Nội dung:

1. Đại tràng – cơ quan của hệ tiêu hóa đảm nhiệm đa chức năng 

2. Những điều cần biết về co thắt đại tràng – căn bệnh đang dần được coi là “bệnh thời đại” 

3. Những cách chủ động phòng tránh co thắt đại tràng 

1. Đại tràng – cơ quan của hệ tiêu hóa đảm nhiệm đa chức năng

Đại tràng (hay có tên gọi dân dã là ruột già) là phần gần cuối cùng nằm trong hệ tiêu hóa, nơi mà thức ăn sẽ được tiêu hóa, hấp thụ những chất mà dạ dày, ruột non chưa hấp thụ hết trước khi đóng thành khuôn phân và bài tiết ra khỏi cơ thể qua hậu môn. Đại tràng có độ dài trung bình khoảng 1.5 mét nhưng có những trường hợp đặc biệt, đại tràng dài tới gần 2 mét. Đặc biệt, ruột già có chiều dài chỉ bằng ¼ ruột non nhưng lại có tiết diện lớn hơn và nằm xung quanh ruột non nên các chuyên gia cũng gọi đại tràng là khung đại tràng.

Đại tràng – cơ quan của hệ tiêu hóa đảm nhiệm đa chức năng

Đại tràng của một người khỏe mạnh sẽ được chia thành 3 phần chính, gồm: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Trong đó, manh tràng và kết tràng được ngăn với nhau bằng một van khóa có chức năng ngăn cản các chất thải ở ruột già thấm ngược lại vào ruột non. Vì vậy, ranh giới của manh tràng và kết tràng cũng chính là nơi giao nhau giữa ruột non và ruột già.

Như ai cũng biết, đại tràng có chức năng vô cùng quan trọng và không thể bộ phận nào có thể thay thế. Cụ thể:

Chức năng tiêu hóa và hấp thụ

Đại tràng mất khoảng 16 tiếng để hoàn thành các quá trình còn lại của hệ thống tiêu hóa. Trong đó phải kể đến tầm quan trọng của hệ tạp khuẩn ruột (Gut flora) trong đại tràng, chính hệ tạp khuẩn ruột này là yếu tố giúp chuyển hóa những hợp chất mà ống tiêu hóa trước đó chưa làm được.

Một số loại vi khuẩn trong đại tràng có loại enzyme mà tế bào người không có, giúp phá vỡ các phân tử polysaccharide nhất định ví dụ như: một số loại tinh bột và protein, chất xơ, oligosaccharide và đường như lactose, chất nhầy ở ruột… Vi khuẩn ở đại tràng biến các carbohydrate mà chúng lên men thành các acid béo chuỗi ngắn, bao gồm acid acetic, acid propionic và acid butyric. Các acid béo chuỗi ngắn này có thể được cơ thể người sử dụng như một nguồn cung cấp năng lượng, đồng thời giúp hấp thu các khoáng chất cần thiết như Canxi, Magie và Sắt.

Chức năng tiêu hóa và hấp thụ

Đồng thời, đại tràng cũng là nơi chứa hệ vi sinh vật lớn nhất của con người, trong khi cơ thể người có khoảng 10 nghìn tỷ tế bào thì ruột có thể chứa một lượng vi sinh vật gấp khoảng 10 lần như vậy. Trong đại tràng vi khuẩn chiếm tới 60% khối lượng phân khô, có khoảng 300 đến 1000 loài vi khuẩn, trong đó 99% thuộc 30-40 loài nhất định. Các vi sinh vật này sản xuất một lượng lớn vitamin, trong đó quan trọng nhất là vitamin K và Biotin, mặc dù lượng này không hoàn toàn đáp ứng tối đa nhu cầu cơ thể người, nhưng nó rất hữu ích nếu như người bệnh có chế độ ăn nghèo dinh dưỡng. Do đó, lượng vitamin mà cơ thể hấp thu được từ các vi sinh vật hội sinh ở ruột già là vô cùng quan trọng.

Như vậy, mặc dù đại tràng không trực tiếp làm nhiệm vụ phân cắt thức ăn như ở dạ dày hay hấp thu tối đa dinh dưỡng ở ruột non, nhưng nó sẽ tiêu hóa nốt một số chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, giúp tối ưu quá trình tiêu hóa dinh dưỡng từ thức ăn. Điều này lí giải vì sao khi sử dụng kháng sinh dài ngày, hệ vi sinh đường ruột bị tiêu diệt sẽ dẫn đến rất nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.

Đóng khuôn chất thải và bài tiết ra khỏi cơ thể

Đại tràng có nhiệm vụ hấp thụ phần nước còn lại sau khi 90% nước đã ruột non tiêu hóa trước đó, sau khi tiêu hóa xong đại tràng sẽ chuyển nước qua thận để bài tiết ra ngoài. Đồng thời, chất bã của thức ăn sau khi được tiêu hóa hết ở đại tràng được trộn cùng với nước, vi khuẩn, chất bài tiết của ruột và tế bào thượng bì bong tróc của ruột hình thành nên phân trong đại tràng. Cứ mỗi 500ml dư lượng thức ăn đi vào manh tràng mỗi ngày thì có khoảng 150ml trở thành phân. Phân được loại bỏ thông qua các cơn co thắt của các cơ trực tràng. Sự hiện diện của phân trong ống hậu môn sẽ gửi tín hiệu đến não, cho phép cơ thể lựa chọn chủ động mở cơ thắt hậu môn ngoài (đại tiện) hoặc giữ nó tạm thời đóng lại. Nếu bạn quyết định trì hoãn việc đại tiện, sẽ mất vài giây để các cơn co thắt phản xạ dừng lại và trực tràng thư giãn trở lại, sau đó chuyển động khối trong đại tràng tiếp theo đó sẽ tiếp tục kích hoạt phản xạ đại tiện bổ sung cho đến khi hoạt động đại tiện được diễn ra.

Nếu việc đại tiện bị trì hoãn trong một thời gian dài, nước trong phân sẽ được hấp thu thêm vào cơ thể khiến cho phân cứng hơn và có khả năng dẫn đến táo bón. Mặt khác nếu chất thải di chuyển quá nhanh khiến cơ thể không kịp hấp thu đủ nước thì sẽ dẫn đến tiêu chảy.

Làm giảm độ acid và bảo vệ khỏi nhiễm trùng của đại tràng

Niêm mạc đại tràng tiết ra bicarbonat để trung hòa độ acid tăng lên do sự hình thành của các acid béo chuỗi ngắn như đã đề cập ở trên, giữ cho độ pH ở ruột ở mức bình thường, đồng thời lớp niêm mạc này cũng có vai trò như một hàng rào giúp bảo vệ ruột khỏi bị vi khuẩn xâm lấn.

Đại tràng, đặc biệt là phần ruột thừa cũng là nơi tập hợp một số mô bạch huyết có vai trò trong khả năng miễn dịch. Các mô bạch huyết ở đại tràng giúp sản xuất kháng thể, nhờ đó có thể ngăn ngừa nhiễm trùng từ các vi khuẩn có hại ngoài cơ thể.

Từ 3 chức năng trên có thể hình dung được đại tràng quan trọng như thế nào với hệ tiêu hóa và cơ thể. Đây cũng là bộ phận nhạy cảm dễ bị tổn thương và “dễ ốm” nên cần chúng ta chăm sóc “kĩ” để tránh được các bệnh đại tràng thường gặp, nhất là co thắt đại tràng.

>>> Xem thêm: Tất tần tật về bệnh đại tràng – căn bệnh không của riêng ai

2. Những điều cần biết về co thắt đại tràng – căn bệnh đang dần được coi là “bệnh thời đại”

Co thắt đại tràng là tình trạng rối loạn chức năng ở đại tràng khiến nhu động ruột co bóp thất thường gây đau đớn dữ dội, thậm chí có thể sờ thấy cục nổi lên dọc theo khung đại tràng. Bệnh còn có tên gọi khác là hội chứng ruột kích thích, bệnh đại tràng chức năng… Mặc dù co thắt đại tràng được đánh giá là bệnh tiêu hóa tiêu hóa lành tính nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh bởi những cơn đau bụng, đi ngoài liên tục, ăn uống khó tiêu, chán ăn… Và khi không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư đại tràng.

2.1 Biểu hiện của co thắt đại tràng

Đau quặn bụng

Đau quặn bụng là biểu hiện đầu tiên và rõ ràng nhất của co thắt đại tràng nhưng lại hay bị đánh đồng với nhiều bệnh khác và thường bị người bệnh bỏ qua. Với bệnh nhân bị co thắt đại tràng sẽ thường xuyên gặp phải những cơn đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn lên từng cơn ở vùng bụng dưới rốn và hai bên mạn sườn, đặc biệt, các cơn đau sẽ tăng mạnh khi người bệnh lo âu, căng thẳng. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ nóng khi ăn đồ chua cay, hải sản, đồ ăn tái sống, đồ ăn lạ… Hầu hết các cơn đau bụng sẽ giảm sau khi xì hơi hoặc đi đại tiện, nhưng cũng có trường hợp người bệnh vừa đi ngoài xong đã xuất hiện cơn đau quặn bụng khác.

Đau quặn bụng

Rối loạn đại tiện

Người bệnh co thắt đại tràng có thể bị rối loạn đại tiện, thường là đi vệ sinh nhiều hơn 2 lần mỗi ngày (khoảng 2 – 6 lần/ngày), có lúc đi phân lỏng, tiêu chảy nhưng lại có lúc táo bón, nhưng đa phần là phân lỏng kèm chất nhầy, lẫn máu… Đồng thời người bệnh luôn có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng khi đi lại khó ra, vừa đi xong lại muốn đi tiếp.

Mệt mỏi, suy nhược

Biểu hiện co thắt đại tràng kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược, sút cân, xanh xao… Nhiều trường hợp còn xuất hiện hiện tượng khó thở, căng thẳng, mất ngủ.

Bị tác động bởi yếu tố thần kinh

Các triệu chứng co thắt đại tràng sẽ nặng và xuất hiện với tần suất nhiều hơn nếu bệnh nhân thường xuyên căng thẳng, lo âu, stress. Đây chính là sự khác biệt lớn nhất giúp người bệnh phân biệt được co thắt đại tràng với các bệnh đại tràng khác như viêm đại tràng.

Bị tác động bởi yếu tố thần kinh

Trên đây là những biểu hiện ban đầu khi co thắt đại tràng còn trong giai đoạn “sơ khai”, còn khi đã phát triển thành mãn tính với mức độ nghiêm trọng hơn, biểu hiện của bệnh sẽ:

- Xuất hiện chảy máu trực tràng.

- Tiêu chảy vào ban đêm.

- Khó nuốt thức ăn.

- Thiếu máu do thiếu sắt.

- Sụt cân nhanh không rõ nguyên do.

- Nôn nhiều.

- Đi đại tiện nhiều lần trong ngày hoặc nhiều ngày lại không đại tiện được.

- Đau bụng quặn thắt thường xuyên, cơn đau tăng không giảm dù đi ngoài hay xì hơi.

Vậy nên, khi gặp những triệu chứng này, bệnh nhân cần sớm tới thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị sớm.

2.2 Nguyên nhân co thắt đại tràng

Tính đến thời điểm hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân của co thắt đại tràng, nhưng cũng đã khoanh vùng đượcu những nguyên nhân chính:

Nhu động tiêu hóa hoạt động kém

Nhu động ruột là cơ quan quan trọng của hệ tiêu hóa, giúp co bóp trộn đều thức ăn và vận chuyển qua các bộ phận của đường tiêu hóa. Các nghiên cứu chỉ ra, người bị đại tràng co thắt có nhu động ruột bị thay đổi cường độ co bóp, cụ thể là hoạt động kém hơn bình thường.

Nhu động tiêu hóa hoạt động kém

Nhu động ruột làm việc bất thường gây rối loạn tiêu hóa, cường độ co bóp nhanh gây triệu chứng đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng, nhưng nếu co bóp chậm làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn. Điều này khiến phân trở nên khô cứng, gây táo bón.

Yếu tố tâm lý

Như vừa chia sẻ ở trên, người bệnh co thắt đại tràng sẽ cảm thấy đau và khó chịu hơn khi căng thẳng, stress, mệt mỏi, và đây cũng là yếu tố hàng đầu dẫn đến đại tràng co thắt nói riêng và nhiều bệnh lý liên quan đến đại tràng, tiêu hóa khác. Cụ thể, tâm lý càng mất ổn định, áp lực stress tăng thì triệu chứng bệnh càng rõ ràng. Nhiều phân tích cho thấy, tâm lý tác động xấu đến dây thần kinh của hệ tiêu hóa, làm rối loạn hoạt động và gây bệnh.

Bên cạnh đó, stress căng thẳng khiến các tín hiệu giữa não và ruột phối hợp kém, gây những rối loạn của quá trình tiêu hóa. Điều này lí giải tại sao bệnh nhân đại tiện thất thường, lúc bị tiêu chảy, lúc bị táo bón.

Hệ miễn dịch đường ruột suy giảm

Khi mắc co thắt đại tràng nói riêng và các bệnh liên quan đến tiêu hóa nói chung, hệ miễn dịch đường ruột của chúng ta lúc này bị suy giảm, lợi khuẩn suy yếu không “làm tròn” nhiệm vụ cân bằng hệ tiêu hóa tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh nhiễm trùng và biểu hiện của nó là tiêu chảy nặng kéo dài. Việc tiêu chảy khiến người bệnh mệt mỏi, mất nước và sút cân nhanh chóng.

Hệ miễn dịch đường ruột suy giảm

Thay đổi hệ vi sinh đường ruột

Hệ vi sinh đường ruột bị thay đổi đột ngột có thể là nguyên nhân khiến ruột già co thắt bất thường và gây ra các triệu chứng của viêm đại tràng co thắt. Thực tế cũng cho thấy, đa phần người mắc bệnh lý này đều có chế độ ăn ít chất xơ, hầu như không bổ sung probiotic và sử dụng kháng sinh bừa bãi, kéo dài. Những yếu tố này đều khiến hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn và tăng nguy cơ mắc bệnh.

Chế độ ăn uống kém lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học luôn tốt cho sức khỏe của cơ thể và đại tràng cũng không ngoại lệ. Bởi thói quen ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên ăn đồ cay nóng, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn tái sống, đồ uống chứa cồn, chất kích thích… cùng đó là thói quen ăn nhanh, không nhai kĩ, ăn uống thất thường không đúng bữa cũng là những “con dao” khiến hệ tiêu hóa và đại tràng bị ảnh hưởng, gây ra các bệnh liên quan, đại tràng co thắt là một ví dụ.

Rối loạn nội tiết tố

Theo nhiều nghiên cứu và số liệu thống kê, phụ nữ có nguy cơ mắc co thắt đại tràng cao gấp đôi so với đàn ông, lý do có sự chênh lệch này là vì ở nữ giới thường xuyên có sự thay đổi hormone nội tiết vào các thời điểm như chu kỳ kinh nguyệt, sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ, tiền mãn kinh, mãn kinh… Khi lượng nội tiết thay đổi sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể và cả đại tràng. Do đó, gây ra viêm đại tràng co thắt.

Dị ứng thức ăn

Một trong những nguyên nhân gây co thắt đại tràng chính là dị ứng thực phẩm. Những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, chứa nhiều đường, chất ngọt… có thể khiến đường ruột bị dị ứng hoặc làm giảm lớp niêm mạc bảo vệ đường ruột. Nếu cứ kéo dài tình trạng này thì tình trạng co thắt đại tràng là điều khó tránh khỏi.

Dị ứng thức ăn

Lạm dụng thuốc kháng sinh

Những người thường xuyên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh hoặc quá lạm dụng kháng sinh đều không có lợi cho đường ruột. Thậm chí, kháng sinh liều cao hoặc dùng quá nhiều kháng sinh còn gây phá hủy đường ruột và các cơ quan trong cơ thể. Bởi vậy, viêm đại tràng co thắt hoàn toàn có thể xảy ra.

Di truyền

Thông thường những người có bố mẹ, ông bà mắc viêm đại tràng co thắt thì con cái sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn những người mà ông bà, bố mẹ không bị bệnh này.

3. Những cách chủ động phòng tránh co thắt đại tràng

3.1 Thay đổi lối sống

Co thắt đại tràng có một phần nguyên nhân từ chế độ ăn uống sinh hoạt kém lành mạnh và căng thẳng, stress quá độ. Do đó, muốn chủ động phòng ngừa bệnh cần thay đổi lối sống trước tiên.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Chế độ ăn là yếu tố rất quan trọng và là yêu cầu cần thiết trong hỗ trợ điều trị co thắt đại tràng. Để bệnh nhanh khỏi cũng như chủ động phòng tránh co thắt đại tràng cần có một chế độ ăn hợp lý với việc tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả tươi. Khi ăn, người bệnh cần ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ các bữa ăn chính tránh tạo áp lực cho dạ dày. Nên uống nhiều nước khi bị táo bón, nên ăn thức ăn dễ tiêu khi bị tiêu chảy.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh những loại thức ăn có hại cho tiêu hóa như đồ ăn khó tiêu sinh hơi nhiều, các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…,  đồ ăn cay nóng, chế biến sẵn, thức ăn chứa nhiều acid như chanh, xoài…

Tăng cường vận động thể chất và sinh hoạt khoa học

Ai trong chúng ta cũng nên tập cho mình thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất là nên đi đại tiện vào buổi sáng để ngăn ngừa táo bón và tiêu chảy, đồng thời không nên nhịn vệ sinh quá lâu để tránh các bệnh liên quan đến đại tràng.

Bên cạnh đó, một chế độ sinh hoạt khoa học, tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng, giúp hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn.

Hạn chế căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress thường xuyên cũng là yếu tố chính dẫn đến co thắt đại tràng, do đó nếu đã hoặc chưa bị đại tràng co thắt, chúng ta nên hạn chế căng thẳng stress bằng cách xây dựng kế hoạch làm việc khoa học kết hợp nghỉ ngơi hợp lý.

Thực hiện phương pháp xoa bụng

Đây là cách rất đơn giản có thể giúp bạn giảm ngay các triệu chứng bệnh. Bạn dùng tay tự masage bụng theo chiều kim đồng hồ dọc theo khung đại tràng, làm liên tục trong khoảng 5 – 10 phút vào mỗi buổi sáng, bạn sẽ thấy bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

3.2 Áp dụng các bài thuốc dân gian

Đối với những trường hợp bệnh co thắt đại tràng mới ở giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng cũng như phòng ngừa đại tràng co thắt.

Dùng củ riềng chữa viêm đại tràng co thắt

Dùng củ riềng chữa viêm đại tràng co thắt

Riềng có tác dụng chống nôn, làm ấm tì vị, làm tăng chức năng tì thổ, có tác dụng làm giảm co thắt. Để dùng bài thuốc này, bạn làm như sau:

Lấy 6g gừng và khoảng 50g rễ và vỏ củ riềng (tất cả nguyên liệu đã được phơi khô) đem đi rửa sạch. Sau đó cho vào nồi, thêm nước và đun sôi kĩ. Sau đó tắt bếp rồi chắt lấy nước đem chia thành hai lần uống trong ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy 20g riềng và 20g lá lốt tươi đem sắc lấy nước uống hàng ngày cũng mang lại hiệu quả chữa các triệu chứng bệnh tốt.

Hỗ trợ điều trị đại tràng co thắt từ cây mã đề

Để áp dụng bài thuốc này trong chữa bệnh, bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 16g mã đề, 3g lá chè xanh. Bạn đem sao vàng mã đề, cho vào ấm và hãm với nước chè xanh. Dùng trong ngày, kiên trì trong một thời gian sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc từ lá mơ lông chữa viêm đại tràng co thắt

Lá mơ lông có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng viêm tốt, do đó dùng nó để điều trị bệnh viêm đại tràng co thắt cũng mang lại hiệu quả cao. Bạn có thể dùng lá mơ lông để làm nước uống hoặc chế biến nó thành các món ăn đều được.

Để làm nước lá mơ lông, bạn chuẩn bị khoảng 20 lá mơ lông, đem rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống. Kiên trì sử dụng hàng ngày cho đến khi bệnh giảm thì ngưng.

Hoặc thái nhỏ lá mơ rồi trộn đều với trứng gà. Đặt lá chuối vào chảo rồi đổ hỗn hợp vừa rồi lên để nướng. Khi chín lấy ra ăn.

Ngoài ra các bài thuốc từ củ sen, mật lợn, gạo lứt, rau diếp cá (Sao khô lá diếp cá rồi dùng để pha nước uống như pha trà), Cây vối (Vò nát lá vối rồi đun lấy nước uống hàng ngày) cũng có thể áp dụng để ngăn ngừa, phòng tránh co thắt đại tràng hiệu quả.

Những bài thuốc dân gian có ưu điểm là an toàn, dễ làm, tiết kiệm chi phí nhưng nó lại không mang lại hiệu quả nhanh chóng. Vì vậy bạn cần phải kiên trì dùng trong một thời gian thì thuốc mới phát huy tác dụng chữa bệnh. Lưu ý, đây chỉ là phương pháp hỗ trợ cho việc điều trị chính chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

3.3 Sử dụng thực phẩm chức năng cho đại tràng

Sử dụng thực phẩm chức năng giúp tăng cường chức năng, bổ sung lợi khuẩn, làm sạch đại trang đang trở thành xu hướng hiện nay và được các chuyên gia khuyên làm, bởi bao giờ “phòng bệnh cũng hơn chữa bệnh”.

Nếu bạn chưa biết sử dụng sản phẩm tốt cho đại tràng nào giữa hàng trăm nghìn sản phẩm đươc giới thiệu hiện nay trên thị trường, thì hãy cân nhắc Mason Colon – Thực phẩm hỗ trợ chức năng đại tràng đến từ thương hiệu Mason Natural nổi tiếng hàng đầu tại Mỹ, được người dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới tin tưởng, ưa chuộng và coi là “bảo bối” dành cho đại tràng, trong đó có Việt Nam.

 Mason Colon – Thực phẩm hỗ trợ chức năng đại tràng

Mason được chiết xuất dưới dạng viên nang dễ uống và hấp thụ, không chỉ đem đến tác dụng hỗ trợ chức năng đại tràng, bổ sung chất xơ để cân bằng hệ vi sinh đường ruột mà còn giúp người dùng chủ động ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đại tràng như viêm đại tràng, co thắt đại tràng và đặc biệt là phòng ngừa ung thư đại tràng.

Cụ thể, khi vào cơ thể, các thành phần tự nhiên an toàn trong Mason Colon sẽ tác động đến đại tràng theo 5 bước:

Bước 1: Làm sạch - nhuận tràng

Bước 2: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Bước 3: Kiểm soát co thắt đại tràng

Bước 4: Chống oxy hóa, chống viêm

Bước 5: Ngăn ngừa ung thư đại tràng

Chính nhờ những ưu điểm vượt trội nên không có gì khó hiểu khi Mason Colon trở thành sản phẩm đồng hành không thể thiếu với nhiều người, nhất là những bệnh nhân mắc bệnh đại tràng, những người có nguy cơ bệnh đại tràng cao, chế độ ăn uống thất thường…

 Mason Colon – Thực phẩm hỗ trợ chức năng đại tràng

>>> Xem chi tiết sản phẩm TẠI ĐÂY