NỘI DUNG

- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất

- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ hai

- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ ba

 

Với một mẹ bầu có sức khỏe ổn định, cân nặng chiều cao trung bình, suốt thời gian mang thai, nên tăng từ 10-12 kg. Số cân này sẽ được phân bổ hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể của thai kỳ. Bên cạnh đó, các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của em bé cũng cần được cung cấp đầy đủ và mỗi nhóm dưỡng chất sẽ đặc biệt cần thiết trong mỗi giai đoạn khác nhau.

Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 giai đoạn của 9 tháng thai kỳ.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất

Đây là thời gian khá nhạy cảm vì em bé mới trong giai đoạn hình thành cơ thể và các cơ quan tổ chức chính như tủy sống, não, tim, phổi, gan. Dinh dưỡng của mẹ vào thời điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành bào thai. Đây cũng là giai đoạn mẹ sẽ phải đối mặt với các cơn ốm nghén, vì vậy việc ăn uống cũng không được đảm bảo.

Có một điều cần lưu ý với mẹ bầu. Đây là giai đoạn bé chưa cần tới sức bật để tăng chiều dài, cân nặng. Vì vậy mẹ không nhất thiết phải ăn, tẩm bổ thật nhiều để con nhanh lớn. Mục tiêu tăng cân của mẹ ở giai đoạn này chỉ từ 1-2kg. Tuy nhiên về mặt dinh dưỡng, mẹ cần đảm bảo những dưỡng chất thiết yếu cho sự hình thành các cơ quan quan trọng, tránh nguy cơ bị dị tật cho bé. 

Dinh dưỡng cho mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ nhất như sau:

Bổ sung axit folic (vitamin B9)

Đây là chất đặc biệt cần thiết trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Vì chất này giúp ngăn ngừa 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh, dẫn đến nứt đốt sống, vô sọ.

Ống thần kinh hình thành từ ngày 28 của thai kỳ và chúng cần được cung cấp một lượng axit folic lớn để hoàn thiện và khép kín hoàn toàn. Do đó, mẹ cần tích cực bổ sung lượng axit folic trong giai đoạn này. Thực phẩm giàu axit folic là súp lơ xanh, đỗ tương, đỗ đỏ, đỗ đen, gan động vật, thịt gia cầm, rau màu xanh đậm (rau dền, củ cải, bông cải…), các loại hoa quả và nước hoa quả thuộc họ cam quýt. Ngoài ra, thai phụ cũng nên sử dụng viên uống bổ sung axit folic để đảm bảo cung cấp đủ 600mcg axit folic mỗi ngày.

Sắt

Trước khi mang thai, nhu cầu sắt mỗi ngày dành cho phụ nữ là 15mg. Còn khi mang thai nhu cầu sắt tăng gấp đôi, lên 30mg. Nếu thiếu sắt bà bầu sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.

Nguồn bổ sung sắt phong phú nhất từ thực phẩm chính là các loại thịt có màu đỏ, tim, gan, thịt gia cầm, cá, nghêu, hàu, lòng đỏ trứng; Ngoài ra còn có nguồn bổ sung sắt từ thực vật như các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có lá xanh đậm, bông cải, bí ngô, và trái cây khô. Bên cạnh bổ sung sắt từ thực phẩm, thai phụ còn cần bổ sung thêm viên sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung canxi

Canxi giúp hình thành xương, răng cho thai nhi, và cần thiết cho hệ thần kinh, sự đông máu bình thường ở mẹ. Nếu không đủ canxi trong thời kỳ này, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức xương, bé bị còi trong bụng mẹ và sinh ra có nguy cơ còi xương. Vì vật thai phụ cần chú ý bổ sung canxi trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ... 

Protein (đạm)

Ở giai đoạn này, protein giúp phát triển các tế bào mô của thai, mà còn giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Mẹ cần bổ sung bổ sung thêm 10-18g mỗi ngày. Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ... 

Vitamin D, C

Vitamin D rất cần thiết để cơ thể mẹ và bé, giúp hấp thu canxi tốt nhất. Bà bầu nên tắm nắng mỗi buổi sáng sớm, hoặc sử dụng sản phẩm bổ sung canxi có chứa cả thành phần vitamin D. Vitamin C cũng là chất hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ, khớp, mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau vững chắc và giúp hấp thu sắt tốt hơn, đồng thời tăng sức đề kháng. Mẹ bầu có thể bổ sung nguồn vitamin C dồi dào trong các loại rau xanh, trái cây như bưởi, cam, quýt...

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ hai

Đây là thời gian thai nhi đã hình thành tương đối đầy đủ và bé đang cần nguồn năng lượng dồi dào để lớn lên. Mẹ bầu không đảm bảo đủ dinh dưỡng trong thời gian này sẽ khiến tế bào không thể đạt được sự tăng trưởng tối ưu. Điều này khiến cho thai nhi bị nhẹ cân lúc sinh.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ hai như sau:

Nhu cầu năng lượng cho mẹ bầu 3 tháng giữa nên đảm bảo 2000kcal/ ngày. Mục tiêu tăng câng của mẹ là từ 1.5-2kg mỗi tháng. Để đạt được điều này, mẹ nên bổ sung đầy đủ và cân bằng 4 nhóm dưỡng chất:

- Nhóm tinh bột: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…

- Nhóm chất đạm: Thịt, cá, trứng, đậu đỗ…

- Nhóm chất béo: Dầu mỡ, vừng, lạc…

- Nhóm chất xơ, vitamin và khoáng chất: Rau xanh, trái cây.

Chú ý mẹ bầu không nên ăn quá nhiều tinh bột sẽ dễ gây tăng cân mất kiểm soát. Ngược lại nên tăng cường thêm rau rau xanh, trái cây và đạm thực vật. Đặc biệt sắt và canxi là chất dễ bị thiếu trong thời kỳ này nhất nên mẹ cần chú ý bổ sung thêm.

Từ tháng thứ 5, thai nhi phát triển mạnh về não bộ, vì vậy cần bổ sung các chất giúp kích thích cho não bộ của thai nhi phát triển trọn vẹn nhất. Vì vậy mẹ không nên ăn quá nhiều thịt, thực phẩm chứa nhiều đường vì chúng khiến não bộ thai nhi phát triển chậm hơn và thiếu linh hoạt. Ngược lại mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu DHA, EPA, axit folic, cholin từ trứng, cá, các loại đậu, dầu thực vật…

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ ba

Đây là giai đoạn thai nhi đã hoàn thiện các bộ phận và tăng tốc về chiều dài và cân nặng. Vì vậy nhu cầu dinh dưỡng lúc này có sự thay đổi về số lượng so với hai giai đoạn trước.

Cụ thể nhu cầu năng lượng tăng thêm khoảng 475 calo/ngày so với người bình thường. Nghĩa là mỗi ngày mẹ cần nạp khoảng 2.475 calo. Trong đó, protein tăng thêm 18g/ngày, Vitamin A (500mcg/ngày), vitamin D (5mcg/ngày), vitamin C 80mg/ngày... Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý nhu cầu chất béo cũng tăng lên 60g/ngày. Chất béo không chỉ giúp tăng năng lượng mà còn giúp hòa tan các vitamin tan trong dầu, vì vậy chất béo sẽ giúp hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ ba như sau:

Tăng cường thực phẩm giàu sắt và protein

Mẹ sẽ cần thêm lượng sắt trong ba tháng cuối của thai kỳ để ngăn ngừa thiếu máu hoặc xuất huyết khi sinh, hoặc thậm chí gây sinh non. Vì vậy, mẹ cần chú ý ăn thực phẩm và bổ sung viên sắt để đảm bảo đủ 30mg sắt mỗi ngày. Trong khi protein là chất bổ sung năng lượng quan trọng giúp bé tăng cân. Mẹ cần tăng thêm 18gr protein mỗi ngày, (tương đương với khoảng 100g thịt cá tùy loại).

Canxi và magie

Vì bé đang trong giai đoạn phát triển chiều cao cân nặng nên hàm lượng canxi đủ sẽ hỗ trợ sự phát triển hệ xương và tăng chiều dài. Bà mẹ ở giai đoạn này cần bổ sung đủ 1.500 gam canxi mỗi ngày theo khuyến nghị.

Cùng với canxi, magie cần một lượng tương xứng, chúng sẽ kết hợp với canxi trong quá trình tạo xương, giúp tăng mật độ xương. Magie còn giúp chuyển hóa hoạt động của xương, cơ bắp và mô thần kinh, làm giảm bớt triệu chứng chuột rút ở chân, thư giãn cơ bắp. Cứ 1.000 gam canxi cần 400mg magie để đồng hóa. Đậu đen, yến mạch, lúa mạch, atiso, hạnh nhân… là những thực phẩm giàu magie.

Thực phẩm giàu DHA 

Trong suốt 9 tháng thai kỳ và 2 năm sau sinh, bé luôn cần một lượng DHA nhất định để phát triển trí não tối ưu. Mỗi ngày mẹ cần bổ sung khoảng 200 mg DHA giúp cho não bộ của bé phát triển tốt. DHA có nhiều trong các loại cá béo như cá ngừ, cá thu, cá kình, tảo biển…

Acid folic

Acid folic không chỉ làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh mà còn hỗ trợ sự phát triển của hệ thống thần kinh suốt 9 tháng thai kỳ. ở giai đoạn này, mẹ cần bổ sung 600 - 800mg acid folic.

Các loại vitamin A, C, vitamin nhóm B, E, và các khoáng chất khác như phốt pho, kẽm… đều rất cần thiết và đồi hỏi mẹ cần bổ sung đều đặn. Ăn đa dạng thực phẩm là cách tốt nhất để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu.

Kẽm

Kẽm giúp phân chia tế bào, giúp bé nhanh lớn và tăng cân. Mẹ bầu thiếu kẽm thì sẽ có nguy cơ sinh non gấp 3 lần. Bé cũng sẽ bị nhẹ cân, chiều cao thấp hơn so với các bà mẹ mang thai bình thường. Thời kỳ mang thai, mẹ cần bổ sung 11- 12 mg/ngày. Kẽm có nhiều trong rau xanh, hoa quả, tôm, cua, hàu, cá...

Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho bà bầu "chuẩn" trong 3 giai đoạn của thai kỳ. Tuy nhiên nhiềucác mẹ không thể đảm bảo tất cả các thực phẩm dồi dào các chất thiết yếu mỗi ngày, do khả năng tài chính và khả năng ăn có hạn. Chính vì vậy để bé không bị thiếu chất, cách tốt nhất là song song với bổ sung thực phẩm, mẹ nên sử dụng viên uống bổ sung vitamin tổng hợp.

Tùy từng sản phẩm, thương hiệu, sẽ cung cấp cho mẹ các vitamin và dưỡng chất khác nhau. Tuy nhiên, một sản phẩm bổ sung vitamin tổng hợp trước hết cần đảm bảo cung cấp các chất thiết yếu kể trên với hàm lượng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho mẹ và bé. Tốt nhất nên chọn viên uống có thành phần từ thiên nhiên để an toàn cho sức khỏe và giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất.

Để chọn được sản phẩm uy tín và chất lượng, mẹ có thể tham khảo viên bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu Masonatal Prenatal Formulation. Đây là sản phẩm của Mason Natural, thương hiệu chăm sóc sức khỏe hàng đầu của Mỹ. Sản phẩm này cung cấp 13 vitamin và khoáng chất thiết yếu nhất dành cho phụ nữ có thai và cho con bú, như vitamin A, C, E, D các vitamin nhóm B, canxi, sắt, kẽm. 

Đặc biệt thành phần của sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn cho mẹ bầu và thai nhi trong quá trình sử dụng. Sử dụng viên uống Masonatal Prenatal Formulatio mỗi ngày giúp khỏa lấp khoảng trống vitamin trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đảm bảo cho một thai kỳ khỏe mạnh.