón

Xoa bụng với tư thế nằm ngửa

Người bệnh nằm ngửa, thả lỏng người, đặt bàn tay trái và bàn tay phải úp chồng lên nhau trên ổ bụng và bắt đầu xoa theo chiều kim đồng hồ dọc theo khung đại tràng khoảng 100 vòng.

Người bệnh nên thường xuyên xoa bụng vào mỗi buổi sáng, khi vừa ngủ dậy. Không xoa bụng khi đang quá no hoặc quá đói hay đang mệt mỏi, tinh thần cảm thấy không thoải mái.

>>> Xem thêm: Co thắt đại tràng và 3 phương pháp giảm co thắt nhanh

4.2. Uống trà gừng

viêm đại tràng co thắt

Tác dụng của gừng

Gừng có tính kháng viêm và chống oxy hóa cao. Y học cổ truyền đã công nhận và khoa học nghiên cứu cũng đã đã chứng minh gừng là vị thuốc hữu ích giúp kiểm soát cơn đau và giảm đau đại tràng co thắt. Ngoài ra rừng còn giúp đẩy lùi viêm nhiễm khá tốt.

Cách sử dụng gừng khi gặp cơn đau co thắt đại tràng:

- Gừng tươi xắt nhỏ: 2 thìa.

- 1 cốc nước.

- Đổ vào ấm nhỏ đun sôi nhỏ lửa: 10 phút.

- Uống khi ấm. Nếu muốn dễ uống thì người bệnh có thể hòa thêm 1 thìa nhỏ mật ong.

4.3. Dùng nha đam giảm đau co thắt đại tràng

viêm đại tràng co thắt

Tác dụng của nha đam

Nha đam là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, nhuận tràng, giúp giải độc cơ thể. Đây là một bí quyết đơn giản mà hữu hiệu giúp giảm đau nhanh, mau lành vết thương, cải thiện chứng táo bón rất tốt.

Cách sử dụng nha đam

- Lá nha đam tươi: 5 lá, gọt hết gai và vỏ, lấy ruột xay nhuyễn.

- Mật ong nguyên chất: 500ml.

- Đem mật ong và nha đam xay nhuyễn trộn đều để trong lọ thủy tinh đậy kín.

- Mỗi lần lấy 30ml uống, ngày dùng 2-3 lần.

4.4. Chườm nóng muối rang giúp giảm cơn đau co thắt đại tràng

Chườm nóng muối rang giúp giảm cơn đau co thắt đại tràng

Chườm nóng là biện pháp giảm đau tức thì có tác dụng đối với mọi cơn đau. Nhiệt lượng tảo ra từ muối được rang nóng sẽ giúp kích thích lưu thông máu tới vùng bụng, từ đó làm dịu các cơn đau và đem lại cho người bệnh cảm giác thư thái, nhẹ nhàng.

Cách làm

- Lấy muối hột đem rang nóng. Sau đó bọc vào 1 miếng vải và chườm lên bụng. Khi muối nguội có thể rang thêm 2-3 lần nữa để chườm. Mỗi lần thực hiện khoảng 20 phút. Nếu không có muối hãy lấy nước nóng cho vào chai và chườm lên bụng cũng cho hiệu quả tốt.

4.5. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp ổn định đại tràng

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ ổn định đại tràng là phương pháp tiện lợi, an toàn và hiệu quả đang được nhiều người lựa chọn nhiều nhất hiện nay.

>>>Xem thêm: Review khách hàng nhà thuốc Á Đông chia sẻ về sản phẩm Colon của Mason

MASON NATURAL COLON HERBAL CLEANSER – Sản phẩm hỗ trợ chức năng đại tràng

Colon Herbal Cleanser là sản phẩm của Mason Natural – thương hiệu danh tiếng tại Mỹ với hơn 300 sản phẩm chăm sóc sức khỏe và được phân phối tại hơn 70 quốc gia trên thế giới. Sản phẩm Colon Herbal Cleanser đã trải qua các cuộc kiểm tra định kỳ của địa phương, của tiểu bang và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe tại thị trường Mỹ cũng như nhiều thị trường khác trên thế giới, đặc biệt Colon Herbal Cleanser đáp ứng được các tiêu chuẩn của FDA Hoa Kỳ.

Trên đây là những cách làm giảm cơn đau co thắt đại tràng nhanh nhất. Tuy nhiên đây chỉ là những mẹo giảm đau tạm thời chứ không phải là cách điều trị.

Colon Herbal Cleanser có chứa tới 12 loại thảo dược quý như: Bentonite, bột vỏ hạt mã đề, chiết xuất lá lúa mì, chiết xuất lá linh lăng, bột cây vỏ thiêng, chiết xuất lá lô hội, bột cây hắc mai,….. Các thành phần này được bào chế theo công thức độc quyền của Mason Natural giúp bổ sung chất xơ, hỗ trợ tăng cường sức khỏe đại tràng, từ đó mang đến hiệu quả cho người bị đại tràng.

Đặc biệt, Colon Herbal Cleanser còn có công dụng phòng ngừa ung thư đại tràng, biến chứng xấu của viêm đại tràng, nhờ có chứa thành phần hạt tiểu hồi hương, đây là thành phần giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và giúp ức chế hoạt động của tế bào HTC116 - tế bào ung thư đại tràng.

>>>Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY