Nội dung

1. Co thắt đại tràng là gì?

2. Nguyên nhân làm co thắt đại tràng

3. Triệu chứng thường gặp ở người bệnh co thắt đại tràng

4. Đối tượng dễ mắc co thắt đại tràng

5. Mức độ nguy hiểm của bệnh co thắt đại tràng

6. Cách thức chuẩn đoán co thắt đại tràng

7. Các phương pháp điều trị co thắt đại tràng

1. Co thắt đại tràng là gì?

co thắt đại tràng

Co thắt đại tràng là một bệnh lý đặc biệt của đại tràng. Ngoài cái tên co thắt đại tràng bệnh còn được gọi là hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh đại tràng cơ năng. Bệnh biểu hiện bằng sự rối loạn chức năng đại tràng nhưng không có tổn thương thực tể ở đại tràng như rối loạn tính chất phân, tăng co bóp đại tràng…

Co thắt đại tràng ít ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng vì yếu tố tâm lý khi bệnh nhân lo lắng dẫn đến rối loạn nặng về chức năng của đại tràng. Bệnh có tác động không nhỏ đến chất lượng cuộc sống.

Co thắt đại tràng được phân làm 3 dạng cơ bản dựa trên sự khác biệt về triệu chứng gặp phải:

Dạng 1: Có triệu chứng đau bụng và tiêu chảy

Dạng 2: Có triệu chứng đau bụng và táo bón

Dạng 3: Có triệu chứng đạu bụng và kèm tiêu chảy hoặc táo bón

2. Nguyên nhân làm co thắt đại tràng

Co thắt đại tràng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định được rõ nguyên, tuy nhiên các bác sỹ đã đưa ra được rất nhiều yếu tố nguy cơ thường tác động tới sự xuất hiện của bệnh:

- Rối loạn nhu động ruột

Thức ăn được vận chuyển và tiêu hòa nhờ sự co bóp nhịp nhàng của nhu động ruột. Với những người mắc bệnh co thắt đại tràng, nhu động ruột sẽ thay đổi cường độ co bóp. Trường hợp các cơn co thắt diễn ra liên tục và kéo dài hơn bình thường sẽ khiến lượng phân bị đẩy ra nhanh hơn, đại tràng không có thời gian để hấp thu nước từ đó gây chướng bụng, đầy hơn và tiêu chảy. Ngược lại, cơn co thắt yếu có thể làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn, khiến đại tràng hấp thụ gần như hết lượng nước có trong phân, khiến phân trở nên khô cứng gây táo bón.

- Tăng tính nhạy cảm của ruột

Giữa ruột và não luôn có các tín hiệu, khi các tín hiệu này phối hợp kém có thể khiến cơ thể phản ứng thái quá với sự thay đổi trong quá trình tiêu hóa dẫn đến đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón.

- Tâm lý

Căng thẳng, stress… không trực tiếp gây co thắt đại tràng, nhưng đối với các trường hợp thường xuyên rơi vào tình trạng tâm lý bất ổn trên các triệu chứng bệnh trở nên rõ ràng hơn. Lúc này, các dây thần kinh hệ thống tiêu hóa làm cho cơ thể trở nên khó chịu hơn bình thường, khiến bụng căng tức.

- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ

Khi nội tiết tố nữ thay đổi sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể và khi đó đại tràng cũng bị ảnh hưởng. Biểu hiện của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn vào các thời kì kinh nguyệt, sinh con, nuôi con bằng sữa mẹ, tiền mãn kinh và mãn kinh.

- Ăn uống không hợp lý

Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh khiến cho đường ruột phải đối mặt với nhiều nguy cơ xâm nhập bởi các loại vi khuẩn có hại. Chúng có thể tiêu diệt và làm giảm lượng lợi khuẩn có trong ruột, từ đó làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Ngoài thực phẩm bẩn, các nhóm thực phẩm và đồ uống không lành mạnh cũng sẽ làm gia tăng tình trạng co thắt đại tràng như: Bia rượu, cà phê, nước ngọt có gas, đồ ăn nhanh, đồ chiên xào dầu mỡ, chất kích thích, trái cây họ cam quýt, các sản phẩm từ sữa…

Thêm một vấn đề khác, thói quen ăn uống không đúng cách như: Ăn uống thất thường, hay bỏ bữa, ăn quá nhanh… cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ruột.

- Dị ứng với một số thực phẩm

Ở một số người, cơ địa thường có những phán những với một số chất nhất định (dị ứng). Khi ăn uống phải các loại thực phẩm có chứa thành phần gây phản ứng kích thích có thể khiến cho đường ruột bị dị ứng hoặc làm giảm lớp niêm mạc bảo vệ đường ruột gây co thắt đại tràng.

- Sử dụng thuốc kháng sinh nhiều

Những người thường xuyên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đường ruột. Thậm chí, nếu dùng kháng sinh liều cao hoặc sử dụng quá nhiều kháng sinh trong thời gian dài còn gây phá hủy đường ruột và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan khác của cơ thể như: Gan, thận, dạ dày…

- Những nguy cơ gây bệnh khác

Bên cạnh những yếu tố có khả năng tác động gây bệnh co thắt đại tràng trên, còn một vài lý do khác: Những người có mắc bệnh về tiêu hóa, dạ dày; Yếu tố di truyền…

3. Triệu chứng thường gặp ở người bệnh co thắt đại tràng

co thắt đại tràng

Người bệnh co thắt đại tràng thường xuất hiện các triệu chứng sau:

- Đau bụng

Xuất hiện cơn đau ở bụng dưới rốn và hai bên mạn sườn, đôi khi có thể sờ thấy cục cứng ở bụng dưới bên trái. Mức độ đau thay đổi âm ỉ đến quặn thắt và kèm theo hiện tượng chướng bụng, ợ hơi…

Cơn đau xuất hiện sau khi ăn thực phẩm lạ, đồ chua, cay, tái sống, hải sản… và những khi căng thẳng. Hầu hết cơn đau sẽ giảm sau khi xì hơi hoặc đi đại tiện, một số ít trường hợp cơn đau sẽ tái xuất hiện sau khi đi đại tiện xong.

- Rối loạn đại tiện

Đi ngoài nhiều lần trong ngày, tiêu chảy xen kẽ táo bón. Phân thường có dấu hiệu đầu rắn, đuôi nát và lẫn chất nhầy kèm theo mùi hôi khó chịu. Bên cạnh đó, còn kèm theo cảm giác đi ngoài không hết phân, đi xong vẫn muốn đi tiếp.

- Chướng bụng, đầy hơi

Thường xuyên có triệu chứng căng chướng bụng, ợ hơi và không có dấu hiệu đặc biệt nào khác. Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày, thường phải thăm khám mới xác định được chuẩn bệnh.

- Triệu chứng toàn thân

Co thắt đại tràng kéo dài, người bệnh có biểu hiện xanh xao, suy nhược, đau nhức đầu, mệt mỏi… Khi đại tràng co thắt mạnh có thể kèm theo cảm giác hồi hộp, khó thở, căng thẳng, mất ngủ, tim đập nhanh…

4. Đối tượng dễ mắc co thắt đại tràng

Co thắt đại tràng bệnh có thể gặp phải ở bất kể ai, nhưng những đối tượng được khoanh vùng dưới đây sẽ dễ mắc phải hơn:

- Tuổi: Bệnh thường xảy ra ở những người ngoài 50 tuổi.

- Giới tính: Phụ nữ có khả năng mắc co thắt đại tràng cao gấp đôi nam giới, nguyên nhân bắt nguồi từ sự thay đổi nội tiết tố nữ.

- Gia đình: Trong gia đình có thành viên mắc co thắt đại tràng, những người còn lại có nguy mắc bệnh cao, lý do chủ yếu vì có chung thói quen sinh hoạt, ăn uống.

- Chế độ ăn: Giữ thói quen ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa không riêng gì co thắt đại tràng.

- Tâm lý: Những người thường xuyên lo âu, chịu áp lực, căng thắng… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

5. Mức độ nguy hiểm của bệnh co thắt đại tràng

Co thắt đại tràng không phải bệnh hiểm nghèo, nhưng nó gây ra nhiều hệ lụy, làm ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

- Ảnh hưởng tới sinh hoạt

Các triệu chứng của bệnh co thắt đại tràng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không kiểm soát được, mặt khác bệnh bị ảnh hưởng rất lớn bởi thức ăn nên người bệnh thường phải kiêng khém khá khổ sở… Các vấn đề khiến người bệnh ngại hoạt động tập thể, ngại đi chơi xa, ngại hội họp ăn uống… cuộc sống sinh hoạt bị xáo trộn.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe

+ Co thắt đại tràng kéo dài khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, thiếu hụt dinh dưỡng, ăn uống không hấp thụ được, thể trạng yếu.

+ Cơn đau co thắt dọc theo khung đại tràng, gần tử cung ít nhiều ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi.

+Điều trị không kịp thời hoặc không đúng cách, sử dụng kháng sinh kéo dài… khiến bệnh tình nặng hơn.

+ Để bệnh lâu không chữa trị sẽ biến chứng thành trĩ, viêm đại tràng, thậm chí là ung thư trực tràng

6. Cách thức chuẩn đoán co thắt đại tràng

co thắt đại tràng

Xét nghiệm máu: Làm xét nghiệm máu để nhận biết được chỉ số trong máu có bình thường hay là không. Bệnh nhâu mắc co thắt đại tràng sẽ có chỉ số xét nghiệm máu bình thường. Phương pháp giúp việc cho chuẩn đoán bệnh loại trực tiếp được một số căn nguyên gây bệnh cụ thể.  

Xét nghiệm phân: Thực hiện để loại trừ khả năng người bệnh mắc chứng loạn khuẩn đường ruột và xác định nguyên do gây bệnh cụ thể. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm phân còn giúp nhận biết bệnh đang ở mức độ nào. Bệnh nhân bị co thắt đại tràng không xuất hiện các tia máu xen lẫn trong phân.

Chụp X-quang: Thực hiện để kiểm tra hình ảnh tổn thương hoặc cấu trúc thay đổi khác thường của đại tràng. Đối với người bệnh co thắt đại tràng, kết quả chụp cho thấy không có hình ảnh tổn thương hoặc cấu trúc bất thường ở đại tràng, chỉ có hình ảnh rối loạn nhu động co bóp của đại tràng.

Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng bệnh nhân mắc co thắt đại tràng kết quả cho thấy các niêm mạc hồng, có hiện tượng xung huyết nhẹ hoặc có lượng chất nhầy tăng tiết và nhu động đại tràng co bóp tăng giảm.

Sinh thiết: Là một dạng xét nghiệm mô bệnh nhằm mục đích xác định các khối u có thể có trong đại tràng đồng thời đánh giá đặc tính khối u là lành tính hay ác tính. Kết quả sinh thiết đối với người bệnh co thắt đại tràng cho thấy niêm mạc bình thường. Dựa trên kết quả bác sỹ sẽ loại trừ được khả năng mắc ung thư và một số bệnh có thể gặp phải, hỗ trợ việc chuẩn đoán bệnh chuẩn xác.

7. Các phương pháp điều trị co thắt đại tràng

- Sử dụng thuốc tây

Là phương pháp sử dụng các loại thuốc tây y để điều trị co thắt đại trạng. Thuốc tây sử dụng thường có hai dạng: Thuốc chống tiêu chảy (giảm bớt một số triệu chứng co thắt và ngừng tiêu chảy) và thuốc chống co thắt (làm dịu và giảm các cơn co thắt nghiêm trọng từ co thắt đại tràng).

Lưy ý: Sử dụng thuốc tây cần được kê đơn và hướng dẫn dùng từ bác sỹ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng, càng không được lạm dụng thuốc dễ dẫn đến nhờn thuộc hoặc gây phản tác dụng.

- Sử dụng thuốc đông y

Là phương pháp sử dụng các loại thuốc đông y được bào chế từ  những thảo dược tự nhiên. Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh, giúp người bệnh trở nên dễ chịu hơn. Thuốc đông y lành tính, nhưng có tác dụng chậm và phải sử dụng trong một thời gian dài mới thấy được sự thay đổi về bệnh tình.

- Sử dụng Mason Natural Colon Herbal Cleanser

co thắt dại tràng

Mason Natural Colon Herbal Cleanser là một sản phẩm hỗ trợ đẩy lùi các vấn đề về đại tràng, đặc biệt là co thắt đại tràng đến từ Mỹ.

Sản phảm được bảo chế bởi công thức độc quyền của Mason Natural với 12 thành phần: Bentonite, bột vỏ hạt mã đề (Plantago ovate), chiết xuất lá lúa mì, chiết xuất lá linh lăng, bột cây vỏ thiêng, chiết xuất lá lô hội, bột cây hắc mai, bột cây rễ đại hoàng, bột cây hải cẩu vàng, bột hạt tiểu hồi hương, bột quả chanh, bột yến mạch.

Mang đến tác dụng:

Kiểm soát co thắt đại tràng: Mason Natural Colon Herbal Cleanser là một công thần trong việc kiểm soát co thắt đại tràng nhờ vào thành phần bột cây vỏ thiêng. Thành phần bột cây vỏ thiêng trong sản phẩm giúp nhuận tràng bằng cơ chế kiểm soát các cơn co thắt trong đại tràng, giúp đẩy chất thải ra khỏi đường tiêu hóa.

Làm sạch – nhuận tràng: Mason Natural Colon Herbal Cleanser giúp làm sạch đại tràng nhờ vào tác dụng của bentonite. Cùng với đó, thành phần bột vỏ hạt mã đề giúp hấp thụ các các độc tố trong đường ruột, làm dịu đường ruột, đẩy chất thải ra ngoài dễ hơn và bột cây hắc mai hỗ trợ việc đi ngoài đều đặn.

Cân bằng hệ vi sinh sinh đường ruột: cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa, thúc đẩy cơ chế sản xuất kháng thể, tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa , giúp ổn định đường huyết và cải thiện chức năng đường ruột là những tác dụng tuyệt vời mà thành phần bột cây hải cầu vàng, chiết xuất lá đinh lăng và bột yến mạch có trong Mason Natural Colon Herbal Cleanser mang đến.

Chống oxy hóa, chống viêm: thành phần chiết xuất lá lúa mì, lá lô hội và bột quả chanh có trong sản phẩm có tác dụng giúp chống viêm, kháng khuẩn, nhuận tràng và chống oxy hóa mạnh.

Ngăn ngừa ung thư đại tràng: Mason Natural Colon Herbal Cleanser ngoài những tác động tích cực đến các vấn đề liên quan đến đại tràng, sản phẩm còn có khả năng hỗ trợ phòng ngừa ung thư đại tràng hiệu quả nhờ khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư đại tràng của thành phần bột hạt tiêu hồi hương.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu tổng quan về bệnh co thắt đại tràng, từ đó có thể sớm ra các triệu chứng bệnh để tìm phương án khắc phục kịp thời. Trong quá trình tìm hiểu, còn thắc mắc về vấn đề gì hãy để lại thông tin để được giải đáp ngay.