Nội dung:

1. Những điều cần biết về căn bệnh đau đại tràng 

2. Những việc ‘tối kị” mà người bệnh đau đại tràng nên tuyệt đối tránh 

3. Người bị bệnh đau đại tràng nên làm gì, ăn gì? 

1. Những điều cần biết về căn bệnh đau đại tràng

Vị trí và chức năng của đại tràng

Nhắc đến đại tràng hay bệnh đau đại tràng, viêm đại tràng… chắc hẳn ai cũng biết. Nhưng chính xác vị trí của đại tràng ở đâu và có chức năng gì thì không phải ai cũng nắm được.

Đại tràng (hay còn được gọi với cái tên dân dã là ruột già) là một phần vô cùng quan trọng của hệ tiêu hóa nói riêng và cơ thể nói chung, được Y học cổ truyền xếp vào 1 trong 6 phủ tạng quan trọng của mỗi người. Về vị trí, đại tràng nằm ở phía gần cuối của đường đi thức ăn, thức ăn nạp vào thông qua miệng, xuống thực quản, dạ dày, ruột non rồi đến đại tràng và cuối cùng là hậu môn. Ở người trưởng thành, đại tràng có kích thước trung bình khoảng 1.48m nhưng cũng có trường hợp lên đến 1.9m và nếu so sánh, đại tràng chiếm khoảng 1/5 chiều dài của toàn bộ ống tiêu hóa.

Vị trí và chức năng của đại tràng

Thay vì nằm tập trung 1 chỗ trong khoang bụng như ruột non, ruột già nằm xung quanh bao trọn lấy ruột non nên các chuyên gia còn gọi là khung tràng, bao gồm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Ở mỗi phần, cụ thể là kết tràng lại được chia thành 4 phần nhỏ hơn: kết tràng ngang, kết tràng lên, kết tràng xuống và nằm gần trực tràng là kết tràng chậu hông (còn được gọi là kết tràng xích ma).

Trong cơ thể, đại tràng giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng: Hấp thụ chất dinh dưỡng, khoáng chất mà dạ dày và ruột non không thể hấp thụ được, tiêu hóa thức ăn khó tiêu, hấp thụ nước để làm mềm phân và đóng khuôn chất bã rồi đẩy xuống hậu môn và thải ra ngoài, tránh để chất thải tích tụ trong cơ thể gây ra bệnh tiêu hóa.

Có thể hiểu đơn giản, cơ chế hoạt động của đại tràng như sau: Ruột non sau khi hấp thụ phần lớn chất dinh dưỡng từ thức ăn thì những phần không hấp thụ được sẽ được đẩy xuống đại tràng trái (manh tràng). Tại đây, manh tràng sẽ hấp thụ chất lỏng, điện giải và tiến hành phân hủy thức ăn thành chất thải nhờ hệ vi sinh tự nhiên có trong thành ruột rồi cuối cùng tạo thành phân, đẩy xuống kết tràng và cuối cùng trực tràng là bộ phận tiếp nhận sẽ co bóp kết hợp nhu động ruột để thải phân ra ngoài thông qua hậu môn.

Từ đó có thể thấy được vai trò quan trọng của đại tràng, nếu đại tràng “bị ốm” nhất định sẽ sinh ra nhiều tình trạng bệnh của cơ thể, điển hình nhất là đau đại tràng.

Bệnh đau đại tràng

Bên trong đại tràng có một hệ vi sinh vật vô cùng đa dạng có nhiệm vụ lên men phần thức ăn chưa được tiêu hóa, ở trạng thái bình thường lợi khuẩn phát triển mạnh và có khả năng cân bằng, ức chế sự phát triển của hại khuẩn. Nhưng khi đại tràng có vấn đề, ví dụ thức ăn lạ, thói quen ăn uống thất thường, vi khuẩn bên ngoài xâm nhập… sẽ khiến hệ cân bằng này bị rối loạn, tạo điều kiện cho kí sinh trùng, hại khuẩn tăng lên… dẫn đến bệnh đau đại tràng (hay còn gọi là viêm đại tràng. Theo đó, tình trạng này xảy ra khi lớp lót phía bên trong của ruột già bị tổn thương khiến cơ chế hoạt động của bộ phận này bị rối loạn.

Bệnh đau đại tràng

Đau đại tràng có những biểu hiện tương đối rõ ràng nhưng ngạc nhiên là, người bệnh thường xuyên bỏ qua “cảnh báo” của cơ thể cho đến khi bệnh tiến triển xấu mới tìm cách chữa:

- Rối loạn tiêu hóa, kèm theo những thau đổi về tính chất phân, lúc thì táo bón và phân rắn, lúc thì tiêu chảy, phân lỏng, khi thì ngày đi nặng 5 -7 lần nhưng có thời điểm lại táo bón 3 – 5 ngày. Cùng với đó là cảm giác muốn đi đại tiện tiếp dù mới đi xong.

- Đạu bụng: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh đau đại tràng, các cơn đau xuất hiện bất thường, lúc âm ỉ, lúc dữ dội, lúc lại như kim châm. Kèm theo đau bụng người bệnh còn cảm thấy chướng bụng, đầy hơi rất khó chịu.

- Tiêu chảy, đi ngoài ra nước, phân sống, kèm theo dịch nhầy và đôi khi kèm theo máu.

- Chán ăn, ăn không ngon miệng, suy nhược cơ thể, sút cân, đau đầu, sốt, tim đập nhanh, căng thẳng, hồi hộp…

- Bụng phản ứng dữ dội khi ăn các thức ăn lạ, sống, tái, chưa nấu kĩ…

Đau đại tràng về bản chất không hề nguy hiểm như chúng ta nghĩ, nhưng không vì thế mà người bệnh được phép chủ quan, bỏ qua những biểu hiện đau đại tràng bởi từ đây, bệnh có thể tiến triển thành viêm đại tràng mãn tính, thậm chí là ung thư đại tràng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.

>>> Xem thêm: Tất tần tật về bệnh đại tràng – căn bệnh không của riêng ai

2. Những việc ‘tối kị” mà người bệnh đau đại tràng nên tuyệt đối tránh

Muốn kiểm soát, ngăn ngừa bệnh đau đại tràng, hãy tuyệt đối tránh những việc “tối kị” dưới đây:

Ăn uống kém khoa học

Chế độ ăn uống kém khoa học, giờ giấc ăn uống thất thường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh đau đại tràng. Thêm vào đó, bữa ăn ngập tràn đồ chế biến sẵn, đồ ăn chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn nhanh… mặc dù thơm ngon, tiện lợi cho cuộc sống bận rộn hiện nay cũng là “thủ phạm” khiến đại tràng ngày càng gần với nguy cơ ung thư. Không những vậy, những đồ ăn trên còn khiến cơ thể tăng cân, béo phì và gây ra nhiều bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch… khác, nên ăn uống kém khoa học chính là việc “đại kị” đầu tiên mà chúng ta không nên phạm phải để bảo vệ đại tràng luôn khỏe mạnh.

Ăn uống kém khoa học

Ăn các loại quả quá cứng, đồ ăn quá khô

Hoa quả là nguồn chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng không phải là tất cả. Đối với người bệnh đau đại tràng, nên tránh xa những loại quả quá cứng và đồ ăn quá khô như hoa quả sấy, hạnh nhân, quả hạch, bánh mì… và những thức ăn khó tiêu (mất nhiều thời gian để tiêu hóa).

Thêm vào đó, lười ăn rau xanh cũng là nguyên nhân khiến bệnh đau đại tràng thêm trầm trọng.

Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ uống có gas

Các chuyên gia Dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ uống có gas chính là “kẻ thù” không đội trời chung với lợi khuẩn đường tiêu hóa, điển hình là lợi khuẩn trong đại tràng, từ đó tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển, sinh trưởng mạnh mẽ để phá vỡ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra đau đại tràng. Muốn đại tràng khỏe mạnh không đau, hãy học cách nói lời tạm biệt với những đồ uống thơm ngon nhưng lại tràn đầy “nguy cơ” này nhé. Và cũng giống như thức ăn nhanh, đồ uống trên cũng tăng nguy cơ béo phì, tim mạch, mỡ máu, đột quỵ, về lâu về dài cũng đều là nguy cơ ung thư hiện diện khắp các bộ phận của cơ thể.

Thích ăn đồ tái, sống

Nhiều người rất thích ăn sushi, sashimi, tiết canh, hàu sống, các món gỏi… nhưng những thức ăn tái, sống chưa chế biến kĩ là một “ổ” chứa vi khuẩn, vi rút, hại khuẩn, mầm bệnh vô cùng lớn, một khi ăn vào cơ thể không chỉ gây hại cho đại tràng mà các loại giun sán, sán lá gan, khuẩn cầu… còn có khả năng di chuyển để gây hại cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Hiện nay, cũng không hiếm các trường hợp ăn đồ tái sống bị nhiễm giun sán phải nhập viện, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Thích ăn đồ tái, sống

Vậy nên, hãy áp dụng nguyên tắc “ăn chín uống sôi” để bảo vệ đại tràng.

Thường xuyên căng thẳng, stress

Những biểu hiện của đau đại tràng, điển hình là rối loạn đại tiện và tính chất phân có liên quan trực tiếp đến sự co bóp bất thường của các cơ trơn đại tràng. Ở trạng thái bình thường, nhu động đại tràng sẽ co bóp nhịp nhàng, liên tục đẩy phân dần về phía hậu môn với tốc độ vừa đủ để giúp nước trong phân được hấp thụ tạo thành khuôn phân bình thường. Sự vận động của đại tràng (nhu động ruột) được chi phối bởi hệ thần kinh não ruột. Khi căng thẳng, stresss cơ thể xảy ra sự rối loạn trong việc giải phóng các chất kích thích và ức chế dẫn truyền thần kinh ở ruột. Từ đó có thể khiến thần kinh ruột bị kích thích quá mức, cơ trơn đại tràng co thắt mạnh (nguyên nhân của tiêu chảy, các cơn co thắt đại tràng), nhưng cũng có thể khiến cơ trơn đại tràng giảm co bóp dẫn đến táo bón, phân cứng…

Thêm vào đó, những căng thẳng, stress cũng được ví như “con dao” giết chết lợi khuẩn đường ruột, khiến hệ vi khuẩn đường ruột bị mất cân bằng và rối loạn, dẫn đến đau đại tràng và lâu dần là các biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, stress và đau đại tràng có mối quan hệ qua lại với nhau tạo thành vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị. Do đó, việc cần làm là tác động đồng thời vừa tránh căng thẳng, stress vừa có những biện pháp can thiệp để đại tràng khỏe mạnh hơn.

Lười rèn luyện thể chất

Tập luyện thể dục thể thao sẽ giúp cho hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, đối với những người không thường xuyên luyện tập thì hệ tiêu hóa của họ hoạt động kém, thức ăn được xử lý chậm trước khi đi vào thành dạ dày. Điều này sẽ gây cản trở quá trình tiêu hóa và lâu ngày sẽ là nguyên nhân đau đại tràng.

Lười rèn luyện thể chất

Mỗi ngày, người dân nên dành 1 tiếng đồng hồ để luyện tập thể dục thể thao, có thể là chạy bộ hoặc đi bộ hoặc cũng có thể là bơi lội hay tập gym. Bất kỳ môn thể thao vận động nào cũng có ảnh hưởng tích cực đối với sức khỏe của người tập luyện.

3. Người bị bệnh đau đại tràng nên làm gì, ăn gì?

Người bệnh hoàn toàn có thể chủ động trong việc phòng tránh, ngăn ngừa và làm giảm các cơn đau đau đại tràng mang lại. Ngoài tránh làm những việc “tối kị” ở trên, hãy tích cực thực hiện những việc dưới đây:

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Chế độ ăn uống lành mạnh là chìa khóa mở ra cánh cửa giúp đại tràng khỏe mạnh, cụ thể, hãy tích cực ăn những thực phẩm được chuyên gia dành riêng cho đại tràng như: sữa chua, các loại cá béo (cá hồi, cá mòi, cá ngừ), thịt nạc, quả bơ, chuối, xoài, ngũ cốc tinh chế, trứng, rau củ được nấu chín… đặc biệt là bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.

Bên cạnh đó, hãy hạn chế và nếu có thể hãy “SAY NO” với đồ chế biến sẵn, đồ uống kích thích, chứa cồn, có gas…

Luôn thực hiện nguyên tắc “ĂN CHÍN UỐNG SÔI”

Luôn thực hiện nguyên tắc “ĂN CHÍN UỐNG SÔI”

Ăn chín uống sôi, chế biến kĩ thức ăn, lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm chính là cách chủ động tác đại tràng khỏi vi khuẩn và mầm bệnh.

Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần

Việc tẩy giun giúp làm sạch đường ruột, loại bỏ những kí sinh trùng khỏi hệ thống tiêu hóa, bao gồm cả đại tràng, tạo điều kiện cho đại tràng luôn hoạt động tốt nhất trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng, bài tiết chất thải…

Tạo thói quen đi vệ sinh khoa học, tránh nhịn vệ sinh quá lâu

Việc nhịn vệ sinh có thể khiến đại tràng hấp thụ lại nước từ đó phân sẽ khô và cứng hơn, gây ra tình trạng táo bón, khó đi…

Tích cực rèn luyện thể chất

Hãy dành ra ít nhất 1 tiếng mỗi ngày, chỉ đơn giản là đi bộ hoặc có thể tập luyện thể thao để không chỉ giúp đại tràng khỏe mạnh mà còn giúp cả cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.

Hạn chế căng thẳng, stress

Hạn chế căng thẳng, stress

Như chia sẻ ở trên, stress là “đầu mối” khiến đau đại tràng ngày càng nặng hơn, cắt đứt nguồn cơn bằng cách giảm stess căng thẳng, luôn giữ tâm trạng thoải mái chính là cách đơn giản nhất để bảo vệ đại tràng khỏi những cơn đau, viêm, co thắt và rối loạn.

Chủ động phòng tránh bệnh đau đại tràng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nguyên tắc ấy chưa bao giờ sai. Cách tốt nhất để những cơn đau đại tràng hay bất kì bệnh gì liên quan đến đại tràng không có cơ hội ghé thăm chúng ta chính là chủ động phòng tránh nó.

Hiện nay, sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng và hỗ trợ điều trị đang được mọi người hết sức ưa chuộng và trở thành “xu hướng” để bảo vệ đại tràng. Mặc dù được “nhập cư” và nước ta chưa lâu nhưng Mason Colon – Hỗ trợ chức năng đại tràng đã nhanh chóng tạo được sự tin cậy từ phía người dùng trong cả việc giảm các triệu chứng bệnh đại tràng và cả ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Cụ thể, Mason Colon là sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Mỹ thuộc thương hiệu Mason Natural nổi tiếng với hơn 300 sản phẩm thực phẩm chức năng, hỗ trợ điều trị cùng nhà máy sản xuất hiện đại đạt tiêu chuẩn cGMP và những tiêu chuẩn khắt khe của FDA Hoa Kỳ, đây chính là một trong những thế mạnh của Mason Colon so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường.

Với thành phần hoàn toàn thiên nhiên an toàn dựa trên công thức độc quyền của Mason Natural kết hợp 12 loại thảo dược: Bentonite, bột vỏ hạt mã đề (Plantago ovate), chiết xuất lá lúa mì, chiết xuất lá linh lăng, bột cây vỏ thiêng, chiết xuất lá lô hội, bột cây hắc mai, bột cây rễ đại hoàng, bột cây hải cẩu vàng, bột hạt tiểu hồi hương, bột quả chanh, bột yến mạch. Mỗi một loại thảo dược lại có những công dụng khác nhau để tác động và bảo vệ đại tràng theo 5 bước: Làm sạch, nhuận tràng ==> Cân bằng hệ vi sinh đường ruột ==> Kiểm soát co thắt đại tràng ==> Chống oxy hóa, chống viêm ==> Ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Mason Colon – Hỗ trợ chức năng đại tràng

Nhờ đó, Mason Colon đã nhanh chóng trở thành “bạn đồng hành” không thể thiếu của người dùng Việt, đặc biệt đây chính là bảo bối của NSƯT Võ Hoài Nam mỗi khi đi quay hay đi bất kì đâu.

>>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY