Nội dung:

1. Đại tràng và những bệnh đại tràng thường gặp nhất 

2. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh đại tràng 

3. Top thức ăn tốt cho đại tràng như “sinh ra là để dành cho nhau” 

1. Đại tràng và những bệnh đại tràng thường gặp nhất

Đại tràng (ruột già) là thuật ngữ y khoa được dùng để chỉ bộ phận nằm tại vị trí gần cuối nối liền với ống hậu môn trong hệ tiêu hóa. Đại tràng được cấu thành từ 3 phần chính là: Manh tràng, kết tràng và trực tràng và là cơ quan có vị trí quan trọng trong hệ tiêu hóa mà không gì có thể thay thế được, bởi nó đảm nhiệm những nhiệm vụ hết sức đặc thù như:

Tiêu hóa: Tiêu hóa là chức năng chính của đại tràng, khác với dạ dày và ruột non sẽ hấp thụ dinh dưỡng, đại tràng hấp thụ những gì “còn thừa”, hay nói cách khác thức ăn mà dạ dày và ruột non không thể tiêu hóa được thì đại tràng sẽ xử lý, ví dụ như một số chất xơ hòa tan và vài thành phần đạm mỡ, khoáng chất có lợi cho cơ thể…

Hấp thụ dinh dưỡng: Sau khi tiêu hóa những thức ăn “khó chơi” mà dạ dày và ruột non phải chịu thua, đại tràng tiếp tục là nhiệm vụ hấp thụ dinh dưỡng để đưa vào máu, chuyển thành năng lượng đi nuôi cơ thể.

Hấp thụ nước và đóng khuôn chất thải: Ngoài chất dinh dưỡng, đại tràng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ nước của cơ thể, chuyển nước qua thận, bổ sung nước cho phân mềm hơn và dễ đóng khuôn, đẩy ra hậu môn dễ dàng… Đó là lý do khi chúng ta nhịn đi nặng sẽ tăng nguy cơ táo bón, khó đi, phân cứng.

Hấp thụ muối khoáng: Đại tràng có khả năng hấp thụ một số loại muối khoáng cùng nguyên tố khác cần thiết cho cơ thể mà da dày và ruột non đã bỏ qua hoặc dịch acid của dạ dày vô tình bỏ qua.

Đại tràng và những bệnh đại tràng thường gặp nhất

Bởi đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng cộng thêm số lượng không hề nhỏ vi sinh vật sinh sống tại đại tràng nên đây cũng là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong hệ tiêu hóa. Những bệnh liên quan đến đại tràng thường gặp nhất là: Viêm đại tràng, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng), viêm loét đại tràng, viêm đại tràng co thắt, polyp đại tràng và nguy hiểm nhất là ung thư đại tràng… Nếu không có biện pháp can thiệp hoặc bỏ qua những dấu hiệu ban đầu của các bệnh đại tràng thì ngày bạn phải đối mặt với nguy cơ mắc đại tràng mãn tính sẽ không còn xa nữa. Những dấu hiệu ban đầu có thể kể đến như:

- Rối loạn tiêu hóa: Điển hình là lúc thì táo bón 5 – 6 ngày mới đi nặng 1 lần, phân cứng, khi thì đi 5 – 6 lần/ngày kèm theo phân lỏng, nhiều nước, có chất nhầy hoặc máu.

- Đau bụng, các cơn đau khi thì dồn dập khi thì âm ỉ, đi cùng với đó là cảm giác căng bụng, chướng bụng, bụng ì ạch khó chịu. Do vị trí của đại tràng nằm xung quanh ruột non tạo thành khung tràng nên vùng đau có thể ở nhiều vị trí của khoang bụng như quanh rốn, bên phía trái, bên phải, đau bụng trên…

- Cảm giác buồn vệ sinh liên tục mặc dù mới đi nặng xong.

- Mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng, sút cân…

Khi có những biểu hiện trên, nhất định đừng chủ quan hoặc đánh đồng nó cho 1 bệnh nào khác mà hãy đến phòng khám để kiểm tra chính xác cũng như có biện pháp can thiệp kịp thời nhé!

>>> Xem thêm: Tất tần tật về bệnh đại tràng – căn bệnh không của riêng ai

2. Nguyên nhân dẫn đến các bệnh đại tràng

Thói quen ăn uống kém khoa học

Chế độ ăn uống kém khoa học là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh về tiêu hóa nói chung và đại tràng nói riêng. Các chuyên gia nghiên cứu về đại tràng đã chỉ ra, những người có thói quen ăn uống thất thường, ăn không đúng bữa, thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất đạm, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, ít chất xơ, sử dụng rượu bia, các chất kích thích… sẽ có nguy cơ mắc bệnh đại tràng cao hơn người bình thường.

Thói quen ăn uống kém khoa học

Thêm vào đó, tỷ lệ người thói quen ăn khuya, ăn quá no, lười vận động, béo phì mắc bệnh đại tràng cũng cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Vậy nên, ăn uống đúng cách, kết hợp thể dục và vận động thường xuyên chính là biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa bệnh liên quan đến đại tràng hiệu quả, đồng thời giúp cơ thể khỏe mạnh toàn diện.

Nhiễm khuẩn từ bên ngoài

Môi trường ô nhiễm, độc hại, nguồn thức ăn bẩn không hợp vệ sinh an toàn thực phẩm chính là nguồn chứa vi khuẩn, mầm bệnh khiến đại tràng bị tổn thương, các vi khuẩn, vi rút truyền nhiễm này sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn tái sống, chưa chế biến kỹ để gây nên nhiễm trùng đường ruột và gây viêm đại tràng, viêm loét đại tràng…

Những loại vi khuẩn gây bệnh đại tràng có thể kể đến:

- Vi khuẩn amip: Amip là một trong những loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm đại tràng nói riêng và bệnh đại tràng nói chung. Kén (ấu trùng) của amip có thể lẫn trong các loại thức ăn chưa chế biến kĩ, đồ ăn tái sống như hàu, tiết canh, sushi, sasimi… Khi chúng ta ăn, chúng sẽ đi vào dạ dày – ruột non – đại tràng và gây bệnh cho những nơi nó đi qua.

Nhiễm khuẩn từ bên ngoài

- Vi khuẩn e.coli: Đây là loại vi khuẩn đã quá quen thuộc đối với chúng ta bởi nó từng gây ra dịch tiêu chảy cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, khi e.coli xuất hiện trong hệ tiêu hóa có thể khiến người bệnh bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy ra máu, viêm đại tràng và mất nước nghiêm trọng.

- Vi khuẩn lao: Những bệnh nhân bị lao có tỷ lệ mắc bệnh đại tràng cao hơn người bình thường bởi vi khuẩn lao có thể xâm nhập vào hệ tiêu hóa và gây bệnh đại tràng hoặc lao ruột nguyên phát kèm theo các biểu hiện sốt về chiều, chán ăn, mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, rối loạn tiêu hóa…

- Vi khuẩn Sakmonella và Campylobacter: Đây cũng là một trong những loại vi khuẩn gây ra bệnh đại tràng.  Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, mất nước và các bệnh liên quan đến đại tràng, viêm đại tràng là một ví dụ.

- Ký sinh trùng giardia: Ký sinh trùng giardia có thể xâm nhập cơ thể chúng ta gây ra tiêu chảy, nhiễm trùng và bệnh về đại tràng. Ký sinh trùng giardia có nhiều trong nguồn nước chưa qua xử lí ở các sông, hồ…

- Vi khuẩn Clostridium diffcile: Đây là loại vi khuẩn thường mắc ở bệnh nhân dùng kháng sinh dài này điều trị nhiễm trùng, bởi kháng sinh làm cho vi khuẩn Clostridium phát triển quá mức, gây loạn khuẩn ruột, tiêu chảy,  sốt, viêm loét đại tràng…

Tác dụng phụ của bệnh lý nền

Theo nghiên cứu, những bệnh nhân từng bị ung thư có tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến đại tràng và nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn những người khác. Bởi ung thư thường phải điều trị hóa trị, kháng sinh dài ngày cộng thêm đề kháng yếu khiến vi sinh vật trong đại tràng mất cân bằng, từ đó gây ra bệnh.

Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm (hiện tượng 1 đoạn đại tràng kẹt lại trong bao hẹp thoát vị) và xoắn ruột bẩm sinh (một phần đại tràng bị kẹt trong thành bụng) cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh đại tràng.

Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày

Dùng thuốc kháng sinh không đúng cách, lạm dụng thuốc kháng sinh chiếm đến 25% nguyên nhân gây bệnh đại tràng. Có thể hiểu, khi cơ thể khỏe mạnh ở trạng thái bình thường, lợi khuẩn và hại khuẩn trong hệ tiêu hóa có khả năng tự cân bằng. Nhưng khi kháng sinh vào cơ thể, sự cân bằng này bị phá vỡ tạo điều kiện cho hại khuẩn sinh sôi, tấn công thành ruột và gây rối loạn tiêu hóa cũng như các bệnh liên quan đến đại tràng khác.

Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày

Đặc biệt, khi dùng kháng sinh quá liều, dài ngày thì kháng sinh sẽ tiêu diệt một số vi khuẩn trong hệ vi khuẩn đường ruột nhưng riêng vi khuẩn Cl.difficil ít bị tiêu diệt hoặc không bị tiêu diệt do chúng có khả năng đề kháng với kháng sinh, vì vậy, chúng càng phát triển mạnh do không có vi khuẩn khác cạnh tranh, khi có mặt của một số kháng sinh. Và đó là lý do chính gây ra bệnh đại tràng.

Yếu tố di truyền

Theo thống kê, di truyền cũng là một trong những yếu tố dẫn đến các bệnh đại tràng. Theo đó, những người có bố mẹ, người thân mắc bệnh đại tràng thì bản thân có tỷ lệ mắc bệnh gấp 2 – 3 lần người bình thường. Đặc biệt là đối với những gia đình có tiền sử gia đình bị polyp, các thành viên có hàng trăm polyp trong đại tràng. Trong những trường hợp như vậy, các thành viên trong gia đình nên chủ động tiến hành tầm soát ung thư từ nhỏ để được bác sĩ tư vấn về yếu tố di truyền. Ngoài ra, các thành viên cũng nên có biện pháp phòng tránh bệnh ngay từ ban đầu bằng cách sử dụng các thực phẩm chức năng để đào thải các độc tố, khử các gốc tự do, nhằm giảm nguy cơ hình thành các khối u trong cơ thể kết hợp chế độ ăn uống, rèn luyện vận động khoa học…

Yếu tố tuổi tác

Theo thống kê, có 90% người bước sang tuổi 50 tăng nhanh nguy cơ mắc ung thư đại tràng, bên cạnh đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Nhưng hiện nay, những người từ độ tuổi từ 16 đã có thể bị đại tràng và đối tượng trung niên, người làm việc văn phòng, lái xe… cũng là tỷ lệ người mắc bệnh đại tràng cao hơn bình thường.          

Do nội tiết tố

Mặc dù không chiếm tỉ lệ lớn nhưng các nhà nghiên đã khám phá ra rằng, sự thay đổi nội tiết tố đóng một vai trò trong việc gây ra các bệnh về đại tràng ở phụ nữ. Trong đó, tỷ lệ mắc hội chứng đại tràng kích thích cao gấp hai lần nam giới. Nhiều phụ nữ nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng trở nên nặng hơn trong hoặc trước/sau kỳ kinh nguyệt.

Do nội tiết tố

3. Top thức ăn tốt cho đại tràng như “sinh ra là để dành cho nhau”

Từ những chia sẻ ở trên, có thể thấy chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cốt lõi trong việc ngăn ngừa các bệnh đại tràng. Đặc biệt là khi thường xuyên sử dụng những loại thức ăn tốt cho đại tràng như “sinh ra là để dành cho nhau” dưới đây:

Sữa chua

Sữa chua

Sữa chua được biết đến là loại thức ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Không chỉ giàu dinh dưỡng, sữa chua còn là nguồn cung cấp probiotic tạo điều kiện cho lợi khuẩn của hệ tiêu hóa, bao gồm cả đại tràng sinh trưởng, phát triển và kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn ở đại tràng, tăng miễn dịch cho cả hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, sữa chua còn giúp giảm cân, đẹp da… nên hãy duy trì chế độ ăn ít nhất 1 hũ sữa chua/ngày để bảo vệ đại tràng và giúp cả cơ thể khỏe mạnh.

Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm lúa mì, yến mạch, ngô, gạo lứt… là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời cho cơ thể, được coi như “thức ăn” cho lợi khuẩn trong đại tràng, thúc đẩy tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và tạo ra môi trường lý tưởng cho lợi khuẩn đại tràng sinh trưởng, hoạt động mạnh mẽ. Nhờ đó, ngũ cốc nguyên hạt có khả năng cải thiện khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của đại tràng nói riêng và cả hệ tiêu hóa nói chung.

Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt cũng là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất dồi dào như vitamin nhóm B, canxi, sắt, magie… không chỉ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng mà còn giúp kích thích sản sinh các tế bào mới để sửa chữa tổn thương viêm loét trong đại tràng, đồng thời ngăn ngừa thiếu máu cho các trường hợp thường xuyên bị đi ngoài ra máu – biểu hiện điển hình của các bệnh đại tràng như viêm, xuất huyết đại tràng.

Dầu oliu

Ở nước ta, dầu oliu vẫn chưa được mọi người “chuộng” so với các loại dầu khác, nhưng theo các chuyên gia sức khỏe, thường xuyên thêm oliu vào chế độ ăn hàng ngày có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đại tràng như viêm loét đại tràng, co thắt đại tràng… Bởi trong dầu oliu rất giàu Acid Oleic và Omega 3 – là những hợp chất có khả năng ức chế phản ứng viêm nhiễm, tăng cường khả năng miễn dịch trong cơ thể. Ngoài công dụng trên, riêng với đại tràng dầu oliu còn có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho đại tràng, hoạt động như chất bôi trơn đường tiêu hóa thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, từ đó ngăn chặn tình trạng táo bón, phân ứ đọng trong đại tràng gây bệnh.

Dầu oliu

Các loại rau có lá màu xanh đậm

Có thể nói, các loại rau lá xanh đậm luôn tốt cho sức khỏe, bất kì một chế độ ăn khoa học và lành mạnh nào cũng không thể thiếu được tên của các loại rau này. Bởi trong chúng ẩn chứa hàm lượng chất xơ dồi dào cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, chất chống oxy hóa cực kì cần thiết cho cơ thể nói chung và đại tràng nói riêng. Sau khi được nạp vào cơ thể và di chuyển xuống đại tràng, chất xơ trong các loại rau lá xanh như rau ngót, bắp cải, chân vịt (cải bina), súp lơ, mồng tơi, rau đay… sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình nuôi dưỡng lợi khuẩn, tạo khối cho phân, giữ nước trong đường ruột, điều chỉnh hoạt động của nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, từ đó ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đại tràng một cách hiệu quả.

Hạt óc chó

Hạt óc chó được biết đến là thức ăn cực kì giàu dinh dưỡng cho cơ thể, không chỉ giàu canxi mà hạt óc chó còn chứa một lượng lớn axit béo lành mạnh ở dạng không bão hòa. Chất này tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trong đại tràng.

Yếu tố khiến hạt óc chó luôn được chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên thêm vào chế độ dinh dưỡng còn nằm ở khả năng chế biến đơn giản thơm ngon, người dùng có thể ăn trực tiếp, thêm vào salad, làm bánh, làm sinh tố… để hưởng trọn những lợi ích của loại hạt này.

Rau thì là

Ngoài các loại rau lá xanh đậm vừa kể trên thì rau thì là cũng được đánh giá cao trong việc mang đến nhiều lợi ích cho đại tràng như cung cấp chất xơ thúc đẩy tiêu hóa, làm thư giãn các cơ trơn trong ruột, ngăn ngừa các cơn đau ở dạ dày, đại tràng, cải thiện tình trạng táo bón, ăn không tiêu thường…

Rau thì là

Khoai lang

Sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua khoai lang trong top thức ăn tốt cho đại tràng. Món ăn dân dã này rất dễ tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng, thèm ăn, nhuận tràng, làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kishc thích, giàu chất xơ thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, tạo điều kiện cho phân mềm và thành khuôn, hạn chế táo bón, đầy hơi… Bên cạnh đó, những người bị bị viêm loét đại trực tràng cũng được khuyến khích nên ăn khoai lang thường xuyên để vết loét nhanh được chữa lành.

Thịt nạc

Trong thịt nạc chứa nhiều protein – là chất sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình tái tạo tế bào mới thay thế cho các tế bào bị tổn thương ở lớp niêm mạc đại tràng, nên thịt nạc thường được khuyến nghị thêm vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân trước và sau điều trị bệnh viêm đại tràng. Thêm vào đó, protein còn được chuyển hóa thành năng lượng giúp người bị bệnh đại tràng bớt mệt mỏi, có khả năng miễn dịch tốt hơn. Nhưng thịt nạc mất khá nhiều thời gian để tiêu hóa hết nên người bệnh có thể thay bằng ức gà, thịt vịt không da hoặc băm nhỏ, hầm nhừ trước khi ăn để hệ tiêu hóa nhẹ gánh mà đại tràng vẫn được hưởng lợi.

Đu đủ chín

Đu đủ được chuyên gia dinh dưỡng đánh giá “sinh ra dành cho đại tràng” bởi có đặc tính nhuận tràng mạnh. Trong đủ đủ có chứa papain – một loại enzym có khả năng phân hủy protein, giảm gánh nặng tiêu hóa cho đại tràng. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn đu đủ cũng giúp ngăn ngừa táo bón, đầy hơi, cải thiện các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt.

Quả bơ

Bơ giàu dinh dưỡng, đồng thời cũng là nguồn omega 3 , chất xơ, protein cùng nhiều loại vitamin dồi dào giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của hệ tiêu hóa. Đại tràng cũng là một trong những cơ quan được hưởng nhiều lợi ích từ loại trái cây này. Thường xuyên thêm bơ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày như ăn cùng salad, sinh tố, ăn trực tiếp… sẽ giúp những người bị bệnh đại tràng cải thiện được các triệu chứng liên quan như táo bón, tiêu chảy, đi ngoài ra máu. Đặc biệt, omega 3 có trong loại trái cây này còn là phương thuốc kháng viêm tự nhiên giúp các tổn thương trong đại tràng nhanh được chữa lành.

Quả bơ

Quả lê

Thành phần chủ yếu của quả lê là nước, kali, chất xơ giúp làm sạch ruột già và cải thiện các triệu chứng khó chịu khi bị viêm đại tràng như táo bón, chướng hơi, đầy bụng, ăn không tiêu. Ngoài ra, thường xuyên ăn lê cũng là cách đơn giản để bạn bù nước và chất điện giải khi bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Quả chuối

Chuối là thực phẩm thuộc nhóm nhuận tràng và thường được khuyến nghị bổ sung cho các trường hợp bị táo bón, tiêu chảy do gặp vấn đề về đại tràng như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… Cùng với đó, loại trái cây này còn bổ sung chất điện giải và kali đảm bảo cho quá trình tiêu hóa thức ăn ở đại tràng. Lưu ý, chỉ ăn chuối chín kĩ và nên ăn 2 quả/ngày sau bữa ăn 30 phút.

Măng tây

Măng tây không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn rất giàu chất xơ, protein, kali, magie và nhiều loại vitamin. Tất cả đều góp phần duy trì cho bạn một sức khỏe tốt với đường ruột khỏe mạnh. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra, thực phẩm này chứa nhiều inulin – có khả năng thúc đẩy sự sinh trưởng của vi sinh vật có lợi cho đường ruột, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng ở đại tràng.

Cá hồi

Cá hồi nằm trong nhóm các loại cá béo giàu omega 3 so với những thực phẩm khác giúp tăng cường sức khỏe đại tràng cũng như sức khỏe của cả cơ thể.  Bởi Omega 3 hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc đại tràng trước sự tấn công của vi khuẩn có hại và các gốc tự do, ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Gừng

Gừng được coi là loại gia vị quen thuộc nhưng cũng là một vị không thể thiếu trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh đại tràng bởi khả năng chống viêm, giàu chất chống oxy hóa và mùi thơm đặc trưng giúp cải thiện nhiều vấn đề ở đường ruột như buồn nôn, ăn không tiêu, trào ngược dạ dày thực quản.

Tỏi

Tương tự như gừng, tỏi cũng được sử dụng rộng rãi trong các phương thuốc chữa bệnh đại tràng. Nhờ hoạt chất allicin được chiết xuất từ tỏi có tác dụng như một chất kháng sinh tự nhiên giúp bảo vệ đại tràng bằng cách tiêu diệt các tác nhân gây hại, nâng cao sức đề kháng cho ruột già. Khi sử dụng tỏi bạn nên giã nát để allicin được giải phóng hoàn toàn.

Củ cải đỏ

Củ cải đỏ rất giàu sắt, magiê, chất xơ và kali giúp kích thích tiêu hóa, chống táo bón, xoa dịu cơn đau bụng khi bị bệnh ở đại tràng. Người dùng có thể sử dụng củ cải đỏ để ép nước hoặc hầm để tăng cường sức khỏe đại tràng.

Rong biển

Rong biển

Rong biển cũng là một sự lựa chọn sáng suốt khi muốn tìm loại thức ăn thơm ngon, tốt cho đại tràng. Bên trong rong biển chứa alginate có khả năng kích thích niêm mạc ruột tiết ra nhiều chất nhầy để bôi trơn cho quá trình tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc ruột già trước sự tấn công của vi khuẩn cũng như các chất có hại.

Ngoài sử dụng những loại thức ăn trên, các chuyên gia cũng khuyên chúng ta nên sử dụng thực phẩm chức năng để chủ động phòng tránh và ngăn ngừa bệnh đại tràng, đặc biệt là ngăn ngừa ung thư đại tràng. Trong đó, Mason Colon – Hỗ trợ chức năng đại tràng được tin tưởng hơn cả bởi nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần tự nhiên mang đến công dụng bảo vệ đại tràng toàn diện.

Về xuất xứ, sản phẩm đến từ thương hiệu Mason Natural nổi tiếng hàng đầu tại Mỹ với hơn 300 sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sở hữu nhà máy đạt chuẩn cGMP Hoa Kỳ và hàng loạt tiêu chuẩn của tổ chức FDA Hoa Kỳ, những thành tựu ấy giúp người dùng hoàn toàn có thể “chọn mặt gửi vàng” khi quyết định lựa chọn sản phẩm đến từ Mason Natural.

Về thành phần, nguồn gốc tự nhiên từ 12 loại thảo dược: Bentonite, bột vỏ hạt mã đề (Plantago ovate), chiết xuất lá lúa mì, chiết xuất lá linh lăng, bột cây vỏ thiêng, chiết xuất lá lô hội, bột cây hắc mai, bột cây rễ đại hoàng, bột cây hải cẩu vàng, bột hạt tiểu hồi hương, bột quả chanh và bột yến mạch chính là “điểm vàng” níu chân người dùng bổ sung sản phẩm lâu dài mà chẳng lo tác dụng phụ hay phụ thuộc.

Cơ chế tác động của Mason Colon cũng là thế mạnh khiến các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường phải dè chừng, bởi nó bảo vệ đại tràng vô cùng trình tự và toàn diện từ Làm sạch, nhuận tràng ==> Cân bằng hệ vi sinh đường ruột ==> Kiểm soát co thắt đại tràng ==> Chống oxy hóa, chống viêm ==> Ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Nhờ đó, Mason Colon chính là “chân ái” cho đại tràng, được Nghệ sĩ Ưu tú Võ Hoài Nam và nhiều người dùng khác tin tưởng.

Nhờ đó, Mason Colon chính là “chân ái” cho đại tràng, được Nghệ sĩ Ưu tú Võ Hoài Nam và nhiều người dùng khác tin tưởng.

>>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY.

Kết luận: Như bạn thấy đấy, những thức ăn tốt cho đại tràng không hề là “cao lương mỹ vị” hay thực phẩm đắt đỏ gì cả, vậy nên hãy thường xuyên thêm những loại thức ăn trên vào thực đơn hàng ngày để có đại tràng khỏe mạnh cũng như cơ thể tràn đầy năng lượng.